Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng NHCSXH
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHCSXH
1.1.2.2. Hoạt động cho vay
Tín dụng là một trong những sản phẩm chính của ngân hàng. Đây là hình thức sản phẩm mang hình thái phi vật chất, dịch vụ đặc biệt. Sản phẩm này chỉ có khả năng được đánh giá sau khi khách hàng đã sử dụng.
Tín dụng NHCSXH và hoạt động cho vay ưu đãi có những đặc điểm riêng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà là kênh dẫn vốn tới người nghèo thực hiện các chủ trương chính sách của Chính phủ nhằm mục tiêu về xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách của nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao gồm các khoản cho vay bắt buộc để hỗ trợ chính sách kinh tế của Chính phủ và cho vay các hoạt động không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác dụng chính trị, xã hội quan trọng.
a) Phân loại tín dụng NHCSXH
* Theo ngành nghề ta có thể phân tín dụng NHCSXH làm 2 loại:
Loại 1: - Cho vay các ngành công nghiệp có tầm chiến lược quốc gia quan trọng (phục vụ cho đầu tư phát triển, cho vay xuất khẩu lao động);
- Cho vay các công trình tuy khả thi về tài chính nhưng vì quá lớn hoặc thời gian hoàn vốn quá dài (tín dụng đầu tư phát triển);
- Cho vay các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ nhưng chưa thể ra quyết định giải thể để đảm bảo hiệu quả quốc gia...
Loại 2: - Cho vay hộ gia đình nghèo để duy trì sản xuất và ổn định đời sống;
- Cho vay các hộ nông dân là nạn nhân của thiên tai, bão lụt nhằm khôi phục sản xuất;
- Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo điều kiện học tập và tốt nghiệp…
Những khoản cho vay trên tuy khác nhau về đối tượng, thể loại nhưng đều có đặc điểm chung là không đáp ứng tiêu chí thương mại trong hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, khi thực hiện các khoản cho vay này, ngân hàng có thể không có lợi nhuận tức là doanh thu từ cho vay không đủ bù đắp các chi phí bỏ ra.
Như vậy, cho vay tín dụng chính sách là hoạt động của ngân hàng không đáp ứng các tiêu chí kinh doanh thương mại, mang lại ít hoặc không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng các ngân hàng được chỉ định bắt buộc phải thực hiện nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của bộ máy quản lý nhà nước.
* Theo tính chất của đối tƣợng cho vay, cho vay chính sách có thể đƣợc chia làm 3 loại:
- Cho vay xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là các hộ nông dân nghèo, đây là một chương trình kinh tế xã hội rộng lớn ở nhiều nước đang phát triển, nhất là các nước Châu á, Phi.
- Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế, tạo công ăn việc làm. Chính phủ hỗ trợ các đối tượng chính sách thông qua cho vay với các điều kiện ưu đãi giúp họ có cơ hội học tập, chữa bệnh, học nghề hoặc xuất khẩu lao động, loại cho vay này khác với cho vay tiêu dùng của NHTM ở điều kiện và lãi suất, thời hạn cho vay ưu đãi.
- Cho vay doanh nghiệp thua lỗ hoặc không đủ điều kiện cho vay thông thường với các điều kiện ưu đãi. Đây là những khoản cho vay không có tính
thương mại, thực hiện theo chiến lược phát triển của quốc gia nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp Nhà nước khó khăn hoặc những khu vực kinh tế Nhà nước bắt buộc phải duy trì vì lợi ích quốc gia.
Mặc dù không mang lại lợi nhuận, nhưng NHCSXH vẫn cho vay và tồn tại không chỉ ở nền kinh tế tập trung bao cấp mà cả trong kinh tế thị trường, không chỉ ở các nước đang phát triển mà ở cả các nước tư bản phát triển. Đó là do:
- Thứ nhất, do yêu cầu của chính sách kinh tế, xã hội. Với vai trò quản lý xã hội về mọi mặt, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước phải hoạch định các chính sách kinh tế, xã hội hợp lý nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối, đảm bảo sự tồn tại của một số ngành, lĩnh vực cần thiết cho xã hội nhưng bản thân không mang lại lợi nhuận; bảo đảm cho xã hội ổn định, không có chênh lệch giàu nghèo quá lớn, tức là phải đầu tư phát triển những ngành kinh tế then chốt đồng thời có chiến lược xóa đói giảm nghèo hợp lý.
