Tăng cường hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả đào tạo phát

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH NAKASHIMA thực trạng và giải pháp (Trang 69)

5. Phân công laođộng theo độ tuổi 142 15

3.2.2.6.Tăng cường hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả đào tạo phát

triển nguồn nhân lực

Việc đánh giá hiệu quả đào tạo là bước kết thúc của một tiến trình đào tạo và cũng là bước rất quan trọng. Sau khi thực hiện, cần biết hoạt động đào tạo đã đạt được mục tiêu hay chưa? Việc đánh giá sẽ giúp cho công ty thấy được:

rõ được hiệu quả công việc qua chất lượng hoàn thành công việc được giao, qua việc vận dụng những kiến thức từ khóa đào tạo vào thực tiễn công việc cụ thể được phân công, qua thống kê doanh thu của công ty, nhận xét của Giám đốc bộ phận, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế thu về.

- Chỉ ra các thiếu sót, tìm nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm cho kế hoạch đào tạo sau.

Vì vậy, Công ty phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả đào tạo và phải dành thời gian, nhân lực và kinh phí thích đáng cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo. Trong bất kỳ một môi trường cụ thể nào, việc đánh giá và đánh giá đúng là thực sự cần thiết, vì nếu đánh giá sai sẽ gây ra rất nhiều những phản ứng tiêu cực của các thành viên trong tổ chức. Việc đánh giá không đúng sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ khi thực hiện công việc gây ra một môi trường không có sự cạnh tranh thi đua lẫn nhau. Bản thân các cá nhân trong tổ chức có tâm lý làm việc không tốt vì họ cho rằng việc thực hiện hay không thực hiện tốt đều được đánh giá như nhau. Chính vì vậy khâu đánh giá cần được quan tâm hơn.

Để có thể đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực tốt hơn Công ty có thể thực hiện theo cách lượng hoá những chi phí và lợi ích thu được từ hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Khi thực hiện một khoá đào tạo phát triển cho các cán bộ, nhân viên của Công ty cần dự tính được những khoản chi phí đầu tư cho khoá đào tạo đó, cũng như xác định những lợi ích mà khoá đào tạo đó mang lại cho cá nhân người được cử đi đào tạo và cho công ty. Nếu Công ty không tính toán những chi phí đó thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đào tạo song không sử dụng, gây ra sự lãng phí. Người được đào tạo tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa chắc đã bù đắp được những chi phí đó, thậm chí chất lượng đào tạo đó vẫn chưa được nâng cao thực sự.

tra chất lượng ở một số vị trí, một số chức danh theo định kỳ hoặc đột xuất… Công tác kiểm tra này cần được thực hiện bởi một hội đồng đánh giá. Hội đồng này bao gồm các chuyên gia kiểm soát chất lượng, các nhà tư vấn, các nhà chuyên môn và các nhà quản lý. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, công ty sẽ đánh giá được chất lượng, hiệu quả của các chương trình đào tạo và bồi dưỡng của toàn công ty, rút ra được những mặt tích cực, hạn chế, tìm ra các nguyên nhân để làm căn cứ cải tiến, điều chỉnh chương trình và phương pháp đào tạo.

- Để thực hiệu có hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng đào tạo, cần phải có hệ thống kiểm tra, giám sát khoa học, hợp lý. Vì vậy, Công ty cần chú ý thiết kế, xây dựng và điều hành hoạt động để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống kiểm tra theo dõi, giám sát chất lượng sau đào tạo và hiệu quả sử dụng chi phí đối với công tác đào tạo.

- Công ty cần thiết kế và xây dựng quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động sau khi được đào tạo. Quy trình đánh giá này phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí đánh giá mang tính định lượng và dựa trên các lợi ích thực tế đem lại cho cá nhân người lao động được đào tạo, cho đơn vị và cho toàn công ty.

Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động sau đào tạo ít nhất phải được dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

+ Những thay đổi có được trong quá trình thực hiện công việc của người lao động sau khi được đào tạo.

+ Phản hồi đánh giá học viên khi kết thúc đào tạo từ các cơ sở đào tạo về cho Công ty.

+ Các dữ kiện minh chứng cho mức độ tiếp thu và nhận thức được của học viên khi kết thúc đào tạo, bao gồm: sự gia tăng hiểu biết về kiến thức, chuyên môn; sự cải thiện về thái độ làm việc; chất lượng thực hiện công việc được nâng cao.

giáo viên thực hiện chức năng đào tạo, chi phí xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo.

+ Kết quả đánh giá thu thập được từ đồng nghiệp, các nhà quản lý thông qua điều tra bằng các hình thức: phỏng vấn, bảng hỏi thăm dò… đối với người lao động trước và sau khi được đào tạo để ghi nhận sự tiến bộ của họ.

Các kết quả thu được từ công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc cần phải được báo cáo cho Ban giám đốc công ty để ghi nhận tính hiệu quả của các chương trình đào tạo cho người lao động, đánh giá mức độ phù hợp hay không phù hợp theo yêu cầu của công ty. Báo cáo kết quả này phải đảm bảo đầy đủ các số liệu sau:

+ Số lượng người lao động được tham gia các chương trình đào tạo. + Số lượng người lao động quan tâm đến các chương trình đào tạo. + Số ý kiến phản hồi về việc thỏa mãn đối với các chương trình đào tạo. + Sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực hoặc các thành tích lập được của người lao động sau khi được tham gia các chương trình đào tạo.

+ Các hành vi và thái độ tích cực trong việc sử dụng các kỹ năng thu nhận được của người lao động sau khi tham gia các chương trình đào tạo.

Ngoài các nội dung trên, để hỗ trợ và nâng cao chất lượng công tác đào tạo NNL, một trong những công việc công ty cần thực hiện đồng bộ đó là công tác định hướng nghề nghiệp cho nhân viên

Để tạo điều kiện cho nhân viên định hướng nghề nghiệp một cách chính xác, phù hợp với năng lực, sở trường và ngày càng phát triển nghề nghiệp của mình, công ty cần chú ý thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, thiết lập các mục tiêu nghề nghiệp cho từng loại nghề nghiệp và kịp thời cung cấp thông tin về cơ hội nghề nghiệp trong Công ty cho người lao động để họ có đủ thời gian chuẩn bị tham gia nghề nghiệp mới phù hợp hơn.

thảo tư vấn nghề nghiệp để nhân viên hiểu rõ các mục tiêu, các yêu cầu đối với mỗi loại nghề nghiệp ở trong Công ty hiện nay và có trong tương lai.

Ba là, thông qua công tác đánh giá nhân viên, công ty chính thức thông báo cho nhân viên biết về năng lực thực hiện công việc và khả năng phát triển nghề nghiệp của mình.

Bốn là, thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, định kỳ luân phiên thay đổi công việc, mở rộng phạm vi công việc để nhân viên tự nâng cao tay nghề của mình. Bên cạnh đó, nhằm sàng lọc, sắp xếp, bố trí nhân viên vào những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp nhất. Vì vậy, việc tính toán chi phí đào tạo và lợi ích thu được từ việc đào tạo là một việc làm cần thiết.

Một phần của tài liệu Đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH NAKASHIMA thực trạng và giải pháp (Trang 69)