Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 85 - 88)

ging viên đang ging dy để phù hp vi khung năng lc chun.

Chuẩn về trình độ chuyên môn trước hết được đánh giá thông qua bằng cấp. Theo luật giáo dục, giáo viên dạy ở các trường Cao đẳng và Đại học phải có bằng cử nhân, kỹ sư trở lên. Nếu đánh giá dựa trên tiêu chí này thì 100% giảng viên của Trường CĐ Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đều đạt chuẩn. Song do xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, tiêu chí ấy không còn phù hợp nữa. Xu hướng của nền giáo dục hiện đại giảng viên các trường Cao đẳng, Đại học phải có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, chí ít cũng

đã qua các lớp đào tạo sau Đại học. Nếu là cử nhân hay kỹ sư phải là loại khá, giỏi trở lên và sau 5, 6 năm giảng dạy, họ phải có đủđiều kiện học tập và đào tạo ở cấp bậc cao hơn.

Để định hướng cho sự phát triển của Trường hiện tại và tương lai, Trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên từ nay đến năm 2020. Và để đạt

được kế hoạch đề ra, trường cần phải có những giải pháp thực hiện cụ thể như: - Một là, mạnh dạn tăng chỉ tiêu và gửi giảng viên trẻ đi đào tạo cao học và nghiên cứu sinh trong nước và ngoài nước. Để biện pháp này có thể triển khai đạt kết quả cần có sự chủđộng từ cả hai phía: lãnh đạo nhà trường và giảng viên.

Về phía trường, cần xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, trong đó xác định rõ chỉ tiêu cửđi học cao học và nghiên cứu sinh hàng năm, kế hoạch hỗ trợ kinh phí đào tạo và sinh hoạt khi giảng viên theo học, những

điều kiện ràng buộc đối với giảng viên (buộc chuyển công tác khi giảng viên không theo học cao học; sau khi tốt nghiệp quay về trường giảng dạy không được tự do thuyên chuyển công tác…)

Về phía giảng viên, người giảng viên cần nhận thức sâu sắc học cao học và nghiên cứu sinh là lẽ sống còn để trở thành người giáo viên giảng dạy cao đẳng và

đại học. Từđó có ý thức và quyết tâm theo học các khóa đào tạo cao học và nghiên cứu sinh, khắc phục mọi khó khăn đểđạt kết quả cao.

77

- Hai là liên kết với các trường Đại học, các học viện, viện nghiên cứu mở

các lớp đào tạo cao học tại chỗ

- Ba là khuyến khích mọi giảng viên tự nâng cao và bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. Đồng thời nhà trường cần phải: Mở các lớp chuyên đề chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, coi đây là hình thức thường xuyên, có cơ chế kiểm tra, đánh giá chu đáo. Mạnh dạn dùng kinh phí trợ cấp, hỗ trợ, ưu đãi cho giảng viên có kết quả

cao khi theo học các khóa đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh…Đưa nội dung

đào tạo và nâng cao chuyên môn vào thi đua.

- Bốn là tổ chức kèm cặp theo kiểu truyền nghề giữa giảng viên có thâm niên công tác cao với giảng viên trẻ. Để công việc này thực hiện tốt nhà trường cần xây dựng quy chế phục vụ cho hình thức bồi dưỡng này.

V nghip v sư phm, bên cạnh việc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nhà trường cần chú trọng chuẩn hóa về trình độ nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy. Thực tế

cho thấy phần lớn giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế trường Công nghiệp Hà Nội tốt nghiệp ở các trường không thuộc ngành sư phạm. Vì thế không ít giảng viên trẻ khá lúng túng trong khi giảng dạy. Các giảng viên lớn tuổi, thâm niên giảng dạy nhiều chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Hơn nữa phương pháp giảng dạy cao đẳng, đại học khác hẳn với phương pháp dạy ở phổ thông, nên các giảng viên đã qua trường lớp sư phạm cũng không khỏi vấp váp khi giảng dạy.

Để chuẩn hóa phương pháp giảng dạy, tạo cho giảng viên thói quen với phương pháp và kỹ năng, kỹ xảo triển khai các bài giảng ở bậc đại học thì theo tác giả, nhà trường cần thực hiện các công việc sau

Cần tập trung trang bị cho giảng viên những kiến thức về giáo dục và tâm lý học, phương pháp giảng dạy đại học, kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy: Giảm bớt phần lý thuyết, tăng phần thực hành, tay nghề. Tăng cường dẫn liệu từ thực tế, qua thực tếđể chứng minh lý luận, tránh lối dạy chay. Đưa việc sử dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào quá

78

trình giảng dạy. Tích cực bồi dưỡng giảng viên thông qua hình thức trợ giảng, chuyển giảng và thử việc

V kiến thc tin hc, ngoi ngữ. Trong xu thế hội nhập, ngoại ngữ trở thành một công cụ rất quan trọng thì trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên nhà trường cần phải được nâng cao hơn nữa. Vì hiện nay nước ta có rất nhiều dự án quốc tế về

giáo dục nghề nghiệp, hàng loạt giảng viên của nhà trường được gửi đi đào tạo, tham quan ở nước ngoài và có rất nhiều tổ chức của người nước ngoài đến giảng dạy cũng như cung cấp tài liệu tại các trường, họ sử dụng chủ yếu là tiếng Anh. Vì vậy, mỗi giảng viên trong nhà trường phải tự ý thức về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữđể đầu tư thời gian cho môn học này. Nhà trường cần động viên, khuyến khích, đồng thời cũng cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá định kỳ nhằm kịp thời bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên.

Tin học cũng là một công cụ quan trọng được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội nhất là trong công việc dạy học. Nhờ có máy tính và công nghệ thông tin mà việc soạn giảng của giảng viên có thể thực hiện thuận lợi hơn, và giảng viên có thể cập nhật được các kiến thức mới để đưa vào bài giảng của mình một cách tiện lợi, dễ dàng hơn. Hiện nay đa số giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản là chủ yếu mà chưa khai thác hết những tính năng, tác dụng cũng như

các phần mềm trên máy. Để giúp giảng viên sử dụng tốt các phần mềm máy tính, nhà trường cần thường xuyên mở lớp tập huấn máy tính và coi việc sử dụng tin học trong giảng dạy là bắt buộc đối với giảng viên.

Kiến thc v thc tế sn xut: Hiện nay do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ máy móc thiết bị của nhà trường thường xuyên bị lạc hậu, nhà trường cũng không thể đầu tư thiết bị mới để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Do vậy, giảng viên nhà trường sẽ bị hạn chế về kiến thức thực tế nếu không

được tham quan, kiến tập tại các nhà máy, xí nghiệp có sử dụng máy móc thiết bị

cần xây dựng một quy trình tuyển dụng phù hợp và coi công tác tuyển dụng giảng viên như hiện đại. Để bù đắp sự thiếu hụt này, nhà trường cần có sự liên kết, hợp tác với một số nhà máy, công ty có sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại để

79

đội ngũ giảng viên của nhà trường có thể thường xuyên tiếp xúc với thực tế sản xuất và công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 85 - 88)