- Thứ hai, do tính chất nguồn vốn và yêu cầu quay vòng vốn. Trong nhiều trường hợp, nhà nước không thể dùng quỹ ngân sách nhà nước để cấp phát trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình. Với các nguồn vốn được cấp và tự huy động, NHCSXH có thể cho vay các đối tượng theo nguyên tắc tín dụng và qua đó sẽ bù đắp một phần chi phí của ngân hàng. Vốn sẽ được quay vòng, tạo điều kiện mở rộng đối với đối tượng được hưởng lợi, góp phần thực hiện chính sách phát triển dài hạn.
Bên cạnh hoạt động chủ yếu của NHCSXH là huy động vốn và cho vay, ngân hàng cũng thực hiện một số hoạt động khác như cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khác hàng, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, kho quỹ, bảo lãnh, cho vay đồng tài trợ, hợp tác quốc tế trong tín dụng phát triển và các dịch vụ ngân hàng thích hợp khác
b) Một số điểm khác biệt cơ bản về tín dụng giữa NHCSXH và NHTM + NHTM lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu trong khi NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
+ NHTM có thể cho vay mọi đối tượng có đủ điều kiện vay vốn trong khi NHCSXH chỉ cho vay theo chỉ định một số đối tượng nhất định.
+ Các NHTM hiện có đủ các nghiệp vụ: tín dụng đầu tư, chứng khoán, thanh toán, thanh toán quốc tế, thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, ngoại hối…trong khi NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ đó có thể không đầy đủ.
+ Lãi suất cho vay của NHTM theo lãi suất thị trường, lãi suất cho vay của NHCSXH theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ và có thể là lãi suất thị trường hoặc thấp hơn lãi suất thị trường.
+ Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thẩm định dự án, các thủ tục và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ của NHCSXH có những khác biệt so với các quy định của Ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào chính sách can thiệp của Chính phủ.
1.2. Chất lượng tín dụng NHCSXH và sự cần thiết nâng cao chất lương tín dụng NHCSXH
1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng NHCSXH
Ta có thể hiểu: “Chất lượng tín dụng của NHCSXH chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tượng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của NHCSXH” [tài liệu tập huấn NHCSXH, 2013].
Chất lượng tín dụng của NHCSXH được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng như: hệ số sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ
thu lãi...và các chỉ tiêu định tính như : cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng.
Hoạt động tín dụng chính sách là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:
* Đối với khách hàng
Nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được một cách tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho các đối tượng này tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
* Đối với NHCSXH
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp NHCSXH quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước và các chủ đầu tư giao cho NHCSXH quản lý. Từ đó, giúp cho hoạt động của NHCSXH được ổn định và phát triển bền vững.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp NHCSXH thực hiện và duy trì được tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ viên chức của ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc nâng vị thế, uy tín hoạt động của NHCSXH. Giúp NHCSXH trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
*
- Nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng kênh tín dụng chính sách từ đó tác động như một đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, kích thích hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên, làm quen dần với nền sản xuất hàng hoá, tập lo toan tính toán làm ăn, tạo nguồn thu cải thiện đời sống gia đình để XĐGN.
- Nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH sẽ góp phần tích cực chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong xã hội, cải thiện thị trường tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
* Đối với sự phát triển của đất nước
- Nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH góp phần đạt được kết quả và mục tiêu của hệ thống chính sách xã hội trong quá trình phát triển của quốc gia. Mục tiêu tối cao của hệ thống chính sách xã hội trong nền kinh tế là xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng lòng tin của dân với Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước gần dân thông qua việc xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước với các tổ chức Chính trị xã hội và nhân dân, nhất là người dân nghèo.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH góp phần phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
1.2.2. Đặc điểm cho vay đối tượng chính sách * Lãi suất cho vay ưu đãi:
Đối tượng chính sách được cho vay theo lãi suất do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. Lãi suất này thấp hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường.
