CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU – CHI NGÂN SÁCH tại đơn vị sự nghiệp CÔNG LẬP CÓ THU
1.3. Những yếu tố ảnh hướng đến quản lý thu – chi ngân sách tại đơn vị sự nghiệp công l ập có thu
1.3.2. Các yếu tố khách quan
1.3.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có tác động rất lớn đến công tác quản lý ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là hành lang pháp lý mà đơn vị phải tuân thủ trong công tác quản lý ngân sách. Trong đó, Luật Ngân sách nhà nước là văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định việc tập trung, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách của đơn vị sự nghiệp công
lập nói riêng. Theo luật NSNN, các đơn vị sử dụng NSNN phải lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN theo các quy định thống nhất trong cả nước. Ngoài ra, việc sử dụng NSNN phải đúng mục đích và theo mục lục mà Luật đã quy định. Nhờ có Luật NSNN, quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp trở nên minh bạch hơn, ổn định trong thời gian đủ dài để các đơn vị thụ hưởng ngân sách có điều kiện tìm phương án sử dụng ngân sách hiệu quả, kích thích tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp nhiều hơn trước trong tìm kiếm lợi ích từ tiết kiệm chi NSNN, tạo cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với việc sử dụng NSNN. Tuy nhiên, luật NSNN của nước ta còn chưa thực sự hoàn thiện, nhiều quy định còn cứng nhắc, ví dụ như quy định phải sử dụng ngân sách theo mục lục ngân sách, quy định ngân sách cấp dưới thuộc ngân sách cấp trên... đã hạn chế quyền tự chủ của đơn vị cơ sở trong việc sử dụng ngân sách hiệu quả. Do đó, việc sử đổi Luật NSNN sao cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động có hiệu quả hơn nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế.
1.3.2.2. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là toàn bộ các chính sách, chế độ tài chính thống nhất trong các cơ quan Nhà nước mà các đơn vị sự nghiệp phải tuân thủ. Trong cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, các công cụ về định mức chỉ tiêu, danh mục được phép chỉ tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chỉ tài chính công...
có vai trò quan trọng. Thông qua cơ chế quản lý tài chính, Nhà nước kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguôn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp. Vì thế, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là cơ sở, nền tảng của quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp.
Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp. Một mặt, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, quy định
về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát đến quyết toán kinh phí nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp đơn vị sự nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có tác động đến chương trình chỉ tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng lớn đến chương trình mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, cơ chế tài chính đó nếu được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh được thất thoát, lãng phí các nguồn tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tạo tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chương trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước vạch ra hành lang pháp lý cho đơn vị sự nghiệp nhưng nếu các cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến quá trình tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị sự nghiệp, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị.
1.3.2.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Để quản lý, sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả thì sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề quan trọng, từ khâu lập kế hoạch cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước, công tác xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, công tác thẩm tra kế hoạch chi, công tác phân bổ nguồn kinh phí cho các quận, huyện, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành liên quan.
Để có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan rất cần sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cơ quan chủ quản từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện và của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền trên toàn tỉnh. Sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chỉ đạo của Ban giám đốc, đặc biệt sự cố gắng vượt bậc của cán bộ viên chức và người lao động cần đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, bám sát thực tế, chỉ đạo hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.