Tiêu chí đánh giá năng lực của giảng viên trong trường cao đẳng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 30 - 31)

Một trong những luận điểm quan trọng nhất của việc đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và đánh giá năng lực giảng viên nói riêng đó là đánh giá như

thế nào? Có những cơ sở khoa học gì để đánh giá? Những phương pháp và công cụ gì đểđánh giá? Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi chỉ khi chúng ta có những tiêu chí đánh giá dựa trên những công cụ được thiết kế khoa học cùng với các phương pháp đánh giá phù hợp thì khi đó đánh giá mới có vai trò đúng nghĩa của nó.

Nhiều học giả cho rằng đánh giá năng lực hoạt động của một thành viên trong mỗi tổ chức phải dựa trên việc xem xét việc thực hiện các trách nhiệm cũng như thành quả lao động của thành viên đó ở tất cả mọi mặt. Cho đến nay, khi người giảng viên giảng dạy ở một trình độ, họđược yêu cầu có một số bằng cấp, chứng chỉ

nhất định, và điều đó đảm bảo rằng họ có đủ năng lực giảng viên. Tuy nhiên, khi có những câu hỏi đặt ra đâu là nguyên nhân của tình trạng còn nhiều giảng viên hiện nay yếu kém về những kỹ năng cơ bản? Các nhà giáo dục đã đưa ra hai đề xuất cho việc

đánh giá năng lực của giảng viên, đó là: cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giảng viên và xây dựng chương trình đào tạo cho đội ngũ giảng viên trong tương lai.

Đề xuất xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giảng viên chỉ ra những yêu cầu giữa các ngành khác nhau như luật, xây dựng, dược…để đưa ra những bộ tiêu chuẩn

22

đánh giá theo tiêu chuẩn nghề nghiệp, để loại bỏ những giảng viên chưa đủ năng lực, và để thu hút những giảng viên có trình độ cao hơn. Đánh giá giảng viên là một nền tảng cơ bản tạo ra động lực khuyến khích giảng viên tiến bộ, cũng có thể là cơ

sởđể sa thải những giảng viên có năng lực quá yếu hoặc cũng có thể là một công cụ đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng đào tạo. Một chương trình đánh giá tốt cần phải có sự hợp tác rõ ràng giữa giảng viên và những người đánh giá họ trong lĩnh vực trách nhiệm xác định và những mục tiêu cụ thể. Như vậy, giảng viên sẽ “làm chủ” được chương trình đánh giá hơn là bị áp đặt một cách độc đoán.

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều cuộc điều tra, đánh giá năng lực của giảng viên trường cao đẳng dựa trên 3 tiêu chí là yêu cầu về kiến thức (KT), về kỹ

năng (KN) và về thái độ (TĐ).

Hình 1.3: Các tiêu chí đánh giá ging viên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 30 - 31)