Biện pháp 4: Phối hợp thường xuyên giữa giáo viên, nhà trường với

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc (Trang 141 - 145)

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

3.2. Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc

3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp thường xuyên giữa giáo viên, nhà trường với

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

Việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ một quá trình lâu dài, liên tục và diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến tất cả các mối quan hệ xã hội phức tạp chứ không chỉ riêng nhà trường và giáo viên. Ở mỗi địa điểm, thời gian và các đối tượng khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sự hình thành và phát triển kĩ năng tự bảo vệ của trẻ. Do đó, nếu phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình trẻ và cộng đồng sẽ giúp các kĩ năng của trẻ được hình thành, củng cố một cách bền vững, có tính linh hoạt và giúp trẻ thích ứng tốt hơn với sự thay đổi thường xuyên của môi trường xung quanh.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình trẻ và cộng đồng còn giúp các nhà trường mầm non phát triển hơn do có cơ hội được tiếp cận với nhiều nguồn lực xã hội khác nhau; mỗi giáo viên có thể hiểu sâu sắc về hoàn cảnh xã hội xung quanh trẻ để có sự tác động phù hợp đối với từng trẻ; gia đình và cộng đồng thêm hiểu rõ hơn về chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non nói chung và hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm nói riêng. Khi ấy, các biện pháp giáo dục cho trẻ sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của đa số phụ huynh và cộng đồng; việc đánh giá trẻ sẽ được tiến hành theo địa phương và nhà trường trên cơ sở chuẩn phát triển của trẻ 5-6 tuổi.

Phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng cũng có ý nghĩa quan trong đối với công tác vận động trẻ tới trường, tăng tỉ lệ chuyên cần của trẻ, nhất là các vùng sâu, vùng xa, các điểm trường lẻ.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Phối hợp thường xuyên giữa giáo viên, nhà trường với gia đình và cộng đồng trong tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non

Nội dung phối hợp với phụ huynh học sinh và cộng đồng trong tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non bao gồm:

- Phối hợp trong xây dựng mục tiêu và kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình, biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5- 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm.

- Phối hợp kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm.

- Phương thức trao đổi thông tin về tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5- 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm giữa nhà trường, giáo viên với gia đình và các lực lượng xã hội khác.

- Phối hợp tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ ở gia đình và xã hội.

- Phối hợp xây dựng cơ sở vật chất phù hợp, an toàn, tiết kiệm cho hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

Việc phối hợp giữa giáo viên, nhà trường với gia đình và cộng đồng trong tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non được tiến hành như sau:

a. Phối hợp giữa nhà trường với gia đình trẻ

Đối với khu vực miền núi, vấn đề phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên với gia đình trẻ trở nên rất cấp thiết và cần có các biện pháp tiến hành đặc thù bên cạnh những biện pháp tiến hành chung. Cụ thể như sau:

* Đối với nhà trường:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi , trong đó thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, nhiệm vụ phối hợp giữa nhà trường với gia đình và phổ biến tới toàn thể giáo viên và phụ huynh học sinh.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ ở trường mầm non:

+ Tuyên truyền rộng rãi tới gia đình và cộng đồng về công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ thông qua "góc dành cho cha mẹ", các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình, truyền thanh, loa phát thanh của các thôn bản.. ): tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình, hoặc những nội dung mà gia

đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm.

+ Tổ chức các lớp tập huấn nhằm tăng cường kiến thức cho ông bà, cha mẹ về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ với các hình thức đa dạng để phụ huynh đăng ký tham gia.

+ Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm, mời gia đình trẻ và các lực lượng xã hội tham gia.

+ Tổ chức các chương trình giao lưu giữa các gia đình ở trường mầm non (trò chơi, giải thưởng hấp dẫn,...).

+ Tổ chức các câu lạc bộ hướng dẫn cha mẹ giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ tại nhà.

* Đối với giáo viên:

- Tuyên truyền tới từng gia đình trẻ về tầm quan trọng của công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ; thống nhất các nội dung, phương pháp, hình thức phối hợp giữa nhà trường, lớp và gia đình để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ của lớp sao cho có sự liên kết, đồng bộ trong cả trường trên cơ sở thống nhất với phụ huynh của lớp mình phụ trách.

- Triển khai kế hoạch đã được xây dựng bằng cách:

+ Mời phụ huynh tham quan trường, dự giờ và phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm, nhất là các hoat động diễn ra ngoài phạm vi lớp học, trường học.

