CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị
3.4.1. Các yếu tố bên ngoài
3.4.1.1. Chính sách và pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo
Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Vấn đề GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân ta một lần nữa được khẳng định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI của Đảng. Quan điểm này được Đại hội XII kế thừa và Đại hội XIII có những bổ sung rất đáng chú ý, nhất là nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Văn kiện Đại hội XIII xác định: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng GD&ĐT gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nhờ đó, trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định vị thế quan trọng dẫu rằng phía trước còn rất nhiều việc phải làm, phải đổi mới. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên ở tất cả các cấp học. Một số trường đại học đã cải thiện vị trí xếp hạng trong các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế. Các cơ sở GDĐH chủ động, tích cực mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín, xây dựng chính sách thu hút sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Hiện có hơn 450 chương trình đào
tạo quốc tế của 70 cơ sở GDĐH. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được tổng số hơn 86.000 sinh viên, học viên. Liên kết đào tạo với nước ngoài đã tăng cường hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao vị thế các cơ sở GDĐH của Việt Nam trên thế giới.
Bảng 3.12. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của yếu tố Chính sách và pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo
Chỉ tiêu Điểm trung bình Mức độ đánh giá 1.1. Các chính sách và pháp luật về giáo
dục đào tạo gắn với mục tiêu pháp triển của đất nước
4,3 Đồng ý
1.2. Các chính sách và pháp luật về giáo
dục đào tạo được phổ biến rộng rãi 3,85 Đồng ý
1.3. Các chính sách và pháp luật về giáo
dục đào tạo có giá trị thực tiễn cao 3,41 Đồng ý
Tổng điểm trung bình 3,85 Đồng ý
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phiếu điều tra) Chính điều này đã giúp hoạt động đào tạo nhân lực tại các địa phương có nhiều chuyển biến, đặc biệt với địa phương như tỉnh Thái Nguyên – chiếc nôi giáo dục của khu vực miền núi và trung du phía Bắc. Hiện nay, đại học Thái Nguyên bao gồm 7 trường đại học thành viên, 2 khoa, 1 phân hiệu Đại học, 1 trường cao đẳng, 8 trung tâm và 4 viện nghiên cứu trực thuộc với nhiều chuyên ngành chuyên sâu giúp đào tạo cán bộ có chất lượng cho các tỉnh trong khu vực. Nên để đặt hàng những chương trình đào tạo của Liên đoàn nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn tương đối đơn giản với chất lượng phong phú. Do đó, người trả lời phỏng vấn khá đồng ý khi cho rằng yếu tố Chính sách và pháp luật hiện hành về giáo dục đào tạo có ảnh hưởng lớn đến nâng cao chất lượng nhân lực tại Liên đoàn thời gian qua.
3.4.1.2. Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 11,1%/năm; GRDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015 lên 90 triệu đồng/người năm 2020;
giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,3%/năm, vươn lên đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội, đứng đầu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 13,1%/năm về trước mục tiêu Nghị quyết 2 năm.
Tổng thu ngân sách nhà nước trong cân đối tăng bình quân 16,3%/năm (từ 7.484 tỷ đồng năm 2015 lên 15.555 tỷ đồng năm 2020), với kết quả này, trong 5 năm liên tiếp (2015 - 2019), Thái Nguyên là tỉnh đứng thứ nhất trong các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 17 trong cả nước về thu ngân sách (Niêm giám thông kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020)
Năm 2019, chỉ số PCI xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố (đứng thứ nhất trong 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ); chỉ số PAR INDEX xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố (tăng 40 bậc so với năm 2016). Đến nay, 100% các cơ quan Nhà nước của tỉnh đã thực hiện liên thông văn bản điện tử được tích hợp chữ ký số, liên thông hồ sơ một cửa, hồ sơ dịch vụ công mức độ 3 từ tỉnh đến các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 238 nghìn tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài 156 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 8,3 tỷ USD; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếp tục phát triển, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới bình quân mỗi năm khoảng 350 doanh nghiệp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5/6 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng; 23/35 cụm công nghiệp được hình thành. Thái Nguyên đã hoàn thành mục tiêu xóa xóm trắng về điện, về trước kế hoạch 2 năm so với Nghị quyết đề ra, nâng tỷ lệ dân số được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 99,83%. 08 chương trình, 16 đề án và 20 dự án, công trình trọng điểm trong nhiệm kỳ cơ bản được thực hiện có hiệu quả; trong đó nhiều công trình, dự án trọng điểm mang dấu ấn: Khu di tích Lịch sử Quốc gia TNXP Đại đội 915, Công trình cầu Bến Tượng thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Thái Nguyên, Dự án Đường Bắc Sơn
Diện mạo của tỉnh từ thành thị đến nông thôn có nhiều khởi sắc. Kết thúc nhiệm kỳ, thành phố Sông Công trở thành đô thị loại II, thị xã Phổ Yên trở thành đô thị loại III, thị trấn Hùng Sơn (huyện Đại Từ) trở thành đô thị loại IV... Thành phố Thái Nguyên - Trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát
triển theo hướng văn minh, hiện đại. Đến năm 2020, toàn tỉnh đã có 103 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
09 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 06 xã so với mục tiêu. Chương trình OCOP “Mỗi xã một sản phẩm” đã thúc đẩy phát triển, nâng cao giá trị kinh tế cho hơn 170 sản phẩm đặc trưng cho các địa phương.
Bảng 3.13. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của yếu tố Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Chỉ tiêu Điểm trung bình Mức độ đánh giá 2.1. Kinh tế của địa phương có sự tăng
trưởng tốt 3,77 Rất đồng ý
2.2. An ninh, xã hội đảm bảo 3,45 Rất đồng ý
2.3. Có nhiều trường đại học tại địa
phương 4,3 Rất đồng ý
Tổng điểm trung bình 3,84 Rất đồng ý
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phiếu điều tra) Như vậy, có thể nhận thấy kinh tế chính trị, an ninh xã hội của tỉnh Thái Nguyên luôn phát triển và mức độ an toàn cao. Điều này, sẽ giúp người lao động tại địa phương có nhiều mục tiêu trong học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ bản thân, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của từng doanh nghiệp. Do đó, người trả lời phỏng vấn khá đồng ý khi cho rằng yếu tố Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương có ảnh hưởng lớn đến nâng cao chất lượng nhân lực tại Liên đoàn thời gian qua.