Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm và ý nghĩa của trải nghiệm đối với giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ ở trường mầm non
Luận án tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên về khái niệm giáo dục kĩ năng tự bảo vệ theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non; về ý nghĩa của trải nghiệm trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng để giáo viên xây dựng nội dung phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp.
* Với khái niệm về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non
Có 43% các giáo viên lựa chọn, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non là quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ được tham gia, tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng và các hoạt động thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh nhằm nhận diện và biết cách ứng phó trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến giúp bản thân được an toàn. Đây là khái niệm thể hiện tương đối đúng và đầy đủ về bản chất của vấn đề. Các ý kiến còn lại mới chỉ thể hiện được một phần khái niệm, ở khía cạnh của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ (35%) hoặc ở khía cạnh tiếp cận trải nghiệm (13%), chưa rõ về khía cạnh tự bảo vệ (9.0%).
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non
9
35 43
13
%
QĐ1 QĐ2 QĐ3 QĐ4
* Về ý nghĩa của trải nghiệm đối với giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ ở trường mầm non:
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các giáo viên đã đánh giá cao về ý nghĩa của trải nghiệm đối với giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, đặc biệt là ý nghĩa về giúp trẻ nhận diện được rõ các nguy cơ gây mất an toàn từ môi trường sống đối với bản thân và rèn luyện tính mạnh dạn, tích cực, chủ động trong xử lí các tình huống thực tiễn cho trẻ (100% giáo viên đều lựa chọn). Chính môi trường trải nghiệm phong phú, gắn liền với thực tiễn mới thực sự là nguyên liệu quan trọng để rèn luyện kĩ năng cho trẻ. Việc học qua các tình huống được xây dựng, qua các phương tiện trực quan được mô phỏng trên lớp sẽ không giúp trẻ có sự linh hoạt vận dụng trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra, đặc thù của trẻ dân tộc thiểu số là thiếu sự mạnh dạn, tự tin. Khi trẻ được trải nghiệm, được tự mình tham gia các hoạt động tương tác với môi trường vật chất phong phú trong tập thể thì trẻ mới bộc lộ được rõ năng lực của mình, từ đó trẻ sẽ mạnh dạn và tích cực hơn (cô M.T.D.N Định Hoá, Thái Nguyên, chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi với 93.75%
trẻ dân tộc thiểu số).
Biểu đồ dưới đây cũng cho thấy, trải nghiệm còn có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ khu vực miền núi để tiến hành có hiệu quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ (66.1%). Trong quá trình trải nghiệm, trẻ sẽ bật ra ngôn ngữ một cách tự nhiên với bạn hoặc cô giáo với sự thúc đẩy của các hành động với đồ vật và mọi người xung quanh. Ngoài ra, mỗi trải nghiệm đều giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm về kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ (78.3%) vì chỉ khi trẻ được trực tiếp tương tác với các sự vật, hiện tượng và các hoạt động thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh mới xuất hiện các tình huống có vấn đề gắn với sự an toàn của bản thân để trẻ có phản xạ với chúng.
Biểu đổ 2.4. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của trải nghiệm đối với giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ ở trường mầm non
Nhìn chung, tỉ lệ các giáo viên có nhận thức đúng và đầy đủ về các khái niệm kĩ năng tự bảo vệ, trải nghiệm và giáo dục kĩ năng tự bảo vệ theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non ở mức độ chưa cao (dưới 56.5%). Điều này sẽ ảnh hưởng đến thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ nói chung và giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm nói riêng ở trường mầm non.
2.3.2.2. Thực trạng xây dựng và thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc
Việc xây dựng và thực hiện mục tiêu giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nội dung tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đa số hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ ở trường mầm non thường được tiến hành lồng ghép trong các hoạt động khác của chế độ sinh hoạt hàng ngày nên qua khảo sát chúng tôi cũng nhận được 40/47 ý kiến phỏng vấn sâu cho rằng, giáo viên không xây dựng mục tiêu riêng cho giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong kế hoạch giáo dục; các mục tiêu này sẽ lồng trong mục tiêu của hoạt động tích hợp. Còn lại 3/47 ý kiến là có xây dựng mục tiêu và 4/47 ý kiến là không xây dựng mục tiêu.
