CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT ĐÔNG BẮC
4.1. Nhiệm vụ và định hướng phát triển Liên đoàn năm 2022
Trên cơ sở hiện có về năng lực thực hiện nhiệm vụ, khả năng tổ chức sản xuất cùng với nhu cầu ổn định đời sống việc làm cho cán bộ, công nhân viên chức trong năm 2022 cũng như xây dựng và phát triển đơn vị trong các năm tiếp theo. Liên đoàn Địa chất Đông Bắc dự kiến thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
4.1.1.1. Nhiệm vụ sản xuất địa chất.
Kế hoạch dự kiến phân bổ kế hoạch năm 2022 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Liên đoàn Địa chất Đông Bắc thực hiện là: 12,704 tỷ đồng,
Trong đó:
1.1. Đề án thành phần: “Điều tra, đánh giá khoáng chất công nghiệp thuộc địa bàn các tỉnh phía Đông Bắc đứt gãy sông Hồng” với giá trị: 0,944 tỷ đồng.
1.2. Đề án thành phần: “Điều tra, đánh giá vàng và các khoáng sản đi kèm phần phía Đông Bắc đứt gãy Sông Hồng” với giá trị: 9,380 tỷ đồng.
1.3. Đề án thành phần “Điều tra, đánh giá quặng thiếc-volfram Oia Oắc và khoáng sản đi kèm khu vực phía Đông Bắc đứt gãy Sông Hồng”, với giá trị 1,875 tỷ đồng.
1.4. Nhiệm vụ: Lập báo cáo đánh giá và xác định trữ ượng khoáng sản đi kèm khu vực phí Đông Bắc đứt gãy Sông Hồng”. với giá trị 0,253 tỷ đồng
1.5. Sửa chữa TSCĐ với số tiền là 0,087 tỷ đồng.
1.6. Huấn luyện dự bị động viên năm 2021 chưa có vốn đề nghị cấp vốn năm 2022 với số tiền là: 0,165 tỷ đồng.
4.1.1.2. Sản xuất dịch vụ địa chất và kinh doanh khác:
- Nhiệm vụ sản xuất dịch vụ địa chất năm 2022 còn rất nhiều khó khăn và thách thức, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đều đòi hỏi chất lượng ngày càng
cao, tiến độ nhanh, giá cả cạnh tranh. Vì vậy đòi hỏi tập thể lãnh đạo, cán bộ CNVC và người lao động trong toàn Liên đoàn phải đoàn kết, đồng lòng, năng động, sáng tạo, hăng say lao động với tinh thần tự giác, trách nhiệm nhằm đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản.
- Để đảm bảo ổn định đời sống, việc làm và thu nhập cho người lao động, năm 2022, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất dịch vụ địa chất và các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác thuộc các hợp đồng kinh tế đang thực hiện dở dang từ năm trước chuyển sang, cần phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối ngoại với các tỉnh, các công ty, đơn vị khai thác để tìm kiếm thêm việc làm, đẩy mạnh công tác sản xuất dịch vụ địa chất tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống, thu nhập cho cán bộ, viên chức và người lao động. Phấn đấu năm 2022 nhiệm vụ sản xuất dịch vụ địa chất và sản xuất kinh doanh khác đạt và vượt giá trị: 35 tỷ đồng.
4.1.2. Biện pháp thực hiện để hoàn thành kế hoạch năm 2022
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022 đã đề ra các phòng quản lý, các đơn vị sản xuất cần phải thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các tỉnh, các Công ty, đơn vị khai thác để tìm kiếm thêm việc làm, tăng cường công tác sản xuất dịch vụ địa chất và sản xuất kinh doanh khác tạo công ăn việc làm cho người lao động;
- Giao kế hoạch, giao việc kịp thời để các đơn vị triển khai các nhiệm vụ sản xuất ngay từ đầu năm 2022, bố trí nhân lực phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất của các đơn vị, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đều có việc làm và thu nhập;
- Theo dõi sát sao tiến độ thực hiện của các hợp đồng kinh tế, kịp thời làm thủ tục tạm ứng, thanh toán với chủ đầu tư các khoản công nợ theo các điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
- Nghiệm thu thanh toán dứt điểm các phiếu giao việc sản xuất địa chất và dịch vụ địa chất cho các đơn vị, tổ, đội và cá nhân đã thực hiện hoàn thành đảm bảo yêu cầu nghiệm thu thanh toán.
- Tăng cường công tác đòi nợ và thanh toán công nợ đối với các Hợp đồng dịch vụ địa chất đã thực hiện hoàn thành.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hướng dẫn nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hiệu quả quá trình thi công.
- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn, giữ gìn an ninh trật tự xã hội ở cơ quan và nơi đơn vị thi công, tuyệt đối đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất với mục tiêu: Tích cực sản xuất, lao động sáng tạo, năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo tiến độ và hiệu quả kinh tế. Nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu và uy tín của Liên đoàn trong lĩnh vực điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản.
4.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng NNL ở Liên đoàn địa chất Đông Bắc thời gian tới
Trên cơ sở phương hướng phát triển, thực tiễn về nhân lực của Liên đoàn, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới, xây dựng và phát triển hội nhập quốc tế trong những năm tới cần xác định phương hướng quản trị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:
Thứ nhất, ban lãnh đạo Liên đoàn cần có nhận thức sâu sắc về vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế. Từ đó có các chính sách, biện pháp cụ thể với từng thời kỳ để duy trì và khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của Liên đoàn.
Thứ hai, coi việc xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cần được thực hiện song song và hỗ trợ chiến lược kinh doanh, gắn chiến lược phát triển nguồn nhân lực với phương hướng phát triển của Liên đoàn trong thời gian ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách chủ đạo về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như: tuyển dụng, đào tạo phát triển, tạo động lực cho người lao động. Tổ chức sắp xếp lại lao động gắn với việc xây dựng chính sách hợp lý để kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kịp thời thay thế những nhân viên yếu kém, tạo môi trường làm việc phát huy sức sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ tư, có những cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp tạo động lực khuyến khích người lao động học tập nâng cao năng lực. Làm tốt công tác chăm lo đời sống cho người lao động đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật: bảo hiểm, bảo hộ lao động, tiền lương…
Thứ năm, phát huy thế mạnh văn hóa doanh nghiệp có tính kế thừa gắn bó giữa các thế hệ để tạo giá trị chung về niềm tin, sự tự hào cho người lao động.