Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại liên đoàn địa chất đông bắc (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu người lao động

- Biến động cơ cấu người lao động: cho biết sự thay đổi trong số lượng người lao động trong năm nay so với năm trước để thấy được những điều chỉnh nhằm tinh gọn bộ máy QLNN của đơn vị (Nguyễn Thị Tuyết, 2014).

Số tuyệt đối = Số lượng người LĐ năm n – Số lượng người LĐ năm n – 1 Số tương đối = Số lượng người lao động năm n

*100 Số lượng người lao động năm n – 1

- Tỷ lệ người lao động phân theo độ tuổi: cho biết tỷ lệ phân bổ lao động theo từng nhóm độ tuổi lao động nhằm xác định mức độ phù hợp trong cơ cấu người lao động của đơn vị.

Tỷ lệ người lao động phân theo độ tuổi = Số lượng người lao động trong độ tuổi nghiên cứu/tổng người lao động

- Mức độ biến động người lao động theo độ tuổi: cho biết sự thay đổi trong số lượng người lao động trong độ tuổi nghiên cứu của năm nay so với năm trước để đánh giá các biện pháp điều chỉnh của bộ máy quản lý.

Số tuyệt đối = Số lượng người lao động trong độ tuổi năm n – Số lượng người lao động trong độ tuổi năm n – 1

Số tương đối = Số lượng người lao động trong độ tuổi năm n

*100 Số lượng người lao động trong độ tuổi năm n – 1

- Tỷ lệ người lao động phân theo giới tính: cho biết tỷ lệ phân bổ lao động theo giới tính nhằm xác định mức độ phù hợp trong cơ cấu người lao động của đơn vị.

Tỷ lệ người lao động phân theo giới tính = Số lượng người lao động nam hoặc nữ/Tổng người lao động

- Mức độ biến động người lao động theo giới tính: cho biết sự thay đổi trong số lượng nam/nữ người lao động của năm nay so với năm trước để đánh giá các biện pháp điều chỉnh của bộ máy quản lý.

Số tuyệt đối = Số lượng người lao động nam hoặc nữ năm n – Số lượng người lao động nam hoặc nữ năm n – 1

Số tương đối = Số lượng người lao động nam hoặc nữ năm n

* 100 Số lượng người lao động nam hoặc nữ năm n – 1

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng người lao động

- Tỷ lệ người lao động phân theo trình độ: cho biết tỷ lệ người lao động theo từng nhóm trình độ chuyên môn nhằm xác định chất lượng nguồn nhân lực trong cơ cấu người lao động.

- Tỷ lệ người lao động phân theo trình độ = Số lượng người lao động theo trình độ /Tổng người lao động

- Mức độ biến động người lao động theo trình độ: cho biết sự thay đổi trong số lượng người lao động phân theo trình độ của năm nay so với năm trước để đánh giá các biện pháp điều chỉnh của bộ máy quản lý (Trần Thị Thu, 2016).

Số tuyệt đối = Số lượng người lao động theo trình độ năm n – Số lượng người lao động theo trình độ năm n – 1

Số tương đối = Số lượng người lao động theo trình độ năm n

*100 Số lượng người lao động theo trình độ năm n – 1

- Tỷ lệ các lớp tập huấn triển khai: cho biết số lượng các lớp tập huấn, đào tạo trong năm nay so với năm trước để phản ánh mức độ nâng cao chất lượng lao động của đơn vị

Số tuyệt đối = Số lượng lớp tập huấn năm n – Số lượng lớp tập huấn năm n – 1

Số tương đối =

Số lượng lớp tập huấn năm n

*100 Số lượng lớp tập huấn năm n – 1

- Tỷ lệ người LĐ được đào tạo: cho biết số lượng người lao động được tham gia tập huấn, đào tạo trong năm nay so với năm trước để phản ánh mức độ nâng cao chất lượng lao động của đơn vị (Trần Kim Dung, 2018).

Số tuyệt đối = Số lượng cán bộ được đào tạo năm n – Số lượng cán bộ được đào tạo năm n – 1

Số tương đối = Số lượng cán bộ được đào tạo năm n

*100 Số lượng cán bộ được đào tạo năm n – 1

- Kết quả giải quyết công việc/năm: cho biết mức độ hoàn thành công việc của người lao động có thể được tính theo tháng, năm và tổng hợp số lượng công việc thực hiện, hoàn thành trong năm.

- Mức độ giải quyết công việc: cho biết mức độ hoàn thành công việc của người lao động có thể được tính theo tháng, năm và đánh giá chất lượng công việc giải quyết ra sao thông qua phản ánh của đồng nghiệp và lãnh đạo quản lý.

- Hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng người lao động: thông qua các đánh giá bằng thang đo Likert dựa vào kết quả bảng hỏi đã thiết kế sẵn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.

- Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh về trí lực của người LĐ như: trình độ văn hóa, chuyên môn của đội ngũ người lao động; trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ thể hiện bằng số lượng người lao động có trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn, trình độ lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp và cao cấp theo yêu cầu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại liên đoàn địa chất đông bắc (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)