Kết quả khảo sát giáo viên về xây dựng mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non cũng cho thấy, giáo viên sẽ chú trọng
78.3
100 100 66.1
0 20 40 60 80 100 120
Giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ
Giúp trẻ nhận diện được rõ các nguy cơ gây mất an toàn từ môi trường sống đối với bản thân Giúp trẻ được rèn luyện tính mạnh dạn, tích cực,
chủ động trong xử lý các tình huống thực tiễn Giúp tăng cường tiếng Việt cho trẻ khu vực miền núi để tiến hành có hiệu quả giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ.
%
%
nhiều hơn vào lựa chọn xây dựng những mục tiêu gắn trực tiếp với kết quả của giáo dục kĩ năng tự bảo vệ như "Trẻ có được các kiến thức cơ bản để nhận diện được những yếu tố và nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân trong môi trường tự nhiên và xã hội đa dạng"
và "hình thành được các kĩ năng tự bảo vệ cần thiết để phòng tránh và xử trí những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống" với tỉ lệ 100%. Các mục tiêu liên quan đến trải nghiệm như tạo môi trường phong phú, mới mẻ gắn với thực tiễn hay tạo cơ hội cho trẻ được dễ dàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoặc nâng cao vốn tiếng Việt thì tỉ lệ đạt dưới 75.1%. Kết quả cụ thể được minh hoạ ở biểu đồ 2.5 dưới đây:
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của giáo viên về mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc
Nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ được thực hiện gắn với các chủ đề trong năm học. Để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non có hiệu quả thì nội dung phải thiết thực, phù hợp với trẻ và điều kiện thực tiễn của từng trường. Luận án đã khảo sát trên 575 giáo viên ở các trường mầm non về các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc gồm: 1/Phát triển nhận thức cho trẻ về kĩ năng tự bảo vệ theo tiếp cận trải nghiệm; 2/Hình thành và phát triển các kĩ năng tự bảo vệ thành phần cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm; 3/Giáo
100 100 55.7
75.1 60.9
0 20 40 60 80 100 120
Trẻ có được các kiến thức cơ bản để nhận diện được các yếu tố và nguy cơ gây mất an toàn cho
bản thân trong môi trường tự nhiên và xã hội … Hình thành cho trẻ các kỹ năng tự bảo vệ cần thiết để
phòng tránh và xử trí những tình huống nguy hiểm … Trẻ hứng thú, tính tích cực tham gia hoạt động
trong môi trường vật chất phong phú, mới mẻ nhưng gần gũi với thực tiễn
Có cơ hội được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau;
Kích thích ngôn ngữ tiếng Việt được hình thành, củng cố và phát triển.
%
dục thái độ và tình cảm cho trẻ đối với kĩ năng tự bảo vệ theo tiếp cận trải nghiệm. Kết quả điểm trung bình về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung của giáo viên mầm non được thể hiện ở biểu đồ 2.6 sau:
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của giáo viên về mức độ và tần suất thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm
Kết quả trên cho thấy, các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc có mức độ thực hiện không cao, với điểm trung bình từ 3.03 đến 3.73 trên tổng 5 mức độ đánh giá. Tuy nhiên, khi thực hiện thì các giáo viên lại đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung này chủ yếu ở mức độ cao và rất cao với điểm trung bình từ 3.77 đến 4.43. Trong đó, nội dung về giáo dục thái độ và tình cảm cho trẻ đối với kĩ năng tự bảo vệ theo tiếp cận trải nghiệm có mức độ thường xuyên thực hiện thấp nhất, nội dung về hình thành và phát triển các kĩ năng tự bảo vệ thành phần cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm. Các giáo viên cho rằng, đối với các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ, giáo viên không thường xuyên tổ chức được theo tiếp cận trải nghiệm và khi tổ chức, các cô mới chú trọng được nhiều hơn vào phát triển nhận thức và hình thành cho trẻ một số kĩ năng thành phần của kĩ năng tự bảo vệ. Tuy nhiên, với các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ được tổ chức theo tiếp cận trải nghiệm thì hiệu quả thực hiện các nội dung được đánh giá ở mức độ tương đối cao, với điểm trung bình từ 3.77 đến 4.43.
