Những thách thức đối với sự phát triển của trường Cao đẳng Kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 74 - 78)

Công nghip Hà Ni đến năm 2020

Sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực giáo dục- đào tạo nói riêng. Nó đòi hỏi người lao động từ các nhà quản lý cho đến công nhân lành nghề ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế phải được đào tạo dưới một hình thức nhất định, có kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm, nắm bắt được những biến đổi của khoa học- công nghệ đang diễn ra rất nhanh chóng. Ở nước ta hiện nay phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, tỉ lệ lao

động qua đào tạo còn thấp, mới đạt khoảng 30% trong tổng số nguồn lao động cả

nước. Mục tiêu đặt ra vào năm 2010 đạt 40% và đến năm 2020 kết thúc quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nguồn nhân lực phải được qua đào tạo là 60% trong tổng lao động xã hội. Xuất phát từ yêu cầu đó, nhiệm vụ đặt ra đối với toàn ngành Giáo dục và đào tạo, mà trong đó đội ngũ giáo viên (đặc biệt là đội ngũ giáo viên ở

các trường cao đẳng- đại học, các trường nghề….) đóng vai trò là nòng cốt đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Để gánh vác được trọng trách to lớn mà xã hội đặt ra

đòi hỏi đội ngũ giảng viên trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội nói riêng cần phải được phát triển theo hướng cả chiều rộng lẫn bề sâu. Về mặt chiều rộng, lực lượng giảng viên cần phát triển về mặt số lượng sao cho đáp ứng với tỉ lệ quy định mà Bộ Giáo dục ban hành (tra cứu tài liệu chỗ này). Về mặt chiều sâu, lực lượng giảng viên cần đạt chuẩn, đó là được trang bị sâu rộng những kiến thức cần thiết, có trình độ chuyên

66

môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực quản lý cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh…phù hợp với cơ cấu loại hình nhân lực; người giảng viên phải được tạo điều kiện đến mức tốt nhất cả về vật chất cũng như tinh thần để phát huy hết tài năng và trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Nhất là loại hình nhân lực giáo dục - đào tạo ở những lĩnh vực, ngành quan trọng như: tin học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý hoặc đội ngũ nguồn nhân lực giáo dục -

đào tạo ở những ngành nghề đang cần thiết khác…Nhằm đáp ứng tốt, kịp thời những yêu cầu trong mỗi giai đoạn của quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tiếp cận kinh tế tri thức đặt ra

Theo phương hướng phát triển chung đó, định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Cụ thểđến năm 2020 các tiêu chí đặt ra như sau:

- Phát triển quy mô, mở rộng ngành nghề đào tạo: Để phát triển về quy mô

đào tạo, một trong những bước đi đầu tiên có tính chất quyết định là nhà trường tiếp tục nâng cấp thành một trường Đại học có tên tuổi và tầm cỡ trong việc đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ kinh tế của đất nước. Lịch sử phát triển nhà trường trong những năm qua, đặc biệt tính từ năm 2006 tức là khi nhà trường trở thành một trường Cao Đẳng, số lượng thí sinh đến dăng kí dự thi và học tập tại trường là rất cao.(trích số liệu từ nguồn tuyển sinh của nhà trường). So sánh với các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn Bộ Công thương thì quy mô của trường cũng xếp thứ hai sau Đại học Công nghiệp Hà nội. Điều này phản ánh, một mặt chất lượng đào tạo của nhà trường được xã hội thừa nhận, cũng như sự yên tâm của người học khi gắn bó với ngôi trường này. Đứng trước xu thế chung của đất nước, sự cạnh tranh khốc liệt của các cơ sở giáo dục khác cùng đào tạo nguồn nhân lực về trình độ kinh tế, sự vươn lên để trỏ thành một trường Đại học là một tất yếu khách quan của sự

phát triển của nhà trường. Điều này đảm bảo hệ thống 3 lợi ích: lợi ích người học - lợi ích người dạy - lợi ích của tập thể, xã hội. Đối với người học đó là nhu cầu

được đào tạo ở một trình độ cao, ở một cơ sởđào tạo uy tín; đối với người dạy, một khi người học số lượng ngày càng đông sẽ đáp ứng nhu cầu việc làm và thu

67

nhập. Đối với nhà trường ngày càng khẳng định uy tín và vị thế trong hệ thống các trường Đại học.

Tiếp tục mở rộng các ngành nghềđào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Hiện nay nhà trường đã có các chuyên ngành đào tạo như: Kế toán doanh nghiệp công nghiệp, Kế toán Tổng hợp, Tin học kế toán, Quản trị

doanh nghiệp, Quản trị nhân sự, Tin họcquản lí, Tài chính doanh nghiệp, Tin học

ứng dụng. Năm học 2011- 2012 nhà trường mở thêm ngành Tài chính Ngân hàng vì

đây là nghành xu hướng xã hội đang rất cần. Thực tế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tồn tại ở nước ta từ năm 1986 cho đến nay, đang rất cần những cán bộ kinh tế năng động, có tư duy sáng tạo. Các thành phần kinh tế được phép “bung ra” đã khiến cho sức sản xuất được “ cởi trói”. Các mô hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang rất cần những cán bộ kinh tế dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì trường Cao

Đẳng Kinh tếđược xem như “chiếc nôi” ươm mầm những cán bộ kinh tế.

