Yêu cầu về kiến thức (KT)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 31 - 100)

- V kiến thc xã hi (KT1):

+ Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Đây được xem như phẩm chất chính trị của người giảng viên.Việc giảng viên nắm vững các chủ trương , chính sách, đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước sẽ giúp giảng viên đứng vững trên lập trường của Đảng, của nhà nước pháp quyền XHCN có chính kiến trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Định

Về kỹ năng Về thái độ

Tiêu chí đánh giá giảng viên

23

hướng niềm tin lí tưởng cho HSSV về vai trò của Đảng của nhà nước trong quản lí, lãnh đạo đất nước.

+ Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn (luật giáo dục, luật lao động, luật công chức, viên chức, các thông tư, nghị định, luật..). Có nắm vững được luật người giảng viên mới tinh thông về nghiệp vụ, giảng dạy mới theo kịp các chuẩn mà nhà nước đặt ra.

+ Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế: Không chỉ được trang bị các kiến thức chuyên môn mà người giảng viên còn phải có tầm hiểu biết về văn hóa xã hội trong nước và quốc tế rộng; đồng thời có khả

năng tự học, tự nghiên cứu, không ngừng bổ xung hoàn thiện vốn tri thức để đáp

ứng yêu cầu ngày một cao và mới cho sinh viên.

Người giảng viên có tri thức và tầm hiểu biết rộng thể hiện ở chỗ:

- Nắm vững và hiểu biết rộng lĩnh vực mình phụ trách: đó không chỉ là kiến thức chuyên môn qua kiến thức sách vở, mà là những kiến thức thực tế qua việc đúc rút kinh nghiệm lâu năm giảng dạy; các tình huống sư phạm vô cùng phong phú mà có lẽ sách vở, kiến thức còn chưa cập nhật đến. Do đó đòi hỏi người giảng viên phải không ngừng tự học, tự giáo dục. Như C. Mác đã nói: nhà giáo dục cũng cần phải thường xuyên được giáo dục.

- Thường xuyên theo dõi những xu hướng, những phát minh khoa học, biết tiến hành nghiên cứu khoa học và có những hứng thú lớn lao đối với nó. Áp dụng các phát minh khoa học vào nội dung kiến thức bài giảng. Có như vậy người giáo viên sẽ luôn làm mới kiến thức và sinh động, hấp dẫn người học.

- Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình,

đầy đủ ý thức để thấm hút vòa mình mọi tinh hoa của khoa học, của nền văn hóa nhân loại.

Để có yêu cầu này không có gì hơn đòi hỏi ở người giảng viên phải có hai yếu tố cơ bản trong chính mình. Nhu cầu về sự mở rộng tri thức và tầm hiểu biết (nó là nguồn gốc của tính tích cực và động lực của việc tự học), những kỹ năng để

24

làm thỏa mãn nhu cầu đó (phương pháp dạy học). Một vĩ nhân nếu không thường xuyên tự bồi dưỡng thì cũng dần dần mất hết nhu cầu trí tuệ và hứng thú tinh thần và lúc đó còn gì là vĩ nhân, huống chi là một người giảng viên.

+ Nắm được chiến lược phát triển của Khoa, Nhà trường. Một giảng viên chân chính phải nắm được lịch sử phát triển của nhà trường, của Khoa, Bộ môn để

từđó biết trân trọng môi trường mình cống hiến. Hơn nữa, những kế hoạch có tính chiến lược về sự phát triển chung của nghà trường, Khoa, bộ môn giảng viên cần phải biết nắm được để chung tay, góp sức cho sự phát triển ấy. Nếu người giảng viên thờ ơ, không quan tâm đến điều đó cũng có nghĩa giảng viên đã không nhận thấy vai trò của mình đối với nhà trường, cũng không có động lực trong quá trình làm việc.

