Từ cơ chế, chính sách của nhàn ước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 45 - 100)

Nhà nước có cơ chế, chính sách động viên, phát triển tài năng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn. Chính sách khuyến khích có thể thực hiện bằng hình thức vật chất hoặc tinh thần hoặc biểu dương kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi tay nghề học sinh sinh viên để khuyến khích giáo viên phát huy năng lực của mình trong vấn đề dạy học.

Cơ chế, chính sách trong giáo dục bắt nguồn từ chủ trương của Đảng nhà nước những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong chỉđạo, phát triển giáo dục

đó là

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu. phát triển giáo dục là nền tảng, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Xây dựng một nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ

khoa học công nghệ..

- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và toàn dân.

- Khắc phục các tình trạng bất cập trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục.

Với những chủ trương trên, cơ chế quản lí đối với giảng viên có sự thay đổi. Về cơ bản có thể thấy rằng: Từ năm 1986 khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập

37

trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì cơ chế quản lí trong giáo dục cũng theo đó biến đổi. Từ quản lí hành chính sang quản lí theo khối, chất lượng giảng dạy đã khiến người giáo viên không bị bó hẹp trong thời gian của 8 giờ “vàng ngọc”. Thay vào đó người giảng viên ngoài thời gian lên lớp theo quy định, họ có thời gian nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề. Thậm chí, ngoài thời gian lên lớp, học tập, họ còn có thờigian đi dạy thêm để nâng cao thu nhập. Rõ ràng với cơ chế thay đổi giúp cho người giảng viên thêm yêu ngành, yêu nghề hơn, gắn bó với sự nghiệp dạy học hơn.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục cơ chế quản lí giáo dục theo hướng “mở” đã giúp cho người giảng viên không bị bó hẹp bởi không gian và thời gian, biên giới quốc gia. Người giảng viên có cơ hội giao lưu học hỏi kiến thức, văn hóa của các quốc gia cũng như họ

cũng có vai trò nhất định của nền giáo dục thế giới.

Về chính sách đối với giáo dục nói chung và đối với giảng viên nói riêng cũng đã có nhiều chuyển biến. Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho giáo dục trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư cho trang thiết bị khoa học kĩ thuật, cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp cho giảng viên theo hướng đãi ngộ

xứng đáng với công sức mà đội ngũ nhà giáo đã bỏ ra. Đây được xem nhưđộng lực mạnh mẽ thôi thúc người giảng viên gắn bó, tâm huyết với nghề, với sự

nghiệp “trồng người”. Người giảng viên chỉ yên tâm gắn bó cống hiến toàn bộ

tâm lực, trí lực khi thu nhập của họ được đảm bảo. đời sống của họ ngày càng nâng cao; và họ cũng chỉ thấy nhiệm vụ của mình được giảm nhẹ sức lao động khi được áp dụng khoa học kĩ thuật.

1.4.3. T phía Nhà trường

- Cơ chế quản lý của Nhà trường, thu hẹp lại là từ tổ môn, Khoa có kế hoạch phân công cụ thể: Giảng viên được bố trí đúng chuyên môn được đào tạo, được lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp sẽ phát huy tối đa năng lực cá nhân, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo quy định và chính xác, có chế độ thù lao và đãi ngộ…Cơ chế quản lý có tác động và là điều kiện để phát triển năng lực của giảng viên.

38

Nếu như cơ chế, chính sách của Đảng, nhà nước mang tầm quản lí vĩ mô thì cơ chế quản lí của nhà trường lại có tính cụ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ

những giảng viên. Nhiệm vụ cụ thể của giảng viên được tổ môn phân công, Khoa thông qua và báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường phê duyệt. Chương trình môn học,

đề cương chi tiết học phần do Khoa, Tổ môn phân công, Giảng viên xây dựng; việc phân công giảng dạy môn hoc, lớp học của giảng viên do khoa, Tổ môn phân công.

Đánh giá kết quả giảng dạy, học tập do khoa đánh giá

Như vậy, có thể khẳng định vai trò của quản lí của nhà trường là rất cụ thể và chặt chẽ theo chiều từ trên xuống Ban giám hiệu -> Khoa-> Tổ môn-> giảng viên. Và người giảng viên là khâu cuối cùng của chuỗi quản lí. Nếu những quyết định từ

