CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU – CHI NGÂN SÁCH tại đơn vị sự nghiệp CÔNG LẬP CÓ THU
1.2. Quản lý thu - chi ngân sách tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và công cụ quản lý
a)Khái niệm
Quản lý thu ngân sách
Quản lý thu ngân sách được hiểu là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ thu ngân sách lên các khoản thu bằng cách hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai thu và phối hợp, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu ngân sách.
Có thể hiểu quản lý thu ngân sách là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trọng việc hoạch định kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện thu.
• Quản lý chi ngân sách
Quản lý chi ngân sách của đơn vị sự nghiệp công lập có thu được hiểu là việc sử dụng ngân sách làm công cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua việc sử dụng những chức năng vốn có của nó.
Quản lý thu – chi ngân sách
Quản lý thu – chi ngân sách có thể được hiểu là quản lý phần đầu vào và đầu ra của ngân sách thông qua các định mức, quy định chi tiêu hiện hành của Nhà nước.
Quản lý thu – chi ngân sách đối với ĐVSN là việc đảm bảo sử dụng nguồn thu và chi đúng, đủ và có hiệu quả tạo ra những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với xu thế hội nhập.
Tóm lại, quản lý thu – chi ngân sách tại đơn vị sự nghiệp công lập là hệ thống các phương pháp, biện pháp, các công cụ tác động một cách có ý thức tới đối tượng của quản lý, phù hợp với những điều kiện cụ thể nhất định, với mục đích tăng thu và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
a) Mục tiêu quản lý ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp công lập:
Một là, quản lý ngân sách nhằm tăng hiệu quả sử dụn g kinh phí, tránh thất thoát.
Sử dụng kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả nhất, hiệu quả trong quản lý ngân sách được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Khi thực hiện các nội dung chi tiêu công, Nhà nước luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đồng. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế cũng là thước đo quan trọng để Nhà nước cân nhắc khi ban hành các chính sách và các quyết định liên quan đến chi tiêu công. Hiệu quả về xã hội là tiêu thức rất cần quan tâm trong quá trình hoạch định và quản lý ngân sách. Dù rất khó định lượng, song những lợi ích xã hội luôn được đề cập, cân nhắc, thận trọng trong quá trình quản lý thu chi ngân sách. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng cần được xem xét đồng thời trước khi ban hành một quyết định, hay một chính sách.
Để quản lý ngân sách đối với đơn vị sự nghiệp có hiệu quả đòi hỏi phải có đường lối, chủ trương chính sách và được thể chế hóa bằng hệ thống luật, các văn bản dưới luật phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam cũng như xu thế phát triển của thế giới.
Hai là, quản lý ngân sách nhằm sử dụng kinh phí đúng mục đích.
Sử dụng kinh phí đúng mục đích cũng là một mục tiêu quan trọng trong quản lý ngân sách. Nếu sử dụng sai mục đích sẽ ảnh hướng đến dự toán ngân sách đã được phê duyệt của đơn vị, gây thất thoát và giảm hiệu quả sử dụng ngân sách.
b) Nguyên tắc quản lý ngân sách tại đơn vị sự nghiệp công lập
Để đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả ngân sách đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý nhất định. Đó là:
Thứ nhất, phải đảm bảo kinh phí thường xuyên theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để các đơn vị hoạt động liên tục đồng thời phải triệt để tiết kiệm chi;
Thứ hai, quản lý kinh phí thuộc cơ quan, đơn vị nào là trách nhiệm của đơn vị mà trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
Thứ ba, tôn trọng dự toán năm được duyệt. Trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị phải tuân thủ dự toán năm đã được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán chi thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng không được làm thay đổi tổng mức dự toán do cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp có biến động khách quan làm thay đổi dự toán sẽ được NSNN bổ sung theo thủ tục quy định của Luật NSNN để đảm bảo cho có đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
c) Công cụ quản lý thu – chi ngân sach
Việc sử dụng các công cụ quản lý ngân sách phù hợp sẽ góp phần quản lý thu chi ngân sách một cách hiệu quả. Các công cụ bao gồm:
- Hệ thống các văn bản, quy định về quản lý ngân sách tại đơn vị như quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế tiền lương; quy trình mua sắm đầu tư tài sản,..
- Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn
vị xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa phát hiện gian lận, sai sót nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ là chìa khóa để quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp thực hiện hiệu quả, đúng chế độ , chính sách Nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Nếu đơn vị sự nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu thì công tác quản lý ngân sách sẽ được thuận lợi rất nhiều. Hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm cho công tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mực, hệ thống kế toán vận hành có hiệu quả, đúng chế độ quy định, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, giúp đơn vị phát hiện kịp thời mọi sai sót, ngăn chặn các hành vi gian lận trong công tác tài chính.