Các yếu tố xuất phát từ bản thân giảng viên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 43 - 45)

Những yếu tốảnh hưởng đến năng lực xuất phát từ bản thân giảng viên

- Được đào tạo và khả năng tiếp cận kiến thức. Những người được đào tạo chính quy sẽ có kiến thức tốt hơn những người khác.

Giảng viên là người được giáo dục và đào tạo tại cơ sở giáo dục chính quy, qua các cấp học và đặc biệt ở môi trường Đại học

- Khả năng truyền đạt kiến thức một phần do năng khiếu bẩm sinh. Có người kiến thức rất uyên thâm nhưng không có khả năng truyền đạt. Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Khả năng truyền đạt do khả năng tư duy, khả năng nói và khả năng mô hình hóa. Một khả năng tư duy tốt được biểu hiện sự nghiên cứu logic vềđối tượng, sâu chuỗi các vấn đề liên quan, khả năng liên hệ thực tế vấn đề liên quan. Khả năng tư

duy tốt giúp người giảng viên hiểu rõ bản chất vềđối tượng kiến thức.

Khả năng tư duy sẽ đi liền với khả năng nói. Người giảng viên trước hết là người có khả năng nói lưu loát, có vốn từ nhiều, có khả năng diễn tả kiến thức dưới nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ khoa học. Mối liên hệ giữa khả năng tư duy và khả năng nói là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, ởđó khả năng tư duy là nội dung, khả năng nói là hình thức. Không có nội dung nào lại không có hình thức biểu hiện. Từ xưa, cha ông ta đã khái quát thành chân lí “ý tại ngôn ngoại”, hay “ người thanh tiếng nói cũng thanh”. Khả năng nói của giảng viên một phần do di truyền nhưng phần lớn là do đào tạo, rèn luyện. Đặc biệt, ngôn ngữ nói của giảng viên phải dựa trên ngôn ngữ “chuẩn” của xã hội, được nhiều người công nhận. Tiếng Kinh là ngôn ngữ chuẩn, chính thống trong quá trình đào tạo. Giảng viên không dùng ngôn ngữ địa phương, không nói ngọng, nói lắp. Khả năng nói cần

được biểu cảm qua các cung bậc, lúc trầm, lúc bổng, có nhấn những trọng tâm, trọng điểm. Người giảng viên nếu chỉ có khả năng nói lưu loát mà không có sự biểu cảm trong truyền đạt sẽ khiến bài giảng trở nên nhàm chán, không ăn sâu, in đậm trong tâm trí người học.

35

Khả năng nói nếu được kết hợp với khả năng mô hình hóa tốt sẽ làm cho hiệu quả của quá trình truyền đạt được nâng cao. Khả năng mô hình hóa được biểu hiên khả năng sơđồ hóa kiến thức, khả năng xây dựng các bảng, biểu..

- Lòng yêu nghề sâu sắc. Như đã trình bày ở trên người giảng viên phải có tình yêu với nghề giáo, với sinh viên thì mới toàn tâm toàn ý cho nghề nghiệp của mình. Lòng yêu nghềđược in đậm trong tâm trí thành động cơ thúc đẩy người giảng viên hăng say học tập, lao động,cống hiến. Lòng yêu nghề sẽ khiến cho người giảng viên không quản khó khăn gian khổ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy mà xã hội và ngành giao cho. Được đứng trên bục giảng đem hết kiến thức truyền đạt cho sinh viên người giảng viên thấy đó là niềm vinh dự và tự hào. Được thắp lên những lí tưởng niềm tin, ước mơ hoài bão cho cả một thế hệ, thử hỏi có nghề nào cao quý hơn không?

- Thể trạng cả về thể lực và tinh thần. Một giảng viên có thể trạng tốt mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Một thân thể gầy yếu,khiếm khuyết, một trí tuệ

không dẻo dai, minh mẫn không thể nghiên cứu giảng dạy tốt được.

- Động cơ làm việc là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả, chất lượng công việc của giảng viên. Động cơ làm việc có được phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Chế độ lương, thưởng, phụ cấp khác: Đây là động cơ hàng đầu của tất cả

người lao động nói chung và người giảng viên nói riêng. Nó đáp ứng lợi ích vật chất, đảm bảo đời sống vật chất cho chính người giảng viên và gia đình của họ. Nếu tiền lương cao, chếđộ thưởng lớn, phụ cấp nhiều thì người giảng viên thấy yên tâm gắn bó với nghề. Ngược lại tiền lương thấp, phụ cấp ít, không có thưởng người giảng viên sẽ bị chi phối bởi đời sống cơm áo sẽ khiến họ khó có thể toàn tâm toàn ý với nghề.

+ Đạt các danh hiệu nhà giáo như: Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Kỷ

niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và các danh hiệu thi đua khác. Ngoài lợi ích vật chất, người giảng viên hướng đến lợi ích tinh thần, đó là nhu cầu cần được nhà

36

trường ghi nhận và tôn trọng. Đó là danh dự, nhân phẩm và sự khẳng định vị trí vai trò của giảng viên đối với nhà trường và đối với ngành nghề. Những danh hiệu có mối quan hệ tỉ lệ thuận với những cống hiến của cá nhân giảng viên trước tập thể sư

phạm nhà trường. Việc theo đuổi các danh hiệu, việc trao tặng, đón nhận danh hiệu là động lực mà mỗi giảng viên muốn vươn tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giảng viên trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 43 - 45)