Ban Giám hiệu mà không xuất phát tư nhu cầu, nguyện vọng của người giảng viên thì sẽ là có tính áp đặt. Nó không khơi dậy được tính chủ động sáng tạo của người giảng viên. Nhưng ngược lại, nếu những quyết định của Ban giám hiệu xuất phát từ

nhu cầu, nguyện vọng của giảng viên sẽ là động lực khơi dậy tính chủđộng sáng tạo của giảng viên. Theo đó, một cơ chế quản lí của nhà trường được xem là khôn ngoan khi nó lấy giảng viên là trung tâm hướng đến. Nói như thế không có nghĩa bỏ qua vai trò củ quản lí ở các cấp trung gian như Khoa, Tổ môn. Ở đây Khoa, Tổ

môn cần giữ vai trò trung gian, điều tiết mối quan hệ lợi ích giữa nhà trường, Khoa, Tổ môn với Giảng viên theo hướng kết hợp hài hòa lợi ích của cả nhà trường và khoa và giảng viên. Có như vậy mới khơi dậy được sự say mê, lòng nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ nghà giáo. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: Không sợ

thiếu chỉ sợ không công bằng. Đây như một nguyên tắc trong tất cả các môi trường, nhất là môi trường giáo dục.

- Điều kiện làm việc như: cơ sở vật chất: phòng học, phương tiện giảng dạy…Đây là những yếu tố có thể gây thuận lợi hoặc khó khăn cho giảng viên. Một cơ sở vật chất khang trang, với những phương tiện giảng dạy hiện đại sẽ giúp giảng viên giảm tải được sức lao động cơ bắp, có điều kiện đi sâu chuyên môn hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.4. Các yếu t thuc vềđối tượng ging dy

Trình độ đầu vào, thái độ học tập của sinh viên cũng có tác động lớn đến năng lực giảng dạy của giảng viên. Nếu trình độ của sinh viên đồng đều, tích cực và

39

sáng tạo trong học tập thì sẽ thúc đẩy được năng lực giảng dạy của giảng viên. Trình độ đầu vào của sinh viên được xác lập bởi điểm chuẩn của Bộ Giáo dục, và của trường quy định. Nếu trình độ đầu vào của sinh viên cao, được thể hiện

ở điểm chuẩn cao điều này đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức tốt sẽ khiến giảng viên có động lực để giảng dạy.

Trên bục giảng, giảng viên truyền đạt kiến thức, sinh viên chăm chú lắng nghe; trong thảo luận giảng viên gợi mở vấn đề sinh viên hăng hái trao đổi; khi giao bài tập sinh viên chủ động tìm kiếm tài liệu tham khảo ngoài kiến thức mà thầy cô

đã trang bị- đó là những yếu tố quan trọng khiến cho giảng viên thấy vui mỗi khi lên lớp.

Qua giảng dạy, sự tiến bộ của sinh viên làm động lực giúp các thầy cô hăng say tìm hiểu thêm kiến thức. Nếu người học “học không biết mệt” thì người dạy cũng “dạy không biết chán”. Những sinh viên giành các giải thưởng qua các kì thi các cấp,

ở cấp độ càng cao, quy mô càng lớn, nếu giải thưởng càng cao thì đó chính là những phần thưởng cao quý vô giá cho sựđóng góp thầm lặng của độ ngũ nhà giáo.

Tuy nhiên, không phải trình độ của sinh viên là đồng đều một cách tuyệt

đối. Có thể với điểm quy định là như nhau nhưng trình độ, năng lực của các em là không ngang nhau. Điều này là do đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh sống của các em quy định. Với các em ở thành phố nhìn chung do tiếp cận với môi trường sớm các em hoạt bát, năng động hơn các em trưởng thành từ nông thôn, miền núi. Người giảng viên khi truyền đạt kiến thức cần có sự quan tâm nhất định đến các học trò cá biệt. Việc truyền đạt kiến thức sẽ thành công hơn khi mỗi giảng viên biết lắng nghe, tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng từ phía người học. Điều này không chỉđúng về mặt lí luận dạy học Đại học mà còn trong cả thực tiễn giảng dạy. Người học cần được coi và được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học.

1.4.5. Nhu cu ca xã hi

Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển giáo dục nghề

40

nghiệp. Chất lượng của đào tạo sẽđược đánh giá thông qua yêu cầu của nền kinh tế

xã hội. Xã hội phát triển ngành nào thì ngành học đó cũng sẽ phát triển và chất lượng ngành đó cũng đạt chất lượng tốt hơn. Giảng viên của ngành đó sẽ có nhiều cơ hội để học tập nghiên cứu, sẽ phát huy được năng lực của mình.

