Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng chất lƣợng tín dụng NHCSXH tỉnh Đồng Nai
3.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NHCSXH tỉnh Đồng Nai
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đất nước đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm luôn là một thách thức to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách đồng bộ, bằng nhiều giải pháp và hành động kiên quyết, huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định xã hội.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khoá VII) Đảng ta đã đề ra chủ trương: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho họ vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”.
Thực hiện chủ trương trên, ngày 4/10/2002 Chính phủ đã có nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 131/2002/QĐ- TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tiếp đó là quyết định số 16/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.
NHCSXH tỉnh Đồng Nai được thành lập theo quyết định số 62/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và chính
thức khai trương đi vào hoạt động tháng 9 năm 2003. Trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Đồng Nai đã khẳng định được một vị trí, tầm quan trọng của mình; là công cụ của các cấp chính quyền để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và đã tạo dựng được lòng tin với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành và đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.
a) Cơ cấu tổ chức NHCSXH tỉnh Đồng Nai:
Đến 31/12/2014 Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai có 130 cán bộ, viên chức, người lao động. Trong đó có 118 lao động được ký Hợp đồng lao động dài hạn, 12 lao động có thời hạn trả công trọn gói. Số cán bộ có trình độ trên đại học là 1 cán bộ chiếm tỷ lệ 1,5% trên tổng số cán bộ, Trình độ đại học cao đẳng là 115 cán bộ chiếm tỷ lệ 85,8% trên tổng số cán bộ; trình độ khác là 17 cán bộ chiếm tỷ lệ 12,7% trên tổng số cán bộ.
Toàn Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã có 10/10 trụ sở phòng giao dịch NHCSXH huyện và trụ sở NHCSXH tỉnh được đưa vào sử dụng, trang thiết bị làm việc cũng được nâng cấp và trang bị mới tạo điều kiện, môi trường làm việc thuạn lợi cho người lao động. Đến nay màng lưới của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai bao gồm Hội sở tỉnh tại thành phố Biên Hòa với 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 10 phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã Long Khánh và 168 điểm giao dịch lưu động tại xã (phường, thị trấn) đã tạo nên màng lưới hoạt động rộng lớn của NHCSXH trên địa bàn toàn tỉnh.
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Đồng Nai b) Một số đặc điểm về cơ chế cho vay của NHCSXH tỉnh Đồng Nai NHCSXH được nhà nước cấp vốn hoạt động, mục tiêu hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống và góp phần ổn định chính trị xã hội trong tỉnh. Cũng vì vậy, hoạt động cho vay có một số đặc điểm sau:
- Lãi suất cho vay ưu đãi:
Cùng với cả nước, NHCSXH tỉnh Đồng Nai cho vay đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác theo lãi suất do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. Lãi suất này thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân
Ban đại diện HĐQT tỉnh Chi nhánh NHCSXH tỉnh
Phòng giao dịch/Chi nhánh
huyện, thị xã Ban đại diện HĐQT
huyện, thị xã
Đơn vị nhận uỷ thác
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Người vay Người vay Người vay Người vay
hàng thương mại trên địa bàn. NHTM cổ phần lãi suất đồng nội tệ từ 0.99%/tháng đến 1.05%/tháng, NHTM Nhà nước lãi suất từ 0,95%/ tháng đến 1,2%/tháng (tuỳ theo thời hạn, phương thức và loại khách hàng vay vốn).
Hiện tại ngân hàng áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các mức như sau:
Theo quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 1/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì kể từ ngày 05/6/2015 lãi suất cho vay hộ nghèo, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên là 0,55%/tháng (6,6%/ năm); Một số chương trình cho vay có mức lãi suất khác như: Hộ cận nghèo là 0,66%/tháng (7,92%/ năm); Hộ mới thoát nghèo 0,6875%/tháng (8,25%/năm); Hộ SXKD tại vùng khó khăn, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 0,75%/tháng (9,0%/năm); Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
- Mặt tích cực của lãi suất ƣu đãi:
Lãi suất cho vay ưu đãi của Chính phủ nhằm giúp cho người vay giảm chi phí cho đầu tư trong sản xuất kinh doanh cũng như cho lĩnh vực phi lợi nhuận khác, giúp người nghèo có điều kiện thu lợi nhuận nhanh hơn và lớn hơn, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói. Sự ưu đãi về lãi suất cũng là lợi thế cạnh tranh của NHCSXH tỉnh Đồng Nai trên thị trường tài chính trong toàn tỉnh.
