Tiêu chí, thang đo và công cụ đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc (Trang 81 - 85)

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.5. Tiêu chí, thang đo và công cụ đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi

* Tiêu chí đánh giá:

Trên ý tưởng nền tảng của Benjamin Bloom (1956) về đánh giá năng lực, luận án xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của trẻ bao gồm 3 tiêu chí.

Tiêu chí 1: Đánh giá sự nhận thức của trẻ

- Nhận biết được tên các hành động gây mất an toàn trong hoạt động và tác hại của các hành động đó.

- Nêu được được các tình huống nguy hiểm, các nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn cho bản thân.

- Nêu được mục đích và cách thức thực hiện của hành động tự bảo vệ phải thực hiện trong từng tình huống cụ thể.

Tiêu chí 2: Đánh giá việc thực hiện

- Xác định được tình huống hoặc hoàn cảnh cần phải tự bảo vệ.

- Thực hiện được các hành động tự bảo vệ khi thấy có nguy cơ mất an toàn.

Tiêu chí 3: Đánh giá thái độ của trẻ

- Thể hiện được xúc cảm và thái độ với các tình huống khác nhau.

- Điều chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình khi thực hiện các hành động tự bảo vệ.

Bảng 2.2. Các mức độ đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi Các nhóm

kĩ năng TBV

Mực độ biểu hiện

Về nhận thức Về thực hiện Về thái độ 1. Kĩ năng phòng

tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng;

- Mức 4: Nhận thức đầy đủ về các hành động tự bảo vệ: tự nêu được đầy đủ các ý, phản xạ nhanh, chính xác, tự tin khi nói.

- Mức 3: Có nhận thức tương đối đầy đủ về các hành động tự bảo vệ: nêu được đầy đủ ý nhưng đôi khi cần có gợi ý, phản xạ chưa nhanh,

- Mức 4: Chủ động thực hiện hành động một cách nhanh chóng, chính xác, thành thạo; kiên trì thực hiện đến khi hoàn thành.

- Mức 3: Chủ động thực hiện hành động kịp thời, đúng nhưng chưa thực sự thành thạo; kiên trì thực hiện đến

- Mức 4: Có xúc cảm và thái độ phù hợp với từng tình huống; nhanh chóng điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình phù hợp khi thực hiện các hành động tự bảo vệ.

- Mức 3: Có xúc cảm và thái độ tương đối phù hợp với từng tình huống; điều chỉnh được kịp thời hành vi và cảm xúc của mình phù hợp khi thực hiện 2. Kĩ năng ăn

uống an toàn;

3. Kĩ năng phòng tránh xâm hại;

4. Kĩ năng an toàn khi tham gia giao thông;

Các nhóm kĩ năng TBV

Mực độ biểu hiện

Về nhận thức Về thực hiện Về thái độ 5. Kĩ năng phòng

tránh lạc đường và bắt cóc;

chưa hoàn toàn tự tin.

- Mức 2: Trẻ có nhận thức chưa đầy đủ về các hành động tự bảo vệ: thường xuyên cần có sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, phản xạ chưa nhanh, chưa tự tin.

- Mức 1: Trẻ hầu như không có nhận thức về các hành động tự bảo vệ: nêu được rất ít hoặc không nêu được và luôn cần có sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, đôi khi nêu không chính xác, không rõ ý nội dung được hỏi.

khi hoàn thành nhưng đôi khi vẫn cần sự động viên.

- Mức 2: Chưa hoàn toàn chủ động, có thể thực hiện đúng nhưng chưa thành thạo và cần có sự gợi ý, giúp đỡ; chưa thực sự kiên trì thực hiện đến khi hoàn thành.

- Mức 1: Chưa chủ động, thực hiện thiếu chính xác, không thành thạo; chưa kiên trì thực hiện đến khi hoàn thành.

các hành động tự bảo vệ.

- Mức 2: Thể hiện xúc cảm và thái độ chưa hoàn toàn phù hợp với từng tình huống; chưa hoàn toàn tự tin điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình khi thực hiện các hành động tự bảo vệ.

- Mức 1: Chưa thể hiện được xúc cảm và thái độ phù hợp với từng tình huống; khó điều chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình khi thực hiện các hành động tự bảo vệ.

