CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.
Những tài liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã công bố bao gồm những tài liệu tổng kết từ nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thu thập từ các viện, trường đại học, các tổ chức và mạng internet. Thông tin sử dụng để phân tích sẽ được khai thác tại phòng tổ chức của Liên đoàn với các thông tin về: số lượng lao động, trình độ chuyên môn, chương trình đào tạo, tập huấn, thông tin liên quan đến tuyển dụng; chế độ, chính sách đối với người LĐ…Bên cạnh đó, các thông tin thứ cấp được tác giả thu thập thông qua sách, luận văn, luận án và các tạp chí chuyên ngành liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực và các thông tin trên các website chuyên ngành…
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để đánh giá khách quan hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Liên đoàn địa chất Đông Bắc, đề tài tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra bằng mẫu phiếu điều tra chuẩn bị sẵn.
+ Mục đích điều tra: Đánh giá của nhà quản lý, người lao động trong doanh nghiệp về hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực tại Liên đoàn địa chất Đông Bắc; đánh giá về những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;…
+ Phương pháp chọn mẫu
Để đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Liên đoàn địa chất Đông Bắc, luận văn sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu người lao động và nhà quản lý tại Liên đoàn. Từ các kết quả thu thập được, luận văn đánh giá thực trạng chất lượng lao động, hoạt động nâng cao chất lượng NNL và mức ảnh hưởng của các yếu tố đến nâng cao CLNNL tại Liên đoàn. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân, hạn chế để làm căn cứu xây dựng giải pháp phù hợp. Do số lượng cán bộ tương đối lớn nên tác giả sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu và sử dụng công thức Solovin để làm căn cứ lựa chọn mẫu cho phù hợp.
n = N
1 + N× e2 Trong đó:
n: Cỡ mẫu
N: Tổng thể chung
e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5%.
Tính đến hết ngày 31/12/2021, số lượng cán bộ, nhân viên của toàn Liên Đoàn là 114 người. Dựa vào công thức Slovin, tác giả lựa chọn cỡ mẫu điều tra là:
89 mẫu (phân bổ đủ các phòng, ban, tổ, đơn vị chuyên môn) + Nội dung khảo sát
Nội dung phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
- Phần I: Thông tin chung
Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: Nội dung phỏng vấn
Đánh giá của người trả lời phỏng vấn về những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động nâng cao chất lượng NNL tại Liên đoàn thời gian qua. Đồng thời, đưa ra nhận
định về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác nâng cao chất lượng NNL thông qua thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 2.1. Thang đo Likert và ý nghĩa của thang đo
Thang đo Khoảng điểm trung bình Mức độ đánh giá
1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý
2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý
3 2,61 đến 3,4 Phân vân
4 3,41 đến 4,2 Đồng ý
5 4,21 đến 5,0 Rất đồng ý
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2009; Hoàng Trọng, 2008) + Thời gian khảo sát: 25/2/2022 – 15/3/2022.
+ Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp
+ Kết quả khảo sát: số phiếu phát ra: 89, số phiếu thu về và hợp lệ: 89.
Bảng 2.2. Kết quả điều tra
Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ (%)
Ban giám đốc 3 3,37
Trưởng, phó phòng 6 6,74
Tổ trưởng, tổ phó đơn vị 16 17,98
Công nhân viên 64 71,91
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2022) 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập được tác giả làm sạch và lập thành bảng biểu phù hợp, sau đó tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ của thông tin, nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá theo các chỉ tiêu về số lượng cán bộ phận theo các tiêu chí, số lượng các khóa đào tạo, số lượng LĐ được tuyển dụng và bố trí công tác…
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
Phương pháp so sánh gồm các dạng:
So sánh các nhiệm vụ kế hoạch So sánh qua các giai đoạn khác nhau So sánh các đối tượng tương tự
Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu năm sau với các số liệu năm trước để thấy xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Từ đó, đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và phân tích số liệu về chất lượng LĐ, hiệu quả trong công tác nâng cao chất lượng NNL của Liên đoàn giai đoạn 2019 - 2021. Qua đó, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng NNL của Liên đoàn thời gian qua.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Một số đại lượng được sử dụng:
Trung bình mẫu (mean) Số trung vị (median)