Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN NGHIÊM CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Đồng Nai
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam.
2.1.1.2. Đơn vị hành chính, diện tích
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với diện tích tự nhiên 5.894km2 (trong đó diện tích đất nông nghiệp 3.055km2, đất lâm nghiệp 1.549km2), được tổ chức thành 11 đơn vị hành chính gồm gồm thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện là Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Củu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc; có 171 xã - phường - thị trấn. Dân số trung bình là 2.325.485 người (khu vực thành thị: 727.877 người, tỷ lệ 31,3%; khu vực nông thôn: 1.597.608 người, tỷ lệ 68,7%) với 441.893 hộ, trong đó người Kinh chiếm đa số (93%), còn lại là dân tộc thiểu số như Châu Ro, Nùng, Chăm... chiếm 7%.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai 2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Đồng Nai giai đoạn giai đoạn 2006-2010 là 13,2%; và giai đoạn 2011-2015 dự kiến tăng từ 13- 14%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 tương đương 1.630 USD.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đến năm 2010 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8,7%.
2.1.2.2. Công nghiệp
Đồng Nai là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên và hiện là một trong các địa phương dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam.
Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch phát triển 34 KCN diện tích khoảng 11.380 ha, trong đó đến năm 2010 đã có 30 khu công nghiệp được cấp phép thành lập diện tích 9.573 ha, cơ sở hạ tầng các KCN đang được xây dựng đồng bộ, trên 60% diện tích đất đã có nhà máy và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư mới. Ngoài ra Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho Đồng Nai thành lập khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện Long Thành (500ha), khu liên hợp công nông nghiệp tại huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất (2.186ha), khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ (209ha)... mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào Đồng Nai.
Bên cạnh các khu công nghiệp, đến năm 2010 Đồng Nai đã quy hoạch phát triển 45 cụm công nghiệp và làng nghề với diện tích khoảng 2.080ha nhằm tạo thuận lợi cho việc đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.1.2.3. Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazal thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 185.440 ha trong đó đất trồng lúa 70.700ha, bắp 52.800 ha, khoai mỳ 17.800ha; đất trồng cây lâu năm là 162.390ha trong đó các cây trồng chủ yếu như cao su 39.250ha, cà phê 17.710ha, điều 51.050ha, tiêu 7.200ha ...; Bưởi Tân Triều của Đồng Nai là đặc sản nổi tiếng đã đăng ký thương hiệu.
Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến. Năm 2010, Đồng Nai có đàn gia súc trên 164.000 con, đàn lợn khoảng 1,22 triệu con, đàn gia cầm khoảng 8,7 triệu con.
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.
Tổng diện tích đất rừng hiện có 155.830ha với độ che phủ rừng khoảng 29,8%.
2.1.2.4. Thương mại
Đồng Nai xuất khẩu chủ yếu các loại sản phẩm nông nghiệp như mủ cao su sơ chế, cà phê, lạc nhân, hạt điều nhân, bắp, nông sản, thực phẩm chế biến, một số sản phẩm công nghiệp như giày dép, may mặc, sản phẩm cơ khí, điện tử, sản phẩm gỗ chế biến..., Nhập khẩu chủ yếu là các loại vật tư nguyên liệu như phân bón, xi măng, sắt thép xây dựng, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất.
Năm 2010, Đồng Nai đạt kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD, nhập khẩu đạt trên 7,9 tỷ USD.
2.1.2.5. Dịch vụ
Đồng Nai đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ... đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư.
2.1.2.6. Du lịch
Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa lịch sử giá trị, và điều kiện tự nhiên thuận lợi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch lễ hội văn hóa... Một số vùng có tiềm năng phát triển du lịch tại Đồng Nai như Vườn quốc gia Cát Tiên, Sông Đồng Nai, khu văn hóa
lịch sử chiến khu D, khu du lịch Bửu Long, Cù Lao Phố, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - Hồ nước nóng , các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, và nhiều khu, điểm du lịch theo qui hoạch tại thành phố Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, …