Biện pháp 2: Xây dựng và sử dụng các tình huống giả định cho trẻ trải nghiệm mô phỏng

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc (Trang 130 - 135)

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

3.2. Biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và sử dụng các tình huống giả định cho trẻ trải nghiệm mô phỏng

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Việc sử dụng tình huống giả định cho trẻ trải nghiệm mô phỏng trong tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non có tác dụng thúc đẩy hành động, phát triển kiến thức và kĩ năng cho trẻ [128]. Khi trẻ được học thông qua việc xử lí tình huống giả định sẽ kích thích tính tích cực hoạt động, chia sẻ, thảo luận với

những thành viên khác trong nhóm, lớp; trẻ được nhận diện, làm quen với cách giải quyết tình huống cụ thể ngay trong quá trình học tập ở trường mầm non; trẻ còn có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết đa dạng các tình huống, sự việc có thể xảy ra trên thực tế. Xây dựng và sử dụng tình huống giả định cho trẻ trải nghiệm còn giúp gắn kết nội dung dạy học trong trường với thực tiễn, khắc phục tình trạng trẻ cảm thấy lúng túng, sợ hãi hoặc thiếu suy nghĩ, không có được quyết định hợp lí khi gặp phải các tình huống mất an toàn cần tự vệ. Ngoài ra, có rất nhiều tình huống xảy ra trên thực tế không thể cho trẻ trải nghiệm trực tiếp để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ được nên buộc giáo viên phải xây dựng các tình huống giả định.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

Xây dựng và sử dụng các tình huống giả định để cho trẻ trải nghiệm có thể dưới dạng trò chơi đóng vai; dạng đoạn phim hoạt hình, đoạn phim ngắn đóng vai; dạng sa bàn, con rối (rối tay, rối dẹt, rối nước,...); dạng đoạn truyện tranh hoặc mẩu truyện kể ngắn.

Xây dựng và sử dụng tình huống giả định để giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm cần được tiến hành theo các bước sau đây:

a. Xây dựng tình huống giả định

- Xác định mục tiêu và nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ: Xác định mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ là căn cứ để thiết kế tình huống giả định vì các tình huống giả định được xây dựng trên cơ sở nội dung bài học và nhằm đạt được mục tiêu chung của bài học đó.

- Thu thập dữ liệu, tư liệu: Các dữ liệu sử dụng để thiết kế tình huống giả định rất đa dạng như: từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ thực tế địa phương nơi trẻ sinh sống, từ các điều bất thường hoặc trái quy luật so với lí thuyết,... Giáo viên có thể sử dụng làm "nguyên liệu" để thiết kế các tình huống giả định cho phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm nhận thức của trẻ.

- Lựa chọn hình thức mô tả tình huống giả định: Có nhiều hình thức mô tả tình huống khác nhau. Giáo viên có thể lựa chọn hình thức mô tả tình huống dưới dạng ngôn ngữ nói (giáo viên kể một mẩu truyện ngắn hoặc đưa ra một tình huống ngắn bằng ngôn ngữ nói,...) hoặc hình ảnh (tranh ảnh, truyện tranh, sa bàn, rối,...) hoặc tri giác trực tiếp (trò chơi đóng vai, phim hoạt hình,...). Ở trường mầm non, giáo viên thường ưu tiên sử dụng hình thức tình huống mô giả định bằng hình ảnh hay tri giác để trẻ dễ dàng tưởng tượng các sự việc có trong tình huống và thu hút được sự chú ý, tập trung của trẻ hơn.

- Thiết kế tình huống giả định: Giáo viên tiến hành thiết kế tình huống giả định trên cơ sở dữ liệu được thu thập và hình thức thiết kế tình huống mô phỏng. Khi thiết kế, giáo viên cần chú ý:

+ Xác định được các mâu thuẫn trong tình huống để ngỏ cho trẻ giải quyết.

+ Quy trình giải quyết mâu thuẫn.

+ Kết quả.

Các tình huống có thể do giáo viên tự thiết kế hoặc sưu tầm sau đó lựa chọn và thiết kế lại cho phù hợp.

Bảng 3.2. Minh hoạ một số tình huống giả định sử dụng trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ (Kĩ năng nhận diện một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ)

cho trẻ 5-6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở trường mầm non

Tên bài Tình huống giả định Hình thức Kết quả giải quyết tình huống Kĩ năng xử trí khi

bị thương tích (ngã chảy máu) và gọi người giúp đỡ.

Bé và các bạn nhỏ đang vui chơi ngoài trời ở sân trường thì bé bị ngã xước và chảy máu chân. Bé sẽ làm như thế nào?

Đoạn phim hoạt hình/ Trò chơi đóng vai

Bé bình tĩnh ngồi tại chỗ và hô to lên để gọi người tới giúp đỡ hoặc nhờ bạn gần đó tìm cô giáo hoặc bác bảo vệ tới giúp.

