Chúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều biến động khó lường trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho đến khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Có những dự báo khi mới đưa ra được coi là táo bạo nhất cũng bị thực tiễn vượt qua một cách nhanh chóng cả về mặt thời gian, quy mô, hiệu quả và khả năng tác động. Thậm chí, có những phát minh được coi là sựđột phá, nhưng chưa kịp ứng dụng thì
đã có phát minh khác tiến bộ hơn thay thế. Do vậy, nó đặt ra cho người giảng viên cần phải rèn luyện và nâng cao năng lực để có thểđảm nhận vai trò trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước khi đưa ra những tiêu chuẩn năng lực tối thiểu hoặc đánh giá giảng viên, những nhà quản lý cần phải xác định rất cẩn thận năng lực. Theo Pearson (1980), ba luận chứng cần đặt ra để xác định năng lực của một người giảng viên:
- Người giảng viên cần dược trang bị những kiến thức gì để dạy học đảm bảo đạt mức tối thiểu?
- Kỹ năng chung gì được đặt ra cho mỗi người dạy tại một trình độ nhất định? -Thái độ của những người giảng viên cần thiết như thế nào?
Theo những nhà nghiên cứu, họ tin tưởng rằng có thể xác định được hiệu quả
(năng lực) của người giảng viên thông qua kết quả đầu ra đo được. Đó là kết quả
học tập của sinh viên đạt được thể hiện trong những bài kiểm tra.
Mặt khác, nhiều vấn đề về chất lượng liên quan đến hiệu quả giảng dạy. Điều này bao gồm: những mong chờ của người học, những sự hỗ trợ của các nhà lãnh
đạo, sự mở rộng vốn kỹ năng giảng dạy và những kỹ thuật hỗ trợ dạy học tích cực. Một giờ học tốt là giờ học tạo cho người học cảm giác thoải mái, có chất lượng.
Năng lực giảng viên là năng lực chuyên biệt, đặc trưng của nghề sư phạm. Năng lực giảng viên là tổ hợp của nhiều năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. Năng lực giảng viên có điều kiện cần là năng lực chuyên môn và
20
chưa đủ năng lực giảng viên. Ví dụ: Người giảng viên dạy nghề nếu chỉ có năng lực chuyên môn nghề thì đó là nhà kỹ thuật chứ không phải là người giảng viên dạy nghề. Họ có thể tiến hành hoạt động nghề nghiệp rất tốt nhưng không có khả năng dạy người khác nắm được chuyên môn nghề, vì họ không biết cách thức, con đường
để truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho người học, không biết tổ chức điều khiển quá trình dạy nghề. Ngược lại, nếu một người có năng lực sư phạm, nhưng không có năng lực chuyên môn nghề thì không thể dạy nghề vì họ không có kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp để giảng dạy, hướng dẫn cho người học. Cũng giống như chúng ta không thể sử dụng giáo viên phổ thông để dạy nghề mặc dù họ
có năng lực sư phạm vững vàng.
Từ phân tích trên ta có thể hiểu: Năng lực giảng viên trường cao đẳng là sự tổ
hợp các đặc điểm tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động sư
phạm đểđào tạo người học với chất lượng cao.
Năng lực giảng viên là năng lực phức hợp, muốn có năng lực này nhất thiết phải được đào tạo theo mục tiêu và chương trình xác định. Năng lực giảng viên trường cao đẳng bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ của người giảng viên đối với công việc của mình.
- Kiến thức của giảng viên trường cao đẳng là sự hiểu biết của người giảng viên về nhiều lĩnh vực đặc biệt là về lĩnh vực chuyên môn thông qua sự giáo dục
đào tạo hay thông qua các trải nghiệm thực tế. Trong xu thế phát triển hiện nay, đòi hỏi người giảng viên phải được đào tạo cơ bản, nghiêm túc. Bất cứ ngành gì đều phải có chuyên môn của ngành đó. Kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất đối với giảng viên, muốn trở thành giảng viên tốt nhất thiết phải có chuyên môn giỏi. Nó là tiêu chuẩn đầu tiên để tuyển chọn giáo viên, đồng thời cũng là yếu tố để phân biệt giáo viên với các ngành khác.
- Kỹ năng của giảng viên trường cao đẳng là việc vận dụng các kiến thức, sự hiểu biết của mình vào các hoạt động trong thực tiễn để đạt được mục tiêu của mình. Kỹ năng của người giảng viên mang yếu tố thực hành và nó sẽ được phát triển khi qua trải nghiệm và rèn luyện thực tế. Nó thể hiện sự thành thạo của
21
mỗi giảng viên khi vận dụng sự hiểu biết vào công việc nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra.
- Thái độ của giảng viên trường cao đẳng là những suy nghĩa, ứng xử, niềm yêu thích, sự say mê của giảng viên đối với công việc. Một người giảng viên giỏi chưa chắc đã có kết quả tốt nếu người giảng viên đó không yêu thích công việc của mình hay nói cách khác người giảng viên không có thái độ tốt đối với công việc. Thái độ của người giảng viên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ học tập của sinh viên. Vì thế, nếu người giảng viên có thái độ làm việc tích cực sẽ có khả năng truyền lửa và lôi cuốn sinh viên học tập tốt.