- Mặt hạn chế của lãi suất ƣu đãi:
Sự ưu đãi về lãi suất cũng gây ra một số khó khăn. Cụ thể:
+ Hiện tại NHCSXH tỉnh Đồng Nai được Chính phủ cấp bù chi phí quản lý và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Quy mô hoạt động của ngân hàng càng tăng thì chi phí cho cấp bù của Chính phủ càng lớn đòi hỏi một khoản chi cho cấp bù hàng năm. Mọi hoạt động huy động vốn cũng như
cho vay của ngân hàng bị giới hạn trong khả năng cấp bù từ ngân sách nhà nước.
+ Ngoài việc hạn chế về quy mô vốn và cho vay trên phương diện tổng thể thì nhu cầu về vốn vay của nhiều người nghèo trên phạm vi toàn tỉnh chưa được đáp ứng mà nhu cầu vốn/1 hộ nghèo cũng chưa được đáp ứng. Sự khan hiếm về vốn cho vay cộng với lãi suất ưu đãi còn biểu hiện ở việc bình xét hộ được vay đôi khi không minh bạch, dẫn đến sai đối tượng; cho vay cào bằng, các hộ vay đều vay với mức vay như nhau dù nhu cầu và khả năng sử dụng vốn khác nhau; người vay sau khi nhận được vốn thường không có ý thức trả nợ gốc do lo ngại việc vay lại gặp khó khăn, đôi khi họ vẫn xin gia hạn nợ dù có khả năng hoàn trả, hoặc một số trường hợp người vay không sử dụng mà cho bà con họ hàng, người quen không đủ tiêu chuẩn hộ nghèo vay lại.
+ Lãi suất cho vay ưu đãi không tạo ra động lực “phải làm cho được lợi nhuận cao” của người vay. Do không phải chịu sức ép về sinh lời trong đầu tư sản xuất kinh doanh để có thể trang trải chi phí đi vay cao như đối với đi vay ngân hàng thương mại, người nghèo vay vốn có thể đầu tư một cách tự phát, mang tính ngắn hạn, không tính toán thiệt hơn và dài hạn hơn.
+ Quy mô hoạt động của ngân hàng còn bị giới hạn bởi chi phí quản lý từ ngân sách cho cả cơ sở vật chất và chi lương cho cán bộ do đó cũng hạn chế trực tiếp đến tăng quy mô theo địa bàn cũng như số lượng khách hàng.
+ Lãi suất thấp dẫn đến thu nhập không đảm bảo chi phí trong khi ngân sách Nhà nước hạn hẹp, cơ chế thu chi bị thắt chặt, dẫn đến chi phí cho thẩm định cho vay, kiểm tra, giám sát, cơ chế chính sách thu hồi nợ (kể cả đối với cán bộ NHCSXH và đơn vị nhận uỷ thác) cũng phải toan tính cắt giảm chỉ tiêu cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng một số nơi còn kém, tỷ lệ hoàn trả nợ thấp tạo thành vòng luẩn quẩn về hiệu quả thấp.
- Đối tượng khách hàng là chỉ định, việc lựa chọn, bình xét đối tượng vay do chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có liên quan thực hiện.
Chính phủ quy định về đối tượng chỉ định trong tất cả các chương trình cho vay của NHCSXH và NHCSXH Trung ương giao chỉ tiêu và chỉ định đối tượng cho vay cho NHCSXH tỉnh Đồng Nai.
- Mặt tích cực:
Việc xác nhận đối tượng của cơ quan liên quan một mặt giúp cho vốn vay của ngân hàng đến đúng khách hàng mục tiêu, góp phần thực hiện mục đích kinh tế, chính trị của tỉnh và Chính phủ.
- Mặt hạn chế:
Do có đối tượng chỉ định nên phải có cơ quan chức năng hoặc cá nhân liên quan xác định đối tượng như một thủ tục cho vay bắt buộc. Mặt khác thủ tục này mang tính chất hành chính có thể làm chậm quá trình xét duyệt cho vay của ngân hàng, chưa kể có thể xảy ra việc lạm dụng quyền hạn để tư lợi của cán bộ thuộc cơ quan chức năng này dẫn đến vốn vay không đến đúng đối tượng, không kịp thời, không hiệu quả. Những sai phạm này diễn ra sẽ dẫn đến người cần vay thì không được vay, người không cần vay thì được ưu đãi quá mức.