- V kiến thc chuyên môn (KT2):

+ Nắm vững kiến thức chuyên môn, áp dụng có hiệu quả trong bài giảng của mình. Kiến thức chuyên môn của giảng viên là kiến thức mà giảng viên đã được đào tạo ở bậc Đại học, song đó mới chỉ là những kiến thức còn hết sức cơ bản. Muốn

đảm nhiệm vai trò người thầy, giảng viên cần phải đọc kiến thức chuyên môn thông qua sách báo, tạp chí chuyên nghành, các văn bản quy phạm pháp luật.. Những kiến thức mà giảng viên đã tích lũy được một lần nữa phải được ‟gia cố” bằng nghiệp vụ sư phạm để quá trình truyền đạt trở nên hiệu quả và sự tiếp thu của người học trở

nên tốt hơn.

+ Được giảng dạy đúng chuyên ngành được đào tạo. Việc giảng viên được bố trí giảng dạy đúng chuyên nghành giúp giảng viên phát huy sở trường và thế

mạnh của mình, vững vàng, tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức. Ngược lại giảng viên bị bố trí giảng dạy không đúng với chuyên ngành đào tạo sẽ không có

điều kiện đi sâu kiến thức chuyên môn, giảng dạy chỉ dừng lại ở mức vừa đủ... Và như thế người dạy sẽ không có cảm hứng còn người học sẽ là người gánh chịu thiệt hại nhất

25

+ Nắm vững các quy định, quy chế về công tác HSSV. Ngoài kiến thức chuyên môn, giảng viên cần có những hiểu biết các quy định, quy chế về HSSV. bởi đối tượng của họ chính là HSSV. Về mặt lí luận, muốn cải biến được nhân cách của đối tượng giảng viên cần hiểu rõ vềđối tượng. Về thực tế, ngoài tinh thông kiến thức, nắm vững các quy định, quy chế về sinh viên sẽ giúp giảng viên có thể giúp

đỡ HSSV giải quyết các khó khăn liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện.

Đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng phải đạt trình độ đào tạo chuẩn do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học và phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Được phân công giảng dạy đúng chuyên ngành của mình được đào tạo. Chuyên môn của giảng viên cao đẳng khác với giáo viên giảng dạy học sinh phổ thông ở chỗ: giảng viên phải nắm vững nghề nghiệp ở mức độ chuyên sâu. Lý thuyết chuyên môn là tri thức của kỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng. Mọi kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp hình thành đều trên cơ sở nắm vững lý thuyết của kỹ năng, kỹ xảo đó.

Nắm vững chuyên môn sẽ giúp khẳng định vai trò và vị trí của người giảng viên. Người giảng viên trước hết phải là người giỏi về chuyên môn. Có trình độ

chuyên môn giỏi mới có khả năng truyền thụ tốt nhất những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cho người học. Bản thân sự thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho quá trình đào sâu nghiên cứu nghề nghiệp chuyên môn. Ngoài ra, người giảng viên còn phải có tay nghề, thông qua thao tác nghề nghiệp thực tế của giảng viên, người học sẽ có cái nhìn trực quan về công việc. Người học không chỉ hiểu rõ hơn về công việc chuyên môn thực tế mà còn tự

mình củng cố, hệ thống lại kiến thức chuyên môn. Đồng thời thông qua công việc thực tế, người học còn có khả năng hình thành và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của riêng mình. Do đó, yêu cầu người giảng viên trong quá trình hướng dẫn thực tế phải dễ hiểu, tuyệt đối chính xác và có tính khoa học, tính sư phạm cao.

Để đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục hiện nay đòi hỏi giảng viên phải có trình độ chuyên môn cao, phải nắm vững những nguyên lý cơ bản, những nội

26

dung chính của môn mình phụ trách. Ngoài việc nắm vững nội dung môn học như đòi hỏi cấp thiết, người giảng viên còn phải ứng dụng môn học đó vào các công trình nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

+ Kiến thức tin học, ngoại ngữ: đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngoại ngữ

là phương tiện cần thiết để giảng viên có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu chuyên môn của nước ngoài. Nó cũng là phương tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm với bạn bè trên thế giới. Với kiến thức tin học nhất định giảng viên có thể áp dụng vào bài giảng của mình thêm phần sinh động và có thể truy cập những thông tin cần thiết.