3.53 3.73
3.03
4.43 4.16
3.77
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Phát triển nhận thức cho trẻ về kỹ năng tự bảo vệ theo tiếp cận
trải nghiệm;
Hình thành và phát triển các kỹ năng tự bảo vệ thành phần cho
trẻ theo tiếp cận trải nghiệm
Giáo dục thái độ và tình cảm cho trẻ đối với kỹ
năng tự bảo vệ theo tiếp cận trải
Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện
Luận án cũng tiếp tục khảo sát mức độ quan trọng và hiệu quả thực hiện các nội dung hình thành và phát triển các kĩ năng tự bảo vệ thành phần theo tiếp cận trải nghiệm với kết quả điểm trung bình, độ lệch chuẩn và thứ bậc sắp xếp như sau:
Bảng 2.8. Kết quả tần suất thực hiện nội dung hình thành và phát triển các kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non
khu vực miền núi phía Bắc
TT Nội dung
Mức độ quan trọng Hiệu quả thực hiện Điểm
TB (M)
Độ lệch chuẩn
(SD)
Thứ bậc
Điểm TB (M)
Độ lệch chuẩn
(SD)
Thứ bậc
1
Kĩ năng phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng;
4.39 0.49 9 3.76 0.77 7
2 Kĩ năng ăn uống an toàn; 4.53 0.50 7 4.03 0.69 2 3 Kĩ năng phòng tránh xâm hại; 4.64 0.48 2 3.77 0.80 6 4 Kĩ năng an toàn khi tham gia
giao thông; 4.61 0.50 4 3.84 0.75 4
5 Kĩ năng phòng tránh lạc đường
và bắt cóc; 4.62 0.49 3 3.95 0.75 3
6
Kĩ năng nhận diện một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ;
4.55 0.50 6 3.83 0.77 5
7
Kĩ năng thực hiện một số hành vi và quy tắc ứng xử xã hội đảm bảo an toàn;
4.52 0.51 8 3.69 0.76 8
8 Kĩ năng vệ sinh thân thể và bảo
vệ sức khỏe; 4.81 0.39 1 4.06 0.69 1
9 Kĩ năng tự bảo vệ an toàn trên
không gian mạng. 4.59 0.51 5 2.64 0.68 9
Mức độ quan trọng của các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ có điểm trung bình cao, được phân bố tương đối đồng đều, từ 4.39 đến 4.81 với độ lệch chuẩn đều <
0.5, do đó thứ bậc được xếp hạng nhưng không có sự chênh lệch lớn.
Hiệu quả thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ có điểm trung bình thấp hơn và sự chênh lệch cũng rõ hơn giữa các thứ bậc, dao động trong khoảng từ 2.64
đến 4.06 với độ lệch chuẩn > 0.5. Điều này cho thấy, mặc dù các giáo viên đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ song hiệu quả đạt được còn chưa đạt được như mong muốn; có sự khác nhau về kết quả thực hiện giữa các lớp và các trường.
Bảng thống kê cũng cho thấy, kĩ năng vệ sinh thân thể và bảo vệ sức khoẻ là nội dung được giáo viên đánh giá cao nhất, đứng đầu về cả mức độ quan trọng (M=4.81, SD=0.51) và hiệu quả thực hiện ở trường mầm non (M=4.06, SD=0.69). Đây cũng là nội dung được giáo viên mầm non đặc biệt quan tâm do nhiều vùng ở khu vực miền núi, điều kiện sinh hoạt ở gia đình nhiều trẻ còn chưa đảm bảo vệ sinh, một số trẻ tự ở nhà khi cha mẹ đi làm thuê xa nhà dài ngày và hầu như trẻ chưa có kĩ năng này ở mức cơ bản nhất khi mới đến trường. Tuy nhiên, do trẻ được giáo viên thực hành, rèn luyện thường xuyên, hàng ngày nên kĩ năng được hình thành và phát triển rất tốt. Cô N N.V.A (Cao Bằng) trao đổi: “chúng tôi còn dạy thêm trẻ cả kĩ năng vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong điều kiện thiếu nước sạch hay các thiết bị vệ sinh (vòi nước, xà phòng diệt khuẩn, ...), kĩ năng tự bảo vệ sức khoẻ khi thời tiết khắc nghiệt,…”.
