Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG

2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân được điều tra

2.3.6. Tác động của đô thị hóa đến sản xuất của hộ

2.3.6.2. Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp

Quá trình ĐTH gắn liền với việc thu hồi đất đai, mở rộng diện tích đất công nghiệp điều đó dẫn đến những sự thay đổi nhất định trong sản xuất nông nghiệp.Điều đó có thể được thểhiện qua bảng sau:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 13: Tác động của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp (BQH)

ĐVT: 1000đ

Chỉtiêu Trước ĐTH Sau ĐTH So sánh

SL % SL % SL %

I. Tổng thu 13600,000 3

100 10641,3 100 -2958,8 -21,76 1.1 Trồng trọt 6952,8 51,12 5715,4 53,71 -1237,4 -17,80

1.1.1 Lúa 6094,5 87,65 5682,1 99,42 -412,4 -6,77

1.1.2 Cây hàng năm 525,00 7,55 25,0 0,44 -500,0 -95,24

1.1.3 Cây ăn quả 233,33 3,36 8,3 0,15 -225,0 -96,43

1.1.4 Lâm nghiệp 100,00 1,44 0,0 0,00 -100,0 -100,00

1.2. Chăn nuôi 6647,16 48,88 4925,8 46,29 -1721,3 -25,90

1.2.1 Lợn 5000 75,22 3425,8 69,55 -1574,2 -31,48

1.2.2 Gà vịt 1647,17 24,78 1500,0 30,45 -147,2 -8,93

II. Tổng chi phí 5077,97 100,00 4887,9 100,00 -190,0 -3,74 2.1 Trồng trọt 2085,8 41,08 2617,1 53,54 531,3 25,47

2.1.1 Giống 127,23 6,10 177,6 6,79 50,4 39,59

2.2.2 Phân bón 772,33 37,03 863,3 32,99 91,0 11,78

2.2.3 Thuốc BVTV 309,57 14,84 397,3 15,18 87,8 28,35

2.2.4 Lao động 85,00 4,08 236,7 9,04 151,7 178,43

2.2.5 Khác 791,67 37,96 942,2 36,00 150,5 19,01

2.2 Chăn nuôi 2992,17 58,92 2270,8 46,46 -721,3 -24,11 2.1 Giống thức ăn 1495,5 49,98 1110,8 48,92 -384,7 -25,72

2.2 Lao động 1114,17 37,24 781,3 34,41 -332,8 -29,87

2.3 Khác 382,50 12,78 378,7 16,68 -3,8 -1.00

III.Thu nhập hỗn hợp 8522,07 100 5753,3 100,00 -2768,7 -32.49

3.1 Trồng trọt 4867,07 57,11 3098,3 53,85 -1768,7 -36.34

3.2 Chăn nuôi 3655,00 42,89 2655,0 46,15 -1000,0 -27.36 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011)

Đại học Kinh tế Huế

Thông qua bảng 13 ta thấy do ảnh hưởng của ĐTH đã làm cho thu nhập hỗn hợp từ sản xuất nông nghiệp của hộ giảm 32,49 %, trong đó thu nhập từ trồng trọt giảm 36,34 %, thunhậptừ chăn nuôi giảm 27,36 %. Sựchuyển biến rõ rệt của ngành có thể giải thích do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do việc thu hồi đất để xây dựng các nhà máy xí nghiệp đã làm suy giảm một lượng đất trồng trọt dẫn đến thu nhập từtrồng trọt giảm.

Thứ hai, mặc dù diện tích đất trồng lúa không bị suy giảm do thu hồi nhưng ngược lại chi phí sản xuất lại tăng lên rất nhiều kéo theo tổng thu từ lúa tăng nhưng doanh thu lại giảm. Do vật giá các mặt hàng khác ngày càng leo thang kéo theo chi phí như thuốc BVTV, phân bón hay chi phí cày kéo, chuyên chở… gia tăng. Ngoài ra hầu hết các hộ làm nông nghiệp trước đây tận dụng được lao động gia đình, nhưng hiện nay phần lớn các lao động di chuyển qua lao động phi nông nghiệp dẫn đến chi phí thuê lao động tăng mạnh.

Thứba, một lượng các hộ gia đình do hạn chếvềkinh nghiệm trồng trọt (chủyếu là các chủ hộ có độtuổi từ20-35 tuổi), đồng thời làm nông nghiệp đem lại nguồn thu bấp bênh đã thúcđẩy hộchuyển đổi hoàn toàn sang ngành nghềphi nông nghiệp.

Thứ tư, do sựxuất hiện nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới trong khi người dân chưa kịp thay đổi phương thức sản xuất canh tác dẫn đến năng suất giảm.

Thư năm, do quá trình ĐTH đưa người dân nông thôn trở thành dân cư đô thị, mặc nhiên nhiều chính sách nông nghiệp nông thôn do đó bịbỏngỏ

Thứ sáu, thu nhập từ chăn nuôi suy giảm do trong thời gian qua các loại dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, vv… đã làm một lượng lớn các loại gia súc gia cầm bịchết, có nhiều rất hộ gia đình bị mất trắng cảvốn lẫn lãi từ đó gây ra tâm lý không còn muốn tiếp tục chăn nuôi.

Thứbảy, trước đây các hộ gia đình chủ yếu có thể tận dụng nguồn thức ăn tự có từ gia đình như rau lang, rau môn hay cám ngô, cám gạo…nhưng bây giờ do ĐTH người dân chủ yếu tập trung nhiều thời gian vào các ngành nghềphi nông nghiệp dẫn đến các nguồn thức ăn tự có đó không còn nữa. Nguồn thức ăn chính để chăn nuôi chủ yếu là mua ngoài dẫn đến chi phí đầuvào tăngtrong khi thu từ bán ra không tăng.

Đại học Kinh tế Huế

Tổng chi phí bình quân cho mỗi hộ cũng giảm trong thời gian qua. Sẽ là mâu thuẫn khi vật giá chung của tất cả các mặt hàng trên thị trường gia tăng mà chi phí nông nghiệp của hộ lại giảm. Nhưng điều này có thể giải thích do một số số hộ rút hẳn khỏi làm nông nghiệp, và nhiều hộ khác lại giảm quy mô sản xuất nông nghiệp do đó tổng chi bình quân của hộ là giảm. Đặc biệt là chăn nuôi,rất nhiều hộ không còn chăn nuôi do chi phí cao mà thu nhập lại thấp.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hộ rất muốn tham gia chăn nuôi, trồng trọt nhưng do hạn chế về diện tích hoặc không có biện pháp xử lý chất thải nên phải từ bỏ chăn nuôi, trồng trọt. Chủ yếu tập trung ở các hộ thuộc tổ 14, 15, 16. Vì vậy chính quyền địa phương cần có phương án, giải pháp để giúp những hộ này nhằm phát triển thêm ngành nông nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)