Hiện nay, nhu cầu ở người học bậc Đại học, Cao đẳng đối với các ngành kinh tế, ngoại thương, ngân hàng, tài chính, điện tử, tin học..đang tăng đột biến. Sinh viên trong các ngành Kinh tế, Ngoại ngữ, Ngoại thương, Tin học..có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn so với các ngành thuộc khoa học xã hội như: Luật học, triết học, xã hội học…Sự gia tăng của nhu cầu xã hội sẽ dẫn tới những ngành đó mở

rộng. Điều này đúng theo quy luật cung cầu. Và như vậy giảng viên các trường kinh tếđương nhiên sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm, cũng như cơ hội học tập tốt hơn. Ngược lại, chính nhu cầu xã hội đã làm thui chột, “teo” đi một bộ phận ngành nghề

trong các trường Đại học, Cao đẳng. Xét trên bình diện xã hội điều này không có lợi cho sự phát triển kinh tế. Để đảm bảo sự cân bằng tổng thể về lực lượng lao động chung, giúp cho các trường phát triển nhịp nhàng, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên yên tâm gắn bó lâu dài với nghề, nhà nước cần quan tâm, có chính sách hỗ trợ về lương, phụ cấp cho các ngành nghề có nguy cơ bị mai một.

41

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THC TRNG NĂNG LC GING VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH T CÔNG NGHIP HÀ NI 2.1. Tng quan v trường Cao đẳng Kinh tế Công nghip Hà Ni

2.1.1. Khái quát chung v Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghip Hà Ni

* Quá trình hình thành và phát trin

Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội tiền thân là Trường Trung cấp nghiệp vụ Bộ Công nghiệp nặng được thành lập theo quyết định số 319/BCNg/KB2 ngày 07/8/1961 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng.

Qua 50 năm phát triển và trưởng thành, Trường chuyển qua nhiều địa điểm và nhiều lần đổi tên gọi như: Trường Trung cấp Nghiệp vụ, Trường Trung học Kinh tế 2, Trường Trung học Kinh tế Điện Than, Trường Kinh tế Mỏ và Than, Trường Trung học Kinh tế Năng lượng, Trường Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ,Trường Trung học Kinh tế trực thuộc Bộ Công nghiệp và nay là trường Cao Đẳng Kinh tế

Công nghiệp Hà Nội trực thuộc Bộ Công thương. Trước nhu cầu bồi dưỡng cán bộ

cho ngành công nghiệp, năm 2004 Trường đã được Bộ Công nghiệp ( nay là Bộ

Công thương) giao tiếp nhận thêm cơ sở (tại số 143, Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội).

Với những công lao đóng góp của thầy và trò các thế hệ của nhà trường, Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III và nhiều danh hiệu cao quý khác, 01 thầy giá o được phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, 02 thầy giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, 02 thầy giáo được thưởng huân chương LĐ hạng 3, bằng khen của thủ tướng Chính phủ; 50 cán bộ, giáo viên được tặng thưởng huy chương vì sự nghiệp giáo dục, hàng năm Trường luôn được Bộ Công thương tặng cờ, bằng khen và công nhận là Trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc. Nhiệm vụ chính trị của trường kể từ khi thành lập đến nay về cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

nước, trường luôn phấn đấu không ngừng đa dạng hoá và mở rộng quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao. Các doanh nghiệp ngày càng gắn bó với trường trong công tác đào tạo và sử dụng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, với bề dày lịch sử và thành tích trong

đào tạo, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: - 1 Huân chương Lao động Hạng nhì - 1 Huân chương Lao động Hạng ba - 8 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ .

Nhiều năm Trường được Bộ Công Thương và BộĐào tạo công nhận là Trường tiên tiến xuất sắc.

- 02 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú - 02 cá nhân được tặng huân chương lao động hạng 3 - 04 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ.

Ngoài ra Nhà trường còn được tặng thưởng nhiều cờ, Bằng khen của Bộ

Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

45 Huy chương "Vì Sự nghiệp giáo dục" 35 Huy chương Vì sự nghiệp Công nghiệp và 50 lượt giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp toàn Quốc, cấp Bộ, cấp Tỉnh. Đảng bộ Nhà trường liên tục được công nhận "Đảng b trong sch vng mnh"

* Chc năng, nhim v ca Trường.

(1). Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kinh tế - kỹ thuật và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, bao gồm các chuyên ngành chủ yếu: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh thương mại, Kinh tế kế hoạch và đầu tư, Kinh tế lao động, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng theo quy định của pháp luật.

(2).Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành công nghiệp đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

43

(3). Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập

đối với các ngành nghề Trường được phép đào tạo theo chương trình khung do Nhà nước quy định.

(4). Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

(5). Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên bảo đảm

đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

(6). Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyên ngành; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển ngành công nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội.

(7). Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực nghiệm sản xuất, sản xuất - kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, tổ chức du học cho sinh viên, học sinh và các đơn vị có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

(8). Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in ấn, xuất bản các

ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 45 - 100)