1.3.2. Yêu cu v k năng(KN)

Một số kỹ năng cụ thể của giảng viên trong trường cao đẳng như:

- K năng v ging dy (KN1): là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng của người giảng viên bởi vì nhiệm vụ chính của giảng viên là dạy học. Kỹ năng này

được tạo thành bởi các kỹ năng thành phần sau:

+ Kỹ năng chuẩn bị bài giảng: Đòi hỏi người giảng viên phải lựa chọn được các loại tài liệu tham khảo, xác định được mục đích, yêu cầu và các kiến thức, kỹ

năng cơ bản, lựa chọn được phương pháp giảng dạy, các bước hướng dẫn để hình thành kỹ cho người học, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với từng bài giảng và trình độ tiếp thu của người học.

Kĩ năng chuẩn bị bài giảng càng tốt bao nhiêu thì quá trình lên lớp tiến hành bài giảng càng đạt hiệu quả cao bấy nhiêu. Một giảng viên không thể truyền đạt kiến thức tốt nếu như bản thân họ không có kĩ năng chuẩn bị bài tốt. Nếu giảng viên chuẩn bị bài sơ sài, lựa chọn sai phương pháp, xác định không đúng mục tiêu, yêu cầu của bài giảng sẽ làm cho quá trình dạy- học đi đến thất bại.

Mặt khác, tùy từng nội dung, tùy từng môn học, tùy từng đối tượng mà người giảng viên lựa chọn phương tiện, thiết bị phù hợp.

Rõ ràng kĩ năng chuẩn bị bài tốt sẽ đóng vai trò quyết định tạo nên sự thành công của bài giảng.

27

+ Kỹ năng tiến hành bài giảng: Sau giai đoạn chuẩn bị sẽ là giai đoạn thực hiện bài giảng, giảng viên truyền thụ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho người học thông qua hoạt động giảng dạy thực tế trên lớp. Giảng viên phải là người có khả

năng tổ chức các hoạt động, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong suốt giờ học. Các hoạt động cụ thể của giảng viên trên lớp như: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng dạy bài mới, định hướng cho sinh viên tự học…Để việc giảng dạy có hiệu quả giảng viên phải có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học

đồng thời kết hợp với những nguyên tác truyền đạt như đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp, từ cụ thểđến trìu tượng…

Từ xa xưa, quá trình giảng dạy chủ yếu dựa trên phương pháp thuyết trình, nghĩa là người thầy đóng vai trò quyết định trong việc truyền đạt kiến thức và sử

dụng ngôn ngữ nói là chính. Ngày nay với những tiến bộ của khoa học- công nghệ

quá trình giảng dạy dựa trên nhiều phương pháp, nhiều phương tiện và do đó người học có cơ hội được phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc nắm bắt kiến thức.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới trong công tác giáo dục - đào tạo, người giảng viên không giảng lại bộ trên lớp những gì đã có trong giáo trình mà yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu. Đây là phương pháp giảng dạy đòi hỏi tính tích cực từ hai phía: Người dạy và người học. Đặc biệt đối với người dạy phải biết lựa chọ phần trọng tâm, phải chọn giảng những nội dung cơ bản nhất, phải biết nêu vấn đề để người học suy nghĩ và tìm cách luận giải. Như vậy, một người giảng viên giỏi không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho người học mà còn là người luôn biết khơi dậy và phát huy trí tuệ của người học. Stec-bec, một nhà khoa học người Đức đưa ra nhận xét rằng: giảng dạy bình thường là người thầy giáo đem chân lý đến cho học sinh, giảng dạy giỏi là người thầy giáo hướng dẫn cho học sinh tự tìm ra chân lý.