Kĩ năng xử trí khi gặp người bị đuối nước và gọi người giúp đỡ

Bé đang đi đường thì gặp một người đang có nguy cơ đuối nước ở dưới ao, hồ,... (họ đang ra dấu hiệu bị đuối nước như cố giơ tay lên khỏi mặt nước, kêu cứu,... ) thì bé sẽ làm gì?

Đoạn phim hoạt hình/ Trò chơi đóng vai/ tình huống mô phỏng ở bể bơi

Kĩ năng phòng tránh đuối nước:

- Bé hô thật to: cứu với, có người đuối nước!

- Bé nhìn thật nhanh xung quanh xem có vật nào nổi được thì ném xuống chỗ người đang đuối nước (phao, quả

Tên bài Tình huống giả định Hình thức Kết quả giải quyết tình huống bóng,...). Bé không được lấy dây, gậy,...

cho người đang đuối nước bám vào vì bé có thể bị kéo xuống nước theo.

- Nhanh chóng chạy đi tìm người giúp đỡ nếu không ai nghe thấy và không có vật gì nổi để ném xuống nước.

Nhận biết hoả hoạn và gọi người giúp đỡ

Bé đang chơi ở nhà một mình thì nhìn thấy đồ vật trong phà bị bốc cháy và có khói bay ra (đám cháy chưa quá to). Bé sẽ làm gì để thoát hiểm và báo cho người lớn biết?

Đoạn phim hoạt hình/ Trò chơi đóng vai/ Đoạn phim tình huống/ Sa bàn/ Rối

- Vừa di chuyển vừa cúi thấp, lấy áo che mũi miệng để tìm ra cửa thoát hiểm.

- Gọi điện thoại cho người thân (nếu bé thấy có điện thoại ở nhà và biết cách sử dụng) hoặc 114.

- Hô hoán thật to để mọi người xung quanh tới giúp.

Nhận biết các mối nguy hiểm khi đi đi bộ đến trường

Bé đang đi bộ tới trường thì gặp cây to đổ ngang đường, chắn lối đi, bé sẽ làm gì?

Đoạn phim hoạt hình/ Trò chơi đóng vai/ Đoạn phim tình huống.

Bé dừng lại, quan sát xung quanh xem có người lớn không để nhờ giúp đưa qua đường hoặc bé quay về nhà nhờ người nhà đưa đến trường.

Bé đang đi bộ tới trường cùng bạn thì gặp người lạ mời bé

- Bé nói lời từ chối và không tiếp chuyện người lạ.

Tên bài Tình huống giả định Hình thức Kết quả giải quyết tình huống ngồi lên xe để đưa tới

trường, bé có đi cùng không?

- Bé cùng các bạn tự đi bộ tới trường và kể lại chuyện cho cô giáo được biết.

Bé đang đi bộ tới trường thì nhìn thấy con rắn đang nằm ở giữa đường, bé sẽ làm gì?

- Bé lùi lại, tránh xa con rắn, đợi con rắn bò ra khỏi đường mới tiếp tục đi qua.

- Nếu con rắn không bò đi, bé đợi người lớn đi qua hoặc quay lại tìm người thân giúp đỡ.

- Bé không tự ý đi lại gần con rắn hoặc đùa nghịch với rắn.

b. Sử dụng tình huống giả định

- Chuẩn bị tình huống giả định: Về đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, phương tiện dạy học; dự kiến về thời gian, không gian tổ chức; các phương pháp có thể phối hợp; dự kiến những phát sinh có thể xảy ra,...

- Giáo viên đưa ra tình huống giả định và gợi ý hướng giải quyết tình huống cho trẻ:

Giáo viên tổ chức và đưa ra tình huống theo hình thức mô tả đã được lựa chọn khi thiết kế và gợi ý hướng giải quyết cho trẻ (nếu cần). Các tình huống giả định có thể được sử dụng để gây hứng thú, gợi mở vấn đề hoặc là một phần của bài học hay phần củng cố, ôn tập trong hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

- Tổ chức cho trẻ giải quyết tình huống: Có thể cho trẻ thảo luận theo nhóm, giáo viên giúp đỡ, gợi ý bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại hoặc đóng vai như một người "bạn"

chơi cùng trẻ.

- Trẻ đưa ra kết quả giải quyết tình huống của mình hoặc giáo viên quan sát, ghi nhận kết quả giải quyết tình huống của trẻ.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả: Sau khi nhận xét, giáo viên có thể đưa ra kết quả xử lí tình huống bằng đoạn video, tranh ảnh hoặc giáo viên giảng giải cho trẻ hiểu.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Giáo viên biết cách lựa chọn hoặc biên soạn và dàn dựng các tình huống sao cho tình huống vừa mang tính thời sự, sát với thực tế vừa phải chứa đựng các thông tin đầy đủ để trẻ có thể sử dụng những thông tin ấy để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, các tình huống cũng cần hấp dẫn về hình thức tổ chức để vừa thu hút sự chú ý của trẻ, vừa kích thích trẻ phải suy nghĩ, tư duy để xử lí.

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổi theo tiếp cận trải nghiệm ở các trường mầm non khu vực miền núi phía bắc (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(246 trang)