+ Tổ chức các buổi họp phụ huynh định kì, lồng ghép tập huấn, phổ biến kiến thức về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ, đặc biệt là các kiến thức và kĩ năng về tự bảo vệ, giữ gìn sức khỏe khi có dịch bệnh diễn ra.

+ Phát tờ rơi cho từng phụ huynh hoặc phổ biến thông tin về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ ở góc tuyên truyền của lớp.

- Lựa chọn phương thức trao đổi thông tin với phụ huynh theo hướng đa dạng hình thức để phụ huynh dễ tiếp cận và từ nhiều nguồn khác nhau như:

+ Gặp gỡ, giao tiếp với cha mẹ hoặc người đưa đón trẻ trong các giờ đón- trả trẻ:

Đây là hoạt động rất thuận tiện để giáo viên có thời gian trao đổi trực tiếp, kịp thời với phụ huynh về tình hình của trẻ hoặc tiếp nhận các thông tin về trẻ ở gia đình của phụ huynh. Qua đó, giáo viên hướng dẫn phụ huynh về cách đánh giá kĩ năng tự bảo vệ của

trẻ và tiếp nhận kết quả đánh giá sơ bộ về kĩ năng tự bảo vệ của trẻ ở gia đình, tìm ra nguyên nhân và thống nhất các biện pháp tác động phù hợp.

+ Thành lập các nhóm liên hệ online với phụ huynh như zalo, messenger: hình thức này trở nên phổ biến ở các khu vực có phổ biến internet rộng rãi và khi có dịch bệnh trẻ không đến trường trực tiếp. Giáo viên gửi nội dung và hướng dẫn phụ huynh giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ ở gia đình; báo cáo kết quả giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của trẻ ở lớp với phụ huynh bằng hình ảnh, video bài học; phụ huynh trao đổi kết quả luyện tập tại nhà, trao đổi những khó khăn hoặc thắc mắc về nội dung tự học của trẻ tại nhà; các trao đổi về phối hợp tổ chức hoạt động cho trẻ,..

+ Đến thăm trẻ tại nhà, nhất là với những trẻ đi học không đều, những trẻ có năng lực yếu để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình, các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm kĩ năng tự bảo vệ của trẻ.

- Hướng dẫn phụ huynh tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ ở gia đình.

- Huy động gia đình trẻ cùng tham gia xây dựng cơ sở vật chất phù hợp, an toàn, tiết kiệm cho hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ.

b. Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng (các cơ quan đoàn thể của địa phương như trung tâm y tế, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,..; những người có uy tín trong làng, bản; ban quản lí các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; các khu vui chơi- trải nghiệm;...)

- Thành lập mạng lưới truyền thông của cộng đồng bao gồm nhà trường, cha mẹ trẻ và các tổ chức, lực lượng xã hội; phân công cán bộ nhà trường chịu trách nhiệm giữ mối liên hệ thường xuyên với các lực lượng này.

- Tổ chức truyền thông thường xuyên đến từng người dân qua các cơ quan đoàn thể ở địa phương để nâng cao kiến thức, kĩ năng của cộng đồng về bảo vệ trẻ em và giáo dục trẻ em tự bảo vệ.

- Mời gia đình và các lực lượng xã hội trong cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến về kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ theo tiếp cận trải nghiệm.

- Đề xuất các phương án phối hợp trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ với các cơ quan đoàn thể địa phương hoặc các cơ quan, doanh nghiêp liên quan và thống nhất các nội dung có thể phối hợp trong tổ chức hoạt động, nhất là các hoạt động tổ chức ngoài nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động đến cộng đồng về việc xây dựng môi trường vật chất và tâm lí xã hội lành mạnh cho trẻ, kiên quyết có thái độ lên án, phê phán, loại bỏ các mối nguy hiểm hoặc nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Các trường mầm non thường xuyên có mối liên hệ với các lực lượng xã hội ngoài cộng đồng: già làng, trưởng xóm/bản; các tổ chức đoàn thể địa phương; các cơ quan, doanh nghiệp; các khu danh lam thắng cảnh, khu vui chơi, trải nghiệm,...

- Mỗi trường và lớp đều có ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Giáo viên có kiến thức, kĩ năng lập kế hoạch; có khả năng thuyết phục phụ huynh học sinh; tích cực tổ chức các hoạt động để trẻ được trải nghiệm rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ,...

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(246 trang)