Như vậy kĩ năng tiến hành bài giảng được xem là thành công khi người giảng viên biết hướng dẫn, khơi dậy sự ham mê khám phá tìm hiểu kiến thức của người học. Khiến cho người học không chỉ làm chủ kiến thức ngay khi ngồi trên

28

lớp, mà còn có một phương pháp khoa học để tự học, tự tìm hiểu,tự lĩnh hội thêm kiến thức thông qua các nguồn tài liệu, các phương tiện khoa học kĩ thuật tiên tiến. Trên một phương diện nào đó, người thầy phải truyền được “lửa” cho học trò trong tiến trình tìm kiếm tri thức khoa học.

- K năng s dng thiết b và phương tin dy hc (KN2): sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ dẫn tới sự xuất hiện hàng loạt các phương tiện và thiết bị giảng dạy hiện đại như projector, overhead, bảng điện tử. Hiểu biết và có khả năng sử dụng các thiết bị và phương tiện này sẽ đang trở thành một nhiệm vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp thiết đối với người giảng viên. Thử hình dung trong một giờ học, nếu giảng viên có khả năng sử dụng các mô hình, đoạn phim có tính hiện thực cao sẽ làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn sự chú ý và tạo hiệu quả cao trong nhận thức của sinh viên.

Điều này đồng nghĩa với việc dạy tốt và học tốt.

- K năng v ngôn ng và giao tiếp sư phm (KN3): Đó là năng lực biểu

đạt rõ ràng mạch lạc ý nghĩa và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt,

điệu bộ, thể hiện trong việc xử lý các mối quan hệ thường ngày cũng như trong hoạt

động sư phạm. Bằng ngôn ngữ người giảng viên truyền tải thông tin đến cho người học, điều khiển quá trình học tập. Ph.Angghen –đã từng nói: ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Giảng viên có ngôn ngữ rõ ràng, diễn cảm sẽ giúp cho người học hiểu bài tốt hơn, người học sẽ tập trung chú ý trong giờ giảng. Ngôn ngữ còn là yếu tố của tài năng sư phạm, nhiều giảng viên nhờ

có khả năng diễn đạt tốt mà làm cho người học yêu môn học hơn.

Ngôn ngữ của người giảng viên không chỉ có ngôn ngữ nói, mà còn có ngôn ngữ viết và ngôn ngữ “ phi ngôn ngữ”- đó là ngôn ngữ hành vi, là thái độ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười.

Kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong hành trang của người giảng viên. Thực chất dạy học là quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Kỹ năng này bao gồm những hành động liên quan đến việc xác lập có tính chất sư phạm những mối liên quan giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Kỹ năng giao tiếp được thể

29

dạy và học. Kỹ năng giao tiếp của giảng viên còn được thể hiện ở sự lịch thiệp trong

ứng xử sư phạm, là sự mẫu mực, là sự chăm sóc ân cần của giảng viên đối với sinh viên. Nó được thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày.

- K năng v hiu biết và cm hóa sinh viên (KN4): Năng lực hiểu sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục; năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình đến sinh viên về mặt tình cảm và ý chí, hướng dẫn sinh viên đạt được những mục tiêu cụ thể trước mắt. Nói cách khác, giảng viên làm cho các em nghe, tin và làm theo bằng tình cảm và cả niềm tin.

- K năng t chc hot động giáo dc (KN5): quá trình giáo dục thực chất cũng là một quá trình tổ chức trong đó có sự kết hợp giữa các hoạt động như: hoạt

động học tập, hoạt động vui chơi, sinh hoạt…Do đó trong hoạt động của mình đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng về tổ chức: tổ chức, điều khiển hoạt động học của sinh viên trên lớp, hướng dẫn thực tập, thăm quan thực tế, cũng như các hoạt động ngoại khóa khác. Kỹ năng tổ chức là một nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên trên con đường thực hiện mục tiêu giáo dục: giáo dục cho con người phát triển toàn diện.

1.3.3. Yêu cu v thái độ(TĐ).

Luật giáo dục quy định: nhà giáo phi là người có phm cht, đạo đức, tư

tưởng tt. Nhà giáo phi gi gìn phm cht, không ngng hc tp, rèn luyn để

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 31 - 100)