CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH CỦA TRUNG TÂM KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH TUYÊN QUANG
3.2. Một số giải pháp hoàn thi ện quản lý thu, chi ngân sách của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý thu, chi ngân sách
Để hoàn thiện và tăng cường quản lý thu, chi ngân sách thì quy trình quản lý phải được hoàn thiện ở tất cả các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quyết toán. 3.2.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch thu chi ngân sách
Công tác lập kế hoạch nên có sự thay đổi cụ thể:
- Ban giám đốc giao cho các bộ phận tự lập dự toán cho bộ phận và bộ phận kế toán có trách nhiệm hướng dẫn các bộ phận lập dự toán thu chi trên cơ sở các căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
trung tâm.
- Bộ phận kế toán có trách nhiệm tập hợp và tiến hành xem xét lại một lần nữa các nội dung lập kế hoạch đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trước khi trình ban giám đốc Trung tâm phê duyệt. Bộ phận kế toán khi xem xét kế hoạch thu chi ngân sá ch
cần phải:
+ Thiết lập các mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận mong đợi và hướng mở rộng phát triển Trung tâm. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể. Sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và kết quả thực sự đạt được.
+ Phân bổ nguồn tài lực hợp lý.
Việc lập kế hoạch đòi hỏi tổ chức phải có sự bố trí, sắp xếp nguồn lực con người và nguồn tài chính phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của công việc, tạo được ưu thế. Tuỳ theo mức độ ưu tiên, nguồn lực cần phải được phân bổ một cách hợp lý để có thể tạo ra sự khác biệt thực sự, và cần chú trọng vào từng lĩnh vực cần cải tiến, không đầu tư dàn trải tránh lãng phí, không mang lại hiệu quả như kì vọng.
+ Tăng cường các biện pháp đo lường mức độ thoả mãn của khách hàng để có cơ sở đánh giá hiệu quả cải tiến kỹ thuật và mức độ cải thiện về chất lượng các loại dịch vụ trung tâm cung ứng cho khách hàng.
3.2.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách
Nhằm tăng cường hiệu quả thu chi ngân sách, trung tâm cần thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát quá trình thu chi ngân sách tránh thất thu và lãng phí ngân sách.
Để công tác kiểm tra giám sát có hiệu quả, trung tâm cần:
- Công khai kế hoạch thu chi ngân sách để các cán bộ nhân viên và người lao động của trung tâm nắm được.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ định mức các khoản chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị coi đây là văn bản mang tính pháp lý cao nhất trong đơn vị sau nghị định và các thông tư hướng dẫn của Nhà nước. Các khoản chi phải đảm bảo đúng định mức, tiêu chuẩn. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của ban giám đốc trung tâm cũng như các cơ quan kiểm tra của Nhà nước khi kiểm tra.
- Kiểm tra, kiểm soát thu chi ngân sách phải tiến hành thường xuyên hoặc định kì theo trình tự: Trước tiên, phải kiểm tra khâu lập kế hoạch, kiểm tra quy trình lập dự
toán thu - chi tại các bộ phận. Tiếp theo phải kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch ngân sách đã được duyệt, tức là kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ tài chính phát sinh. Khâu này rất quan trọng vì sẽ có sự đối chiếu, kiểm tra để phát hiện kịp thời những vi phạm chính sách, chế độ tài chính. Trên cơ sở đó sẽ ngăn ngừa được những hậu quả xấu, đồng thời góp phần thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu. Cuối cùng là kiểm tra khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính, đó là kiểm tra, xét duyệt các khoản đã thu - chi của đơn vị sự nghiệp. Kiểm tra các số liệu, các báo cáo, tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo để rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ
sau. Yêu cầu các giai đoạn kiểm tra, kiểm soát phải tiến hành theo đúng tuần tự, quy định, đảm bảo kết quả thu được sẽ giúp cho công tác quản lý ngân sách của đơn vị đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định về tài chính kế toán cũng như các quy định của Nhà nước. Các kết luận, kiến nghị xử lý của các bộ phận kiểm tra, kiểm soát phải yêu cầu các phòng ban, bộ phận trong đơn vị thực hiện nghiêm túc và phải có kiểm tra việc thực hiện kiến nghị để đánh giá xem mức độ chấp hành đến đâu để có chế tài xử lý. Các kết luận, kiến nghị đó phải được gửi đến thủ trưởng các đơn vị và các bộ phận, cá nhân có liên quan để tiến hành giám sát việc thực hiện.
- Tránh sự chồng chéo trong công tác kiểm tra, kiểm soát ngân sách ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ hoạt động độc lập với bộ phận tài chính để sớm phát hiện và ngăn chặn sử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý mua sắm đấu thầu vật tư, trang thiết bị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản hạn chế lãng phí, tham nhũng góp phần hoàn thiện công tác tự chủ tài chính.
- Bố trí những cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát ngân sách phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, tác phong làm việc gương mẫu, đúng mực, đạo đức tốt.
Đồng thời sử dung các phương pháp đối chiếu, so sánh các số liệu kế toán, chứng từ kế toán trong công tác kiểm tra kế toán ngân sách tại đơn vị nhằm sớm phát hiện sai sót để khắc phục kịp thời, ngăn ngừa sai phạm trong quản lý chi ngân sách.
3.2.2.3. Hoàn thiện công tác thanh, quyết toán thu chi ngân sách
Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách. Thông qua các số liệu tổng hợp về thu chi ngân sách, kế toán đơn vị lập báo cáo tài chính theo đúng quy định về chế độ kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để báo cáo đơn vị cấp trên. Đồng thời, ban giám đốc trung tâm căn cứ vào số liệu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách theo chế độ quy định từ đó rút ra những cái được và chưa được trong công tác lập và thực hiện kế hoạch ngân sách năm.
Do đó, đòi hỏi bộ phận kế toán phải:
- Kiểm tra tính hợp lệ, tính đầy đủ, chính xác của các chứng từ thanh toán
của các phòng ban, nhất là các đội sản xuất theo quy định của Nhà nước và của Trung tâm;
- Không thanh toán những khoản chi không hợp lý, không hợp lệ, thiếu chứng từ;
-Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi phát sinh trong năm tài chính;
- Thực hiện và tuân thủ các chế độ báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của Trung tâm và của Nhà nước.