CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Liên đoàn địa chất Đông Bắc
3.2.1. Thực trạng về tiêu chí thể lực
Với đặc thù nghề nghiệp yêu cầu phải đi lại nhiều, cần có sức khỏe nên số lượng nam giới và nữ giới tại Liên đoàn cũng có sự chênh lệch khá lớn, trong đó, số lượng nam giới luôn duy trì trên 60%/ tổng lao động của Liên đoàn. Nữ giới chủ yếu làm việc tại chế, là lao động gián tiếp hơn nữ có sự sụt giảm trong 3 năm qua.
Cụ thể: năm 2019 có 50 lao động nữ chiếm hơn 37%/tổng lao động; năm 2020 giảm 3 người; năm 2021 giảm 7 người và cơ cấu chỉ còn 35%/ tổng lao động. Sự chênh lệch giới tính cũng không có đặc biệt vì đòi hỏi trong ngành nghề khiên nhu cầu lao động nam tại Liên đoàn nhiều hơn và chênh khoảng 30 người so với nữ giới. Tuy vậy trong 3 năm qua, nữ giới nghỉ việc chủ yếu là lao động đến tuổi về hưu.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực tại Liên đoàn địa chất Đông Bắc giai đoạn 2019 – 2021 phân theo giới tính
Ngay từ khi tiến hành tuyển dụng người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động. Pháp luật quy định cụ thể như sau:
Khám sức khoẻ khi tuyển dụng lao động là quy định bắt buộc đối với đơn vị sử dụng lao động, làm cơ sở để sắp xếp, bố trí công việc cho người lao động một cách hợp lí, phát huy được khả năng lao động của chính người lao động, tạo cho họ cơ hội làm việc lâu dài, ổn định với đơn vị sử dụng lao động. Trong quá trình sử dụng lao động, hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kì cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Lao động dưới 15 tuổi phải được khám sức khoẻ định kì ít nhất 6 tháng một lần. Đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp thường xuyên theo quy định, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật…(Điểm c khoản 1 Điều 145 Bộ luật lao động năm 2019).
Đảm bảo hơn nữa về chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, pháp luật cũng ghi nhận thêm về trách nhiệm tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyên sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức
khoẻ, tiếp tục trở lại làm việc. Việc tổ chức khám sức khoẻ, phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được quy định cụ thể với các yêu cầu về chuyên môn y tế (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Chi phí cho hoạt động khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả. Người sử dụng lao động phải quản lí hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
Bảng 3.2. Phân loại sức khỏe người lao động tại Liên đoàn địa chất Đông Bắc giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị tính: người Nội dung năm 2019 Tỷ lệ (%) năm 2020 Tỷ lệ (%) năm 2021 Tỷ lệ (%)
Sức khỏe loại A 100 74,07 107 84,25 100 87,72
Sức khỏe loại B 21 15,56 12 9,45 8 7,02
Sức khỏe loại C 9 6,67 5 3,94 3 2,63
Số người lao động tham gia khám sức khỏe
130 96,30 124 97,64 111 97,37
Không tham gia 5 3,70 3 2,36 3 2,63
Tổng 135 100,00 127 100,00 114 100,00
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính của Liên đoàn) Đối với lao động làm việc tại Liên đoàn địa chất Đông Bắc công tác khám sức khỏe được Liên đoàn triển khai định kỳ hàng năm với mục đích kiểm tra sức khỏe người lao động, điểu chuyển, bố trí, sắp xếp lao động tùy thuộc vào bản thân người lao động. Theo đó, cơ bản người lao động đạt sức khỏe tốt với người lao động có sức khỏe loại A chiếm tỷ lệ lớn nhất và gia tăng trong giai đoạn vừa qua đạt gần 90% năm 2021. Sức khỏe loại B, C có xu hướng giảm dần nhờ có báo cáo định kỳ giúp người lao động nắm rõ hơn bệnh tật của bản thân để có hướng khắc phục.
Đồng thời, số lượng người lao động không tham gia khám sức khỏe giảm đi.