6. Kĩ năng nhận diện một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ;

7. Kĩ năng thực hiện một số hành vi và quy tắc ứng xử xã hội đảm bảo an toàn;

8. Kĩ năng vệ sinh thân thể và bảo vệ sức khỏe;

9. Kĩ năng tự bảo vệ an toàn trên không gian mạng.

* Thang đo và công cụ đo:

- Thang đo: Mỗi nhóm kĩ năng được đánh giá theo 4 mức độ tương ứng với phổ điểm từ 1 đến 4 lẻ đến 1,0. Kĩ năng tự bảo vệ của trẻ được đánh giá dựa trên điểm trung bình của mỗi nhóm kĩ năng như sau:

Mức độ (4) Tốt: 4,0 điểm

Mức độ (3) Khá: từ 3,0 đến ≤ 3.9 điểm Mức độ (2)Trung bình: từ 2.0 đến ≤ 2.9 điểm Mức độ (1) Yếu: từ 1.0 đến ≤1.9 điểm

- Công cụ đo:

+ Để đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, luận án sử dụng bài tập tình huống (Phụ lục 6) và phiếu đánh giá trẻ theo bảng tiêu chí đã được

xây dựng ở trên bằng quan sát theo quá trình. Mỗi phiếu bao gồm 9 nhóm kĩ năng thành phần của kĩ năng tự bảo vệ, mỗi nhóm kĩ năng thành phần đánh giá theo 3 tiêu chí kể trên. Kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ đo bằng cách tiến hành khảo sát thử trên 35 trẻ của một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, kết quả được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình kĩ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi (khảo sát thử) Nhận thấy, mức độ trung bình kĩ năng tự bảo vệ của trẻ dao động từ 2.81 đến 3.59 trong thang đánh giá 4 mức độ. Các tiêu chí đo sử dụng phù hợp cho trẻ 5-6 tuổi và có thể sử dụng trong khảo sát diện rộng.

+ Để kiểm tra độ tin cậy của các tiêu chí sử dụng trong phiếu quan sát trẻ, các thang đo, bộ công cụ khảo sát, chúng tôi dùng kiểm định Cronbach's Alpha để đánh giá. Mức giá trị hệ số Cronbach's Alpha biến thiên từ 0 đến 1 [112]:

Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt.

Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo lường sử dụng tốt.

Từ 0.6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của trẻ cho hệ số Cronbach's Alpha = 0.76. Như vậy thang đo sử dụng tốt, có thể sử dụng trong quan sát, đánh giá trẻ ở diện rộng.

3.35 3.48

3.55 3.33

3.52 3.59 3.58 3.47 2.81

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4

KN phòng tránh những hành động nguy hiểm KN ăn uống an toàn KN phòng tránh xâm hại KN an toàn khi tham gia giao thông KN phòng tránh lạc đường và bắt cóc KN nhận diện một số trường hợp khẩn cấp và gọi

người giúp đỡ

KN thực hiện một số hành vi và quy tắc ứng xử xã hội đảm bảo an toàn

KN vệ sinh thân thể và bảo vệ sức khỏe KN tự bảo vệ an toàn trên không gian mạng

Điểm TB

Chúng tôi cũng đồng thời tiến hành kiểm tra độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non bằng cách khảo sát thử 65 giáo viên. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach's Alpha

TT Nội dung

Độ tin cậy (Cronbach's

Alpha) 1

Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ đối với trẻ 5-6 tuổi khu vực miền núi phía Bắc và mức độ thực hiện các nội dung giáo dục KN TBV theo tiếp cận trải nghiệm.

0.968

2 Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho

trẻ 5-6 tuổi. 0.955

3 Hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi. 0.894 4 Phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi . 0.941 5 Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện kĩ năng tự bảo vệ của trẻ

5-6 tuổi. 0.854

6 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ

cho trẻ 5-6 tuổi. 0.869

7 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi. 0.954 8 Những khó khăn khi tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi. 0.930

Hệ số Cronbach's Alpha đều nằm trong khoảng từ 0.869 đến 0.968. Điều này cho thấy, bộ công cụ khảo sát là rất phù hợp và đáng tin cậy.

+ Để đánh giá thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non của giáo viên, chúng tôi thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với các phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu, đàm thoại với giáo viên mầm non và nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của giáo viên lớp 5-6 tuổi (kế hoạch giáo dục, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ, hồ sơ, sổ sách,…). Số liệu khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0, phân tích hệ số tương quan Pearson r giữa các biến khảo sát và đánh giá bằng thang đo 5 mức độ Likert: Mức Kém (1 điểm) - Không quan trọng/Không bao giờ/Không hiệu quả/Không khó khăn/Không ảnh hưởng; Mức Yếu (2 điểm) - Ít quan trọng/Không thường xuyên / Ít hiệu quả/Ít khó khăn/ Ảnh hưởng ít; Mức trung bình (3 điểm) - Bình thường; Mức Khá (4 điểm) - Quan trọng/Thường xuyên/Hiệu quả/Khó khăn/Ảnh hưởng nhiều; Mức Tốt (5 điểm) - Rất quan trọng/Rất thường xuyên/Rất hiệu quả/ Rất khó khăn/Rất ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(246 trang)