Luật giáo dục quy định: nhà giáo phải là người có phẩm chất, đạo đức, tư
tưởng tốt. Nhà giáo phải giữ gìn phẩm chất, không ngừng học tập, rèn luyện để
nâng cao phẩm chất đạo đức, nêu gương tốt cho người học. Những quy định đó cũng chính là những điều mà bất kỳ nhà giáo nào cũng luôn tâm niệm, giữ gìn. Một nhà giáo có phẩm chất tốt thì luôn có thái độ tốt đối với trò của mình cũng nhưđối với nghề của mình.
- Đạo đức chuẩn mực (TĐ1): Đối với giảng viên một trong những yêu cầu không thể thiếu đó là đạo đức chuẩn mực: ở ngoài xã hội, người giảng viên phải là một công dân gương mẫu, trong nhà trường, người giảng viên phải là một nhà sư
phạm mẫu mực. Đạo đức chuẩn mực của người giảng viên được thể hiện thông qua lời nói, việc làm, cách đối nhân xử thế có văn hóa, có trình độ và có tính sư phạm
30
cao, có tính nhân văn, nhân đạo, hướng con người đến các chuẩn mực cao cả như
Chân - Thiện - Mĩ.. Người giảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, chuẩn mực sẽ là một tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói: Một tấm gương sống bằng cả ngàn lời hùng biện. Một người giảng viên tốt phải là người có đạo đức tốt. Nếu người giảng viên chỉ giỏi về chuyên môn mà không có đạo đức, không có lòng yêu người, yêu nghề thì đó có thể là rất tai họa. Bởi vì họ rất có thể sử dụng nghề nghiệp của mình để mưu lợi cho cá nhân, cho bản thân mà không cần quan tâm đến chất lượng dạy và học như thế nào. Và đặc biệt, nếu không có đạo đức, chuẩn mực trong nghề nghiệp thì những kiến thức mà họđưa ra chỉ là những lời xáo rỗng, không đạt được mục đích của dạy học. Theo lí luận dạy học cũng như thực tiễn đặt ra, một giảng viên lên bục giảng cần phải đạt đủ 3 chức năng: dạy chữ, dạy nghề và dạy làm người. Trong đó, dạy người được đặt lên hàng đầu; đào tạo nên những nhân cách mà đất nước mong đợi. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã khẳng định: mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Ngày nay, cơ chế thị trường ăn sâu trong các lĩnh vực không ít các nhà giáo nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng bị thoái hóa, biến chất, đánh mất lí tưởng niềm tin đã khiến dư luận xã hội lên tiếng phê phán gây bức xúc cho những người làm nghề chân chính. Điển hình như việc chạy trường, chạy điểm, thương mại hóa giáo dục, hay thầy giáo đánh học trò, lợi dụng tình cảm của học trò xâm hại tình dục... nhất là ở môi trường Đại học, Cao đẳng. Những hình ảnh đó làm ảnh hưởng
đến nhân cách cả một đội ngũ nhà giáo. Những “con sâu” đang làm hỏng mất cả
một “nồi canh”. Muốn cho “nồi canh” được ngon, đội ngũ nhà giáo được trong sạch cần nâng cao vai trò quản lí, giám sát của pháp luật đối với lĩnh vực giáo dục. Ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực từ phía nhà giáo. Có thể nhận định một cách chắc chắn rằng không có một ngành nghề nào trong xã hội đòi hỏi đạo đức như
nghề giáo.
- Lòng yêu nghề (TĐ2): Yêu người và yêu nghề dạy học gắn liền với nhau. Nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy,
31
chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, rèn luyện để
không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. (Mạc Văn Trang - Quản lý nhân lực trong giáo dục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội). Lòng yêu nghề của người giảng viên đó chính là lòng say mê tìm hiểu kiến thức chuyên môn, chịu khó sưu tầm tài liệu để đào sâu, hiểu rộng tri thức mà mình truyền đạt tới người học.Sự say mê đó làm cho kiến thức trở lên luôn tươi mới, luôn hấp dẫn đối với người học. Bản thân lòng yêu nghề, sự ham mê tìm hiểu kiến thức cũng sẽ làm cho người dạy tự tin truyền đạt, kiến thức. Một người giảng viên có lòng yêu nghề chắc chắn sẽ khác với người giảng viên chỉ giảng cho đúng trách nhiệm. Lòng yêu nghề không chỉở nghề “giáo” mà trên mọi nghề của xã hội, bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Điều này càng cấp thiết và quan trọng hơn đối với những ai theo nghề giảng dạy. Lòng yêu nghề
của người giảng viên thể hiện trách nhiệm, lương tri, và nhất là cái Tâm của họ đối với sự nghiệp trồng người, vì sản phẩm họ tạo ra chính là những nhân cách. Nhận thức sâu sắc được điều đó từ xa xưa Nguyễn Du - đại thi hào của Việt Nam đã từng nói: Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Nếu quá đề cao chữ Tài mà không chú trọng giữ gìn cái tâm trong sáng thì: Chữ Tài liền với chữ Tai một vần. Tài năng cần gắn liền với phẩm chất đạo đức, với trái tim.