- Hoạt động tín dụng cho vay đến hộ gia đình thông qua việc uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội và hệ thống các Tổ TK&VV.
Điều 5 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ quy định: “Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay”.
Kể từ khi thành lập đến nay Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Nai và các Phòng giao dịch trực thuộc đã ký văn bản liên tịch, hợp đồng uỷ thác cho vay
với các tổ chức chính trị xã hội các cấp tỉnh, huyện và xã. Qua các năm, các tổ chức Hội làm việc ngày càng năng động, phối hợp với NHCSXH ngày càng nhịp nhàng hơn. Điều đó được thể hiện qua dư nợ uỷ thác qua từng tổ chức chính trị xã hội tăng trưởng cao hàng năm trong khi tỷ lệ nợ xấu luôn đạt dưới mức cho phép (dưới 1%). Bên cạnh đó, số lãi cho vay thu về ngân hàng qua các tổ chức Hội đoàn thể luôn đạt tỷ lệ cao (trên 95% lãi phải thu).
Theo các văn bản đã ký kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện uỷ thác từng phần với 6 nội dung trong quy trình cho vay của NHCSXH bao gồm:
(1) Tuyên truyền phổ biến chương trình tín dụng của NHCSXH, tổ chức họp để lựa chọn đối tượng.
(2) Hướng dẫn thành lập tổ TK&VV.
(3) Thông báo kết quả phê duyệt cho vay tới hộ gia đình.
(4) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của hộ vay vốn, tham gia xử lý các trường hợp rủi ro phát sinh liên quan đến vốn vay.
(5) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban quản lý Tổ TK&VV trong việc đôn đốc thành viên trả nợ, thu lãi, thu tiết kiệm nộp ngân hang.
(6) Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm với NHCSXH, tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức mình và Ban quản lý Tổ TK&VV.
Ngân hàng thực hiện trực tiếp đối với hộ vay 3 nội dung:
(1) Thực hiện việc giải ngân vốn vay đến trực tiếp từng hộ gia đình trong tổ TK&VV.
(2) Tổ chức thu nợ gốc và trực tiếp thu lãi của từng hộ thuộc các Tổ TK&VV không được uỷ nhiệm thu lãi.
(3) Tổ chức hạch toán kế toán và lưu trữ hồ sơ cho vay, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo chế độ hiện hành.
NHCSXH trả phí uỷ thác cho các cấp hội từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã với tổng mức phí uỷ thác tối đa kể từ 01/01/2015 là 0,04%/tháng.
Mức phí này phụ thuộc vào chất lượng dư nợ tín dụng theo 4 mức phân loại dư nợ theo tỷ lệ nợ nghi ngờ (nợ quá hạn).
- Dư nợ do Hội đoàn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% thì Hội đoàn thể được hưởng 100% mức phí ủy thác.
- Dư nợ do Hội đoàn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% đến dưới 3% thì Hội đoàn thể được hưởng 80% mức phí ủy thác.
- Dư nợ do Hội đoàn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 3% đến dưới 4% thì Hội đoàn thể được hưởng 50% mức phí ủy thác.
- Dư nợ do Hội đoàn thể nhận ủy thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 4% trở lên thì Hội đoàn thể không được hưởng mức phí ủy thác.
Phí uỷ thác 0,04% (được coi là 100%) được phân bổ đến các cấp hội:
Cấp TW 2,5%, cấp tỉnh 4,5%, cấp huyện 9%, cấp xã 84%.
Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện các công đoạn trong hoạt động cho vay của NHCSXH. Tổ có thể được NHCSXH uỷ nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm từ thành viên theo hợp đồng uỷ nhiệm giữa ngân hàng và ban quản lý tổ. Trên cơ sở hợp đồng uỷ nhiệm, tổ có thể được hưởng hoa hồng tối đa 0,085%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi và 0,1% số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân tháng.
- Mặt tích cực:
+ Do đặc thù của NHCSXH là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, địa bàn chủ yếu là nông thôn, vùng sâu, vùng xa, món vay nhỏ, chi phí cao và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và con người còn hạn chế
thì việc uỷ thác qua tổ chức chính trị xã hội và thông qua Tổ TK&VV là đúng đắn, tiết giảm chi phí hoạt động cho NHCSXH tỉnh Đồng Nai.