Việc tiếp tục mở rộng các ngành nghề càng làm tăng sức hấp dẫn cho người học khi đã gắn bó với nhà trường. Xét về bản chất, đây là sự đa dạng hóa “thực

đơn” để khách hàng - người học có quyền chọn “món ăn” mà họưa thích.

Đổi mới mục tiêu đào tạo, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo nói chung là hướng đến con người, nhằm thay đổi trạng thái nhân cách của họ. Mục tiêu đào tạo của nhà trường trong nhiều năm qua luôn lấy người học làm trung tâm của quá trình Dạy và Học. Đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học đó là chất lượng đào tạo- được xem như tiêu chí hàng đầu mà nhà trường hướng tới. Tất cả các văn bản có tính pháp luật như các Quy chế, Quy định, Luật… đối với người học do nhà nước hay Bộ Giáo dục, Bộ công thương ban hành đều được nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc. Ngoài ra, các chính sách liên ngành áp dụng cho người học - HSSV cũng được nhà trường thực hiện kịp thời, công khai và minh bạch. Các chỉ tiêu, biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cũng luôn được đặt ra trong các nghị quyết của ĐW nhà trường, biến thành các quan điểm chỉđạo cho các cấp chính

68

quyền, các Đoàn thể, các hội thực hiện. Có thể khẳng định, cả một hệ thống chính trị của nhà trường luôn coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo và điều đó được xem là nguyên tắc sống - còn của trường CĐKTCNHN.

Phát triển quy mô đào tạo trên cơ sở nâng cao năng lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất một cách đồng bộ. Mở rộng liên kết thêm hệđào tạo.

- Thực hiện đào tạo đa cấp, đa ngành, cung cấp đủ nguồn nhân lực phục vụ

cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trường đủ về số lượng,

đồng bộ, đạt chuẩn hóa về chất lượng; có lòng yêu nghề và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo chung của đất nước. Ra sức đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện và trang thiết bị dạy học để

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đánh giá, phân loại, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý để bố trí, sử dụng hợp lý. Có chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ có trình độ cao. Đổi mới công tác quản lý nhà giáo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức. Thực hiện tốt việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và bồi dưỡng cán bộ quản lý. Tích cực kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý; thực hiện tốt cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lí của nhà trường đang được quy hoạch lại. Nhìn một cách tổng thể, cán bộ quản lí như những “bộ khung” của cả một cỗ máy của nhà trường đang vận hành. Những cán bộ chủ chốt được đề bạt đều là những giáo viên kì cựu, lâu năm gắn bó với sự nghiệp giảng dạy. Ỏ họ, không chỉ là những người am hiểu sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn, có kiến thức về lĩnh vực xã hội, nắm vững các quy chế mà hơn hết họ chính là người nhiệt tinh, sáng tạo, gương mẫu và tràn đày trách nhiệm; uy tín trước tập thể. Cán bộ chủ chốt trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Độ tuổi trung bình khoảng 35- 36, đây là

69

không có nghĩa là hạ thấp “chuẩn” cán bộ, trẻ hóa để nâng cao sức sáng tạo, trí tuệ . Trong nghị quyết Đảng bộ trường CĐKTCN có nêu: cán bộ chủ chốt phải là những người tốt nghiệp trên đại học, nghĩa là học vị phải đạt từ Thạc sỹ trở lên. Hiện tại 100% cán bộ chủ chốt đều có học vị Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ.

Về phía giảng viên của nhà trường cũng luôn được đặt vào vị trí xứng đáng

để nhà trường quan tâm. Giảng viên luôn được coi là ‟công dân số 1” của nhà trường trong mọi chếđộ chính sách. Từ ban đầu là khâu tuyển dụng, cho đến chính sách sử dụng, đãi ngộ

- Đầu tư tài chính và cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo: Thực hiện mức thu học phí theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích lũy đểđầu tư và phát triển. Xóa mọi nguồn thu khác ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh. Thực hiện cơ chế tài chính để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tiếp tục mở rộng thực hiện cơ chế khoán biên chế, kinh phí, nâng cao hiệu quả quản lý. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí, Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy, học tập, các phòng thí nghiệm….Quy hoạch xây dựng trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Tăng cường mối liên kết giữa trường và các đơn vị bạn, dịch vụ. Xây dựng và hình thành hệ thống thông tin đào tạo như nhu cầu của thị trường lao động. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu xã hội.

- Đổi mới tổ chức, quản lý: đổi mới và tổ chức quản lý, sắp xếp cơ cấu tổ

chức theo hướng gọn nhẹ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

3.1.2. Nhng yêu cu đối vi ging viên Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghip Hà Ni đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 74 - 78)