- Lòng yêu mến sinh viên (TĐ3): Nghề dạy học đòi hỏi tính nhân đạo cao cả, thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với sinh viên. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp và ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với các em, “tất cả vì học sinh thân yêu” là động lực cho những cảm hứng, tìm tòi, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật giáo dục, giảng dạy…(Mạc Văn Trang - Quản lý nhân lực trong giáo dục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội). Nghề dạy học cũng giống như các nghề khác trong xã hội như Tâm lí học, y học, Xã hội học… đều hướng đến con người. Nhưng khác với các ngành khác, đối tượng dạy học của người giảng viên là những sinh viên - họ là những thanh niên đang tràn căng sức sống, tuổi trẻ, lòng nhiệt tình và sự sáng tạo. Ở họ, nhân cách đã và đang hình thành. Đó là cơ sở, là nền tảng, là điểm xuất phát cho những cống hiến của
32
người giảng viên. Lòng yêu mến sinh viên đó chính là lòng yêu người, yêu sự
nghiệp trồng người, muốn được đem hết kiến thức cho thế hệ mai sau. Quản Trọng - một nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu (Trung Quốc) có nói: nghĩ một năm thì trồng lúa, nghĩ mười năm thì trồng cây, nghĩ trăm năm trồng người. Sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Như vậy, sự nghiệp trồng người là sự nghiệp cao cả nhất, vĩđại nhất, then chốt và trọng yếu nhất trong suốt chiều dài lịch sử phát triển nhân loại. Do đó lòng yêu mến sinh viên vừa là tình cảm thường trực nhưng đồng thời nó
đòi hỏi người giảng viên phải nhận thức sâu sắc đó là trách nhiệm xã hội của chính mình. Là nguồn gốc, động lực, mục tiêu mà giảng viên hướng tới.
- Uy tín đối với sinh viên (TĐ4): bất kỳ người giảng viên nào cũng mong muốn có được uy tín đối với sinh viên. Người giảng viên có uy tín đồng nghĩa với có niềm tin, sự quý trọng của sinh viên. Để trở thành một người có uy tín đòi hỏi người giảng viên không những giỏi về chuyên môn, có sự am hiểu sâu rộng mà phải còn là người có phẩm chất đạo đức và phong cách sư phạm cao, biết động viên, chia sẻ khó khăn với sinh viên, khuyến khích những ước mơ hoài bão của sinh viên dìu dắt họđạt được những thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Uy tín
đó được thể hiện thông qua sự gắn bó chặt chẽ giữa lời nói và việc làm của người giảng viên. Một người giảng viên chân chính là người có được uy tín, và ngày càng nâng cao uy tín trước sinh viên. Uy tín của giảng viên được biểu đạt trong lĩnh vực giảng dạy và hơn nữa qua thực tiễn cuộc sống theo hướng nói lời hay làm việc tốt, lời nói đi đôi với việc làm. Không có uy tín nào có thề xây dựng trên cơ sở: nói một
đằng làm một nẻo, nói mà không làm.
Uy tín của người giảng viên không chỉ hình thành một lần là xong, mà đó là cả một quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu suốt cả cuộc đời mới có. Chỉ cần một chút không cẩn thận thì uy tín sẽ bịđánh mất.
Uy tín của người giảng viên không chỉở sự xuyên suốt về thời gian, mà nó còn biểu hiện qua không gian. Dù trong bất kì hoàn cảnh, trường hợp nào người giảng viên cũng là người sinh viên tin cậy. Đánh mất niềm tin là người giảng viên sẽđánh mất tất cả.
33
Bảng 1.1. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá năng lực của giảng viên STT Nhóm tiêu chí Nội dung Về xã hội KT1 - Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về
lĩnh vực chuyên môn (luật giáo dục...)
- Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế
- Nắm được chiến lược phát triển của Khoa, của Nhà trường 1 Kiến thức Về chuyên môn KT2 - Nắm vững kiến thức chuyên môn, áp dụng có hiệu quả trong bài giảng của mình
- Được giảng dạy đúng chuyên ngành được đào tạo - Nắm vững các quy định, quy chế về công tác HSSV ( quy chế 25,42,60...) - Kiến thức về tin học, ngoại ngữ 2 Kỹ năng - Về giảng dạy - Về sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học - Về ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm - Về tổ chức hoạt động giáo dục 3 Thái độ - Đạo đức chuẩn mực - Lòng yêu nghề
- Lòng yêu mến sinh viên - Uy tín đối với sinh viên
34