+ Người vay là các hộ dân và hội viên của tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn phải gia nhập vào tổ TK&VV để đủ điều kiện được vay vốn NHCSXH được lồng ghép với các phong trào của hội, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất... giúp cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả.
+ Tổ TK&VV nếu thực hiện tuân thủ các nguyên tắc vay vốn, hỗ trợ cộng đồng, trách nhiệm tập thể và liên đới trách nhiệm trong việc vay và trả nợ sẽ đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, tỷ lệ hoàn trả cao và rủi ro thấp.
- Hạn chế:
+ Trình độ của cán bộ tổ chức hội đoàn thể và tổ TK&VV do đặc điểm là những người dân chưa qua đào tạo chuyên ngành
+ Có thể thấy tổ chức chính trị xã hội, tổ Trưởng tổ TK&VV là người bình chọn xét duyệt cho vay nhưng việc cho vay, thu nợ gốc lại là trách nhiệm của NHCSXH. Việc trả hoa hồng cho tổ TK&VV, trả phí uỷ thác cho tổ chức chính trị xã hội chỉ căn cứ vào lãi thu được và chất lượng dư nợ; không yêu cầu về kết quả hoàn trả nợ gốc và nội dung sử dụng vốn vay của hộ vay để thanh toán 2 khoản phí này. Do đó cả tổ TK&VV không phải chịu ràng buộc trách nhiệm về việc thu hồi vốn gốc, mặc dù nội dung này được cam kết trong hợp đồng uỷ thác ở tất cả các cấp giữa NHCSXH và các tổ chức này. Ngoài ra vì mục đích tăng thu hoa hồng và phí uỷ thác một số nơi tổ TK&VV và tổ chức Hội đoàn thể không tích cực đôn đốc hộ vay trả nợ gốc (vì dư nợ càng cao thì lãi thu được càng cao, hoa hồng và phí uỷ thác cao), dẫn đến một số trường hợp người vay đến kỳ hạn hoặc đến hạn cuối cùng không trả được nợ, khi hết thời hạn cho gia hạn nợ không trả được thì vay vốn trên thị trường không chính thức với lãi suất cao để thanh toán trả nợ cũ cả gốc và lãi, sau đó
vay lại NHCSXH với mức vay cao hơn, trong đó một phần để trả nợ món vay nặng lãi khiến cho những món vay này đều ở tình trạng nợ xấu.
c) Quy trình cho vay:
* Về thực hiện quy trình cho vay, thẩm định khoản vay:
- Về quy trình tín dụng được quy định tại các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với từng đối tượng, từng chương trình.
Quy trình tín dụng yêu cầu trước tiên là việc xác định đúng đối tượng chính sách được vay vốn là do cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội và UBND xã, cơ quan liên quan xác nhận.
Điều kiện vay vốn của người vay cũng giao cho tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội thực hiện chỉ đạo việc bình xét cho vay dựa trên khả năng sử dụng vốn vay, có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi.
Cán bộ NHCSXH tỉnh Đồng Nai và các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh khi thẩm định, xét duyệt đối tượng được vay đều xem xét đến khả năng của người vay về nhân cách, vốn tự có, dòng tiền dự kiến để hoàn trả nợ vay.
Không cho vay các đối tượng mắc tệ nạn xã hội, trộm cắp, nghiện hút hoặc không còn sức lao động dựa và trợ cấp xã hội.
Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh theo chương trình cho vay giải quyết việc làm áp dụng quy trình thẩm định chặt chẽ.
Về đảm bảo tiền vay: Hộ vay vốn đều đảm bảo bằng hình thức tín chấp tổ TK&VV. Hiện nay đối với đối tượng vay là hộ gia đình, NHCSXH tỉnh Đồng Nai hầu hết áp dụng cho vay qua tổ TK&VV (ủy thác qua tổ chức chức chính trị xã hội) và không yêu cầu thế chấp tài sản.
Nhìn chung các hình thức đảm bảo tiền vay này, tại NHCSXH tỉnh Đồng Nai đều thực hiện theo quy định của pháp luật, thuận tiện cho người vay trong việc làm thủ tục đảm bảo.