Xếp thứ hai là về mức độ quan trọng của nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ là nội dung giáo dục kĩ năng phòng tránh xâm hại (M=4.64, SD=0.48). Đây thực sự là nội dung cần thiết phải trang bị cho tất cả trẻ em trước khi bước vào lớp 1 và khi nhiều trẻ phải tự đi bộ những quãng đường xa tới trường. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện nội dung này chỉ được xếp thứ 6 (M=3.77, SD=0.8). Nguyên nhân được các giáo viên cho là nhà trường không có chương trình với nội dung cụ thể hay có sự hướng dẫn chi tiết về phương pháp, hình thức tổ chức; giáo viên chủ yếu tự tìm nguồn tài liệu tham khảo và vận dụng tích hợp trong các hoạt động khác của trẻ (cô ….).
Tiếp theo là các nội dung: giáo dục kĩ năng phòng tránh lạc đường và bắt cóc có mức độ quan trọng (M=4.62 , SD=0.49) và mức độ hiệu quả (M=3.95, SD=0.75) đều xếp thứ 3; giáo dục kĩ năng an toàn khi tham gia giao thông có mức độ quan trọng (M=4.61 , SD=0.5) và mức độ hiệu quả (M=3.84, SD=0.75) đều xếp thứ 4.
Nội dung giáo dục kĩ năng năng tự bảo vệ an toàn trên không gian mạng được giáo viên đánh giá mức độ quan trọng cao (M=4.59, SD=0.5) nhưng mức độ thực hiện lại ít hiệu quả (M=2.64, SD=0.68). Phần lớn giáo viên và phụ huynh đều chủ quan với vấn đề này cho đến khi dịch bệnh covid -19 diễn ra, trẻ nghỉ học ở nhà nhiều, không gian vận động bị hạn chế và cường độ sử dụng các phương tiện truy cập mạng internet gia tăng. Vì thế, trước đó hầu như đây không phải nội dung giáo dục kĩ năng cho trẻ
mà giáo viên quan tâm như: sức khoẻ tinh thần, thể chất khi sử dụng mạng internet trong thời gian dài, khi vô tình hay tò mò truy cập vào những trang độc hại (thực hiện những thử thách nguy hiểm theo các nhân vật, bạo lực, phản giáo dục, ấn phẩm đồi truỵ,…). Do đó, nội dung này không chỉ cần tiến hành giáo dục trên trẻ mà phải tuyền truyền và có sự phối hợp với phụ huynh.
Biểu đồ sau thể hiện rõ hơn điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng và hiệu quả thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ:
Biểu đồ 2.7. Điểm trung bình đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và hiệu quả thực hiện của nội dung hình thành và phát triển các kĩ năng tự bảo vệ 2.3.2.4. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc
Để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm, giáo viên đã sử dụng tương đối đa dạng, linh hoạt các phương pháp khác nhau trong hệ thống phương pháp giáo dục mầm non nói chung. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
4.39 4.53 4.64 4.61 4.62 4.55 4.52 4.81 4.59
3.76 4.03 3.77 3.84 3.95 3.83 3.69 4.06 2.64
0 1 2 3 4 5 6
KN phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy...
KN ăn uống an toàn;
KN phòng tránh xâm hại;
KN an toàn khi tham gia giao
thông;
KN phòng tránh lạc đường và bắt
cóc;
KN nhận diện một số trường hợp khẩn cấp…
KN thực hiện một số hành vi và quy tắc ứng
xử…
KN vệ sinh thân thể và bảo vệ
sức khỏe
KN tự bảo vệ an toàn trên không
gian mạng Mức độ quan trọng
Hiệu quả thực hiện