Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này
được gọi là năng lực. Theo quan điểm của tâm lý học Mác - xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ. Như chúng ta đã biết, nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ
thể những yêu cầu xác định. Nói một cách khác thì mỗi một hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó. Như vậy, khi nói
đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân, sự tổng hợp này không phải là phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủđạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc. Nó đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và
đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn.Từ phân tích trên chúng ta có thể định nghĩa năng lực như sau: Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao.
Theo từ điển trên mạng định nghĩa: Năng lực là khả năng làm việc tốt, nhờ
có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn.
Năng lực theo Từđiển Tiếng Việt là khả năng đủ để làm một công việc nào
đó hay năng lực là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt
động nào đó.
Từ trước đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng lực, nhưng dù
17
công việc với một kết quả nhất định. Năng lực là yếu tố tiềm ẩn trong mỗi con người, nó có thể do bẩm sinh và cũng có thể do quá trình học tập, tích lũy và rèn luyện mà có được. Kiến thức và kỹ năng thuần thục để hoàn thành một công việc cũng chính là năng lực. Kiến thức và kỹ năng chỉ trở thành năng lực khi kiến thức và kỹ năng ấy được sử dụng để thực hiện một công việc và tạo ra được một kết quả
nào đó.
Theo Bernard Wyne và David Stringer (1997), “năng lực là kỹ năng, hiểu biết, hành vi, thái độđược tích lũy mà một người sử dụng đểđạt được kết quả công việc mong muốn của họ”. Theo đó, năng lực được tạo thành bởi các thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Kiến thức: Hiểu một cách đơn giản, kiến thức là những hiểu biết về một sự vật hoặc hiện tượng mà con người có được thông qua trải nghiệm thực tế hoặc giáo dục.
- Kỹ năng: Theo nghĩa thông thường, kỹ năng là khả năng áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn để giải quyết một công việc cụ thể nào đó.
- Hành vi, thái độ: Hành vi, thái độ đối với một công việc được hiểu là quan
điểm, quan niệm về giá trị, thế giới quan, suy nghĩ, tình cảm, ứng xử của cá nhân ấy với công việc đang đảm nhận.
”Năng lực“ gắn liền với việc thực hiện công việc, được thể hiện bằng kết quả công việc, ”Năng lực“ mang đặc thù công việc và đặc trưng cá nhân. Khi xem xét năng lực làm việc của cá nhân cần gắn với một công việc cụ thể chứ không thể
phân tích chung chung cho mọi công việc. Năng lực có thể hiểu mới chỉ tồn tại ở
dạng khả năng, để đánh giá được nó cần phải qua công việc cụ thể. Hay công việc chính là sự hiện thực hóa năng lực.
Năng lực có các cấp độ khác nhau:
- Năng lực bình thường: là mức khởi đầu, nó được hình thành trong quá trình
đào tạo, thông qua thực tiễn sẽ được hoàn thiện và phát triển. Ví dụ: muốn có năng lực dạy học, người giảng viên phải được đào tạo về sư phạm để có tri thức và kỹ
18
- Tài năng: là mức độ cao của năng lực, thể hiện tính sáng tạo. Người ta muốn có tài năng trước hết phải có năng lực, vì nó là cơ sở để tài năng phát triển. Tuy nhiên không phải ai có năng lực cũng có thể phát triển thành tài năng. Nó còn phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi người.
- Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, có tính độc đáo và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn xã hội.
Năng lực có nhiều loại: Năng lực chung và năng lực riêng (năng lực chuyên biệt), năng lực lao động giản đơn và năng lực lao động trí óc..
- Năng lực chung: là những năng lực thực hiện chung cho những phạm vi công việc đơn giản. Năng lực chung là năng lực có ở mọi người bình thường. Bất kỳ một con người nào cũng đều có năng lực chung nhưng ở mức độ khác nhau. Ví dụ năng lực bê, vác, nói..
- Năng lực chuyên biệt: là những năng lực thực hiện chỉ yêu cầu ở một số vị
trí công việc nhất định. Năng lực chuyên biệt là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính kỹ thuật chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực hoạt
động chuyên biệt có kết quả cao.
Trong đời sống xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu loại năng lực chuyên biệt. Ví dụ: giáo viên phải có năng lực về sư phạm, người công nhân phải có năng lực kỹ thuật, nhà lãnh đạo phải có năng lực về tổ chức, quản lý...Trong lĩnh vực kỹ thuật năng lực chuyên biệt còn được gọi là năng lực chuyên môn kỹ thuật để
phân biệt với năng lực chuyên môn của các nghề phi vật chất như du lịch, văn hóa, nghệ thuật...
- Năng lực lao động giản đơn là năng lực ai cũng có thể làm được, không cần qua quá trình đào tạo. Được biểu hiện ở những nghề phổ thông trong xã hội.
- Năng lực lao động trí óc là năng lực ở những ngành nghề phức tạp, nó đòi hỏi người lao động phải được trải qua quá trình đòa tạo rèn luyện mới có.
Trong cùng một đơn vị thời gian năng lực lao động trí óc, năng lực chuyên biệt tạo ra lượng giá trị nhiều hơn và do đó được xã hội đánh giá cao hơn.
19