Khái niệm và đặc điểm về ngân sách c ủa đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách của trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh tuyên quang (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU – CHI NGÂN SÁCH tại đơn vị sự nghiệp CÔNG LẬP CÓ THU

1.1. Tổng quan về ngân sách của đơn vị sự nghiệp công lập có thu

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về ngân sách c ủa đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Ngân sách phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ nhất định khi các chủ thể kinh tế - xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đã định.

Xét về mặt hình thức, ngân sách chính là bản kế hoạch thu – chi tài chính. Về mặt bản chất, ngân sách chính là sự tạo lập (thu) và sử dụng (chi) quỹ tiền tệ của các chủ thể nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời, ngân sách phản ánh sự lựa chọn phương án tài chính trong việc thực hiện hoạt động kinh tế - xã hội của mọi chủ thể trong xã hội.

Phạm vi của ngân sách phụ thuộc vào lĩnh vực, quy mô hoạt động của các chủ thể trong một khuôn khổ nhất định, thể hiện thông qua các chính sách tài chính và được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ngân sách của đơn vị sự nghiệp là một bản kế hoạch thu chi nguồn tài chính

của các đơn vị sự nghiệp nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ nhất định trong từng thời kì.

1.1.2.2. Đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập

 Đặc điểm

Một là, đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Nhà nước duy trì, tổ chức, tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó, nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hoá và tinh thần của nhân dân.

Hai là, kết quả của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là tạo ra các dịch vụ công, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội. Chúng mang lại lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ của ĐVSN chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức… có tính phục vụ không chỉ một ngành, một lĩnh vực nhất định mà khi tiêu thụ sản phẩm đó thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đó là “hàng hoá công cộng”. Nó tác động đến con người về trí và lực tạo điều kiện cho hoạt động của con người, tác động đến đời sống của con người, đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Ba là, nhờ việc sử dụng các hàng hóa công cộng do hoạt động sự nghiệp tạo ra mà quá trình tái sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, thể dục, thể thao mang đến tri thức và đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng lao động, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng tốt hơn. Hoạt động sự nghiệp khoa học,

văn hóa mang lại những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, tạo ra những công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực tới quá trình tái sản xuất xã hội.

Bốn là, hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước

Năm là, nguồn tài chính cho các đơn vị sự nghiệp nói chung gồm có 3 nguồn chính là từ ngân sách nhà nước; nguồn thu sự nghiệp của đơn vị hay là thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ công và nguồn khác như viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng... Trong lộ trình cải cách cơ chế tài chính đối với các ĐVSN thì nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị có xu hướng tăng lên và ngày càng chiếm vai trò quan trọng.

Vai trò

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công lập đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện :

Một là, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao...có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Hai là, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như : đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao; khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.. phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ba là, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập đều có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Bốn là, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã góp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động sự

nghiệp của nhà nước, trong thời gian qua các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phương thức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời qua đó cũng thực hiện xã hội hóa bằng cách thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp.

1.1.2.3. Đặc điểm ngân sách của đơn vị sự nghiệp công lập

Ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận của ngân sách nhà nước. Nó được hình thành trong quá trình nhà nước thành lập các đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao.

Do đó ngoài những đặc điểm giống ngân sách nhà nước thì ngân sách của đơn vị sự nghiệp công lập cũng có những đặc điểm riêng mang đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Cụ thể:

Thứ nhất, Nguồn kinh phí cho ĐVSN hoạt động thường bao gồm nguồn kinh phí do nhà nước cấp và nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của chính đơn vị . Kinh phí do Nhà nước cấp cho các đơn vị sẽ được cân đối với nhiệm vụ chi của từng đơn vị.

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sẽ phải nộp lại 1 phần cho ngân sách nhà nước theo quy định và phần còn lại đơn vị sẽ được sử dụng để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và theo quy định của nhà nước

Thứ hai, kinh phí được sử dụng cho mục đích đã định trước. Nghĩa là dù các ĐVSN được NSNN cấp 100% kinh phí hay chỉ một phần thì hằng năm đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách phải tiến hành lập dự toán chi tiêu trình cơ quan cấp trên phê duyệt và phải thực hiện theo dự toán, quyết toán theo ngân sách đã được phê duyệt.

Dự toán ngân sách của ĐVSNCL là cơ sở cho quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách. Coi trọng việc so sánh giữa thực tế và dự toán để tăng cường kiểm tra đối với quá trính thu, chi, sử dụng nguồn kinh phí. Điều này thể hiện qua việc thu ngân sách phải thực hiện theo pháp luật và các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có trong dự toán được duyệt. Mọi khoản chi tiêu không được nằm ngoài các mục chi theo quy định.

Như vậy, nó sẽ góp phần đảm bảo các ĐVSN chi tiêu đúng chế độ, đúng mục đích và trong phạm vi dự toán của từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi theo tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách của trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh tuyên quang (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w