* Đối tượng khách hàng là chỉ định
Chính phủ quy định về đối tượng chỉ định trong tất cả các chương trình cho vay. Việc xác nhận đối tượng của cơ quan liên quan một mặt giúp cho vốn vay của ngân hàng đến đúng đối tượng, góp phần thực hiện mục đích phát triển kinh tế, chính trị của địa phương và trung ương.
Việc quyết định cho vay hay không cho vay để đảm bảo hiệu quả cho cả người vay và ngân hàng không phải do ngân hàng quyết định.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NHCSXH 1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính
*
Đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách là những khách hàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách bao gồm:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn...
Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng. Như vậy, trong khi các NHTM được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn thì NHCSXH phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, không được cho vay
các đối tượng ngoài quy định của Chính phủ. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.
1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối. Bên cạnh mặt trừu tượng mà chỉ có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định tính thì mặt cụ thể nó có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng
* Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng dư nợ: Đối với ngân hàng thương mại thì tổng dư nợ phản ánh khả năng cho vay, khả năng tiếp thị của ngân hàng.
Nhưng đối với NHCSXH tăng trưởng về dư nợ chưa chắc đã phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng cao. Đối tượng vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo, hộ cận và các đối tượng chính sách khác. Nên ta cần xem xét thêm các chỉ tiêu sau:
* Hệ số sử dụng vốn: Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH, chỉ số này được tính như sau:
Tổng dư nợ Hệ số sử dụng vốn =
Tổng nguồn vốn đầu tư cho tín dụng Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
* Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng = x 100%
Dư nợ bình quân trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì khả năng cho vay của ngân hàng cao. Tức là doanh số trả nợ trong kỳ đầy đủ không có nợ quá hạn và nợ tồn
đọng. Đồng thời ngân hàng có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn đó để chủ động cho vay các đối tượng chính sách tiếp theo quy định của Chính phủ. Đối với NHCSXH thì vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của NHCSXH hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho người vay, khả năng thu hồi các khoản vay đến hạn cao. Các quy trình trước khi cho vay thực hiện một các nghiêm túc và chính xác. Cho vay thông qua uỷ thác tốt, các tổ chức chính trị xã hội hoạt động có hiệu quả.
* Chỉ tiêu nợ quá hạn
Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn nói chung:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá đúng hơn chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá chất lượng công tác tín dụng cũng như hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân trong xã hội mang lại cho người dân nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nợ quá hạn là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng có chất lượng tín dụng tương đối cao.
* Nợ bị chiếm dụng:
- Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm dụng và sử dụng một cách trái phép. Có thể hiểu khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhưng không sử dụng vốn vay mà người khác sử dụng.
- Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thể do Ban quản lý tổ TK&VV thu lãi, thu gửi tiền tiết kiệm của tổ viên nhưng không nộp cho NHCSXH theo quy định hoặc Ban quản lý tổ TK&VV vay lại, vay ké của tổ viên; cán bộ Hội đoàn thể, chính quyền địa phương, cán bộ NHCSXH hoặc Ban quản lý Tổ
trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của người vay khi thu tiền gốc, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng.
- Nợ bị chiếm dụng cũng là một trong những chỉ số quan trong để đo lượng chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này phải bằng không (=0) mới thể hiện được chất lượng tín dụng tốt.
* Tỷ lệ thu lãi; lãi tồn đọng
- Tỷ lệ thu lãi: Được xác định theo công thức:
Số lãi thực thu
Tỷ lệ thu lãi = x 100%
Số lãi phải thu
Trong đó số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.
- Lãi tồn đọng: Được xác định theo công thức:
Lãi tồn đọng =Số lãi phải thu - Số lãi thực thu
Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tài chính của NHCSXH. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đo lượng chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ tiêu này thấp sẽ cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH.
* Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV
Tổ TK&VV được vi như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội đoàn thể và ủy nhiệm cho các tổ Trưởng tổ TK&VV thực hiện như: bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt