Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách của trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU – CHI NGÂN SÁCH tại đơn vị sự nghiệp CÔNG LẬP CÓ THU

1.3. Những yếu tố ảnh hướng đến quản lý thu – chi ngân sách tại đơn vị sự nghiệp công l ập có thu

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

Hình thức tổ chức bộ máy quản lý trong ĐVSNCL là việc bố trí sắp xếp bộ máy quản lý theo kiểu nào. Nó sẽ chi phối quá trình tổ chức thu nhận, xử lý thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định quản lý của các cấp có thẩm quyền trong đơn vị. Để quản lý các hoạt động có hiệu quả, đặc biệt trong cơ chế tự chủ, tổ chức

bộ máy quản lý trong ĐVSNCL thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

Tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến. Theo hình thức này, quan hệ quản lý hoạt động trong đơn vị diễn ra theo một tuyến qui định, trực tiếp theo hệ thống các đầu mối trực tuyến. Cơ chế quản lý thực hiện theo chế độ một thủ trưởng.

Phạm vi trách nhiệm trong bộ máy quản lý rõ ràng cụ thể; khích lệ được tinh thần trách nhiệm, tránh tình trạng chồng chéo mệnh lệnh; quan hệ quản lý bảo đảm chính xác, kịp thời. Các hoạt động trong các ĐVSNCL hiện nay với qui mô không lớn, chủng loại sản phẩm không nhiều, do đó hình thức này thường được áp dụng phổ biến trong quản lý hoạt động tại các ĐVSNCL.

Tổ chức bô máy quản lý theo kiểu chức năng: Theo hình thức này, thực hiện các công việc quản lý có sự tham gia của các chuyên gia chức năng trực tiếp lãnh đạo, điều hành chuyên môn trên phạm vi toàn hệ thống hoạt động. Các nhà quản lý có thể thực hiện công việc theo các bộ phận có chức năng cụ thể khác nhau. Các bộ phận chức năng gồm những người có cùng chuyên môn, nên hội tụ nhiều kinh nghiệm, kiến thức, sáng tạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn thành thạo, hiệu quả;

giảm gánh nặng cho các đầu mối trực tuyến. Các đầu mối trực tuyến, chỉ tập trung vào các công việc quản trị hành chính, hỗ trợ các bộ phận quản trị chức năng. Tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng thường được áp dụng có hiệu quả ở các đơn vị có qui mô hoạt động lớn, tính chất hoạt động phức tạp, không ổn định. với qui mô hoạt vừa và nhỏ là chủ yếu, ĐVSNCL thường ít áp dụng mô hình này trong quản lý hoạt động.

Tổ chức bô máy quản lý theo kiểu hỗn hợp. Quản lý hoạt động theo kiểu hỗn hợp vẫn có sự tham gia của chuyên gia chức năng vào bộ máy quản lý, nhưng họ không trực tiếp lãnh đạo điều hành chuyên môn mà thông qua hệ thống trực tuyến.

Các chuyên gia chức năng vẫn tham gia giải quyết các vấn đề chuyên môn, nên bảo đảm tính thành thạo, hiệu quả. Họ không trực tiếp ra mệnh lệnh quản trị nên vẫn thực hiện tốt chế độ một thủ trưởng. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động theo kiểu hỗn hợp áp dụng có hiệu quả nhất là các đơn vị có quy mô lớn, tính chất hoạt động phức tạp, không ổn định.

1.3.1.2. Năng lực của cán bộ trong bộ máy quản lý ngân sách .

Trong bộ máy quản lý, con người là nhân tố trung tâm, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra các quyết định quản lý. Năng lực của đội ngũ cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp là yếu tố ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý ngân sách. Năng lực đó không chỉ là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn là kĩ năng, thái độ làm việc của mỗi người.

Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, nếu cán bộ quản lý tài có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cán bộ cấp trên yếu kém, buông lỏng quản lý thì công tác quản lý sẽ kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí ngân sách.

Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, nếu có trình độ chuyên môn tốt, thái độ làm việc tích cực, có kinh nghiệm công tác sẽ đưa công tác quản lý đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả của công tác quản lý ngân sách. Đơn vị sự nghiệp nếu không có cán bộ quản lý chuyên nghiệp và thành thạo thì nguy cơ thất thoát, sai chế độ chính sách và chậm trễ là rất lớn.

Như vậy, để có thể xử lý các thông tin và đưa ra các quyết định quản lý, thì các cán bộ cần phải có kỹ năng, kiến thức về: xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện quản lý nguồn kinh phí, có kiến thức về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, tài chính…

trong quá trình thực hiện triển khai sử dụng nguồn kinh phí vừa phải tuân thủ các quy định, luật pháp vừa phải vận dụng, sáng tạo phù hợp với thực yêu cấu thực tế.

Đội ngũ quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí cũng phải là những người có ý thức trách nhiệm cao, tận tụy, tận tâm để sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó tác động đến hiệu quả quản lý ngân sách.

Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu quản lý, đội ngũ quản lý còn phải là những người có trình độ về công nghệ thông tin, tin học ứng dụng nhất định để sử dụng

thành thạo phần mềm, các thiết bị tin học và ứng dụng các công nghệ vào công tác quản lý nhà nước. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của các đơn vị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của đơn vị và giữa các cơ quan nhà nước với đơn vị, trong giao dịch của đơn vị với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.

1.3.1.3. Nhận thức về quản lý ngân sách của lãnh đạo

Trong công tác quản lý ngân sách, việc xác định đúng mục tiêu và đối tượng quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu nhận thức không đúng công tác quản lý sẽ không hiệu quả. Nếu nhận thức đúng sẽ có biện pháp quản lý phù hợp để đạt được hiệu quả quản lý.

1.3.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý thu chi ngân sách Việc ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị máy móc hiện đại trong công tác

quản lý nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng, sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc nhân viên phải thực hiện. Hằng năm bên cạnh việc chấp hành dự toán thu chi ngân sách đã được phê duyệt thì đơn vị còn phải tiến hành lập dự toán cho năm tài chính kế tiếp. Nó đòi hòi cần có những công cụ hỗ trợ như máy tính, phần mềm kế toán, quản trị để việc tính toán, thống kê số liệu và phân tích dữ liệu trong thời gian gần đây được dễ dàng và chính xác hơn. Từ đó, cán bộ quản lý có cơ sở xây dựng kế hoạch thu chi phù hợp cho năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần giúp ban lãnh đạo đơn vị cũng dễ dàng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự toán thu chi ngân sách trong năm hoặc trong một giai đoạn nhất định dựa trên những số liệu đã được lưu trữ.

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách của trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w