Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay chính sách và
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
BRI khi chưa đổi mới có tình trạng tương tự như của NHNo&PTNT Việt Nam những năm mới tách khỏi hệ thống Ngân hàng quốc gia, một số điểm tương tự như cơ chế hiện nay của NHCSXH Việt Nam, sau khi chuyển
đổi BRI đang trong tiến trình phát triển bền vững. NHCSXH có thể vận dụng những kinh nghiệm trong chuyển đổi của BRI và xây dựng hệ thống đảm bảo nguyên tắc tín dụng và vận dụng kinh nghiệm quốc tế. Ngân hàng Grameen có đối tượng phục vụ là những người nghèo nhất đã là mô hình để nhiều nước, nhiều tổ chức áp dụng và phổ biến, ngoài ra Grameen bank cũng đã có quá trình đổi mới theo hướng phát triển bền vững và đa dạng. Với mục tiêu cung cấp tín dụng chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tạo việc làm hiện nay, NHCSXH hoàn toàn có thể áp dụng mô hình thẩm định và dịch vụ tài trợ hiệu quả của NLFC (Hiện nay, NLFC cũng đang tài trợ cho NHCSXH Việt Nam thông qua hỗ trợ về đào tạo cho 100% giám đốc ngân hàng cấp tỉnh theo hình thức hội thảo, đào tạo ngắn hạn, tham quan học tập tại Nhật Bản).
Qua kinh nghiệm về tính hiệu quả của vốn vay, nâng cao hiệu quả tín dụng khi thực hiện chương trình tín dụng chính sách và tín dụng vi mô, tín dụng cho mục tiêu giảm nghèo của một số nước trên thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam đó là:
- Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay chính sách yêu cầu việc tuân thủ các nguyên tắc tín dụng:
Cho vay chính sách, cho mục tiêu phát triển hay xóa đói giảm nghèo, có sự can thiệp hay không can thiệp của Chính phủ đều phải tuân thủ theo nguyên tắc tín dụng. Đối với NHTM hiện nay, các chính sách tín dụng được áp dụng không đơn thuần là vì lợi ích của ngân hàng, mà là vì sự thịnh vượng của khách hàng mới đem lại sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy, đối với NHCSXH thì càng phải đảm bảo lợi ích lâu dài, phát triển bền vững của dự án cho vay của khách hàng, sự vươn lên của họ thì mới đảm bảo hiệu quả vốn vay của ngân hàng.
- Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính vi mô và các dịch vụ hỗ trợ khác cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hạn chế rủi ro cho người nghèo:
Người nghèo và đối tượng chính sách có nhu cầu rất cao về dịch vụ tài chính, không chỉ một loại dịch vụ mà còn có nhu cầu đa dạng. Họ là những đối tượng dễ bị tổn thương và chịu những thiệt thòi hơn khoản tín dụng không có hiệu quả chất lượng kém, khủng hoảng kinh tế…Chính vì vậy, tín dụng đối với hộ nghèo và tín dụng chính sách đòi hỏi phải kết hợp với các sản phẩm như tiết kiệm, bảo hiểm, quản lý, những hỗ trợ tư vấn để quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của bản thân họ. Vì vậy ngoài hoạt động tín dụng, NHCSXH cần phải nâng cao dịch vụ tiết kiệm cho người nghèo, các dịch vụ hỗ trợ cần thiết trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả, giám sát nâng cao chất lượng tín dụng. Các dịch vụ tư vẫn, hỗ trợ cho người nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, Marketing cần phải chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
- Chính sách can thiệp của Chính phủ phải thích hợp, giúp người nghèo tự chủ, tự quyết định và vươn lên khai thác tiềm năng của họ:
Để hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thì ngân hàng cần có vai trò hỗ trợ vốn và tư vấn phù hợp với nhu cầu phát triển của họ. Chính bản thân hộ nghèo và đối tượng chính sách là người tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, quyết định sự thành bại. Mọi sự tận dụng cơ hội vì lợi ích trước mắt của người vay, trông chờ vào ưu đãi của Chính phủ đều không mang lại hiệu quả cho cả người vay và ngân hàng. Vì vậy chính ngân hàng và Chính phủ cần xem xét về những ưu đãi và can thiệp cần có chính sách thích hợp để người nghèo và đối tượng chính sách tự đứng vững một cách lâu dài.
- Áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất phù hợp:
Việc vận dụng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo khác nhau tùy theo chính sách của Chính phủ. Đối với một số nước áp dụng lãi suất cho vay hộ nghèo ngang bằng với mức lãi suất thị trường và họ cho rằng khi thực hiện cho vay hộ nghèo với mức lãi suất như vậy có nhiều tác dụng tích cực hơn như: đối với người nghèo sẽ có tác dụng làm cho họ có ý thức tiết kiệm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, không chủ quan ỷ lại, quen dần với quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường để hòa nhập vươn lên; đối với ngân sách không phải tốn một khoản kinh phí hàng năm để cấp bù cho những tổ chức tín dụng làm dịch vụ cho vay hộ nghèo; đối với tổ chức tín dụng cho vay hộ nghèo có thể huy động được nguồn vốn trong xã hội, thực hiện đầy đủ chức năng của một tổ chức tín dụng. Một khi ngân sách phải cấp bù lãi suất thường quy định mức cho vay thấp chỉ giúp người nghèo đỡ nghèo chứ khó thoát nghèo. Nhưng khi mức cho vay đảm bảo theo nhu cầu có thể giúp hộ nghèo sản xuất sinh lợi hàng triệu đồng trong tháng vì vậy cho thấy bao cấp lãi suất không có lợi.
Để NHCSXH đứng vững về tài chính và cắt giảm bù lỗ của ngân sách nhà nước và hơn nữa để triển khai được dịch vụ tiết kiệm và các dịch vụ khác, không gì có thể thay thế được là việc NHCSXH có lộ trình nâng dần lãi suất theo hướng thị trường. Những chương trình tín dụng khác nhau cần có những hỗ trợ ưu đãi khác nhau từ phía Chính phủ. Vì vậy, có những chương trình tín dụng nên ưu đãi về lãi suất, có những chương trình không cần thiết phải ưu đãi về lãi suất. Lộ trình nâng lãi suất theo hướng thị trường đòi hỏi những bước đi thích hợp, từng bước hướng dẫn giúp đỡ người vay tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ trong cơ chế thị trường, như những thông tin về kinh tế, thị trường, tạo điều kiện cho họ quen dần với những tác động quy luật kinh tế khách quan. Để trong quá trình này tạo điều kiện cho hộ nghèo quen dần với cơ chế thị trường, tự bản thân phải năng động vươn lên sản xuất vượt qua đói
nghèo đặc biệt là biết sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Cũng nhờ đó NHCSXH mới đảm bảo chi trả chi phí hoạt động, có lợi nhuận, có nguồn lực để hỗ trợ lại cho người vay và có nguồn vốn ổn định để phát triển bền vững.
Chương 2