Hoạt động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đồng nai (Trang 75 - 78)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng chất lƣợng tín dụng NHCSXH tỉnh Đồng Nai

3.1.2. Tình hình hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua

3.1.2.1. Hoạt động nguồn vốn

NHCSXH tỉnh Đồng Nai thực hiện khai thác nguồn vốn theo các kênh sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

- Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng được cấp từ ngân sách nhà nước.

Khi triển khai các chương trình tín dụng mới do Chính phủ chỉ định thì nguồn vốn được cấp trực tiếp từ ngân sách nhà nước.

NHCSXH tỉnh Đồng Nai có thực hiện việc huy động vốn trên thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên mới thực hiện chủ yếu bằng hình thức huy động tiết kiệm từ dân cư, tiết kiệm qua tổ TK&VV của hộ nghèo. NHCSXH huy động vốn theo lãi suất thị trường như các NHTM trên địa bàn, trong khi lại cho vay tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với lãi suất ưu đãi. Việc huy động vốn cũng được giao chỉ tiêu từ NHCSXH trung ương điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới dịch vụ này của ngân hàng. Ví dụ khi có nhu cầu cao ngân hàng phải tìm biện pháp tăng cường tiếp cận khách hàng, khi bị giảm chỉ tiêu thì đôi lúc phải từ chối nhận tiền gửi của

khách hàng. Điều đó dẫn đến dịch vụ gửi tiền không có sức hấp dẫn đối với khách hàng.

Tuy nhiên NHCSXH được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; là một lợi thế về sự tín nhiệm với khách hàng về an toàn tiền gửi.

NHCSXH tỉnh Đồng Nai nhận một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ.

Một trong những nguồn huy động tiết kiệm quan trọng từ chính đối tượng khách hàng là hộ nghèo, được NHCSXH tỉnh Đồng Nai áp dụng thông qua tổ TK&VV. Các thành viên gửi tiết kiệm vào tổ định kỳ hàng tháng, với số tiền gọi là tiết kiệm bắt buộc định kỳ (từ 10.000đ đến 50.000 đ/tháng). Khi người vay trả hết nợ mới được thanh toán tiền gửi này. Hầu hết người dân đều chấp nhận hình thức này, xem như một khoản tiền để dành cho mục đích trả một phần món nợ vay ngân hàng. Đối với NHCSXH, hình thức này cũng đảm bảo hạn chế một phần rủi ro và ràng buộc trách nhiệm trả nợ của người vay, tạo thói quen tiết kiệm cho người nghèo.

Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Đồng Nai đạt 1.736.929 triệu đồng, tăng 87.642 triệu đồng so với thực hiện 31/12/2013 (tỷ lệ tăng 5,3%); Bao gồm:

- Nguồn vốn TW (KH A): 1.633.462 triệu đồng, tỷ trọng 94%, tăng 79.266 triệu đồng (tỷ lệ tăng 5%) so với thực hiện 31/12/2013, trong đó:

+ Vốn cân đối từ TW: 1.550.382 triệu đồng, tăng 59.266 triệu đồng so với thực hiện 31/12/2013.

+ Vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất: 83.080 triệu đồng, tăng 20.000 triệu đồng so với thực hiện 31/12/2013; Trong đó vốn huy động tiền gửi của tổ chức, cá nhân là 30.366 triệu đồng, tăng 5.000 triệu đồng so với thực hiện 31/12/2013, vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của Tổ viên

thông qua Tổ TK&VV là 52.714 triệu đồng, tăng 15.000 triệu đồng so với thực hiện 31/12/2013.

- Vốn nhận ủy thác tại địa phương (KH B): 103.467 triệu đồng, tỷ trọng 6%, tăng 8.376 triệu đồng so với thực hiện 31/12/2013.

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn (2010 - 2014)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn 2010 2011 2012 2013 2014 Θbq (%) 1. Nguồn vốn

TW 1.213.178 1.349.178 1.458.733 1.491.256 1.541.857 112,74 2. Nguồn vốn

huy động tại địa phương được TW cấp bù Trong đó:

23.957 45.841 60.831 63.080 85.149 188,53

- Huy động của tổ chức, cá nhân, dân cư

16.569 20.587 27.070 25.366 27.547 128,94 -Huy động qua

TK&VV 7.388 25.254 33.761 37.714 57.602 279,23 3. Nguồn vốn do

ngân sách địa phương hỗ trợ.

82.951 89.951 89.951 94.951 103.467 111,68

Tổng cộng 1.320.086 1.484.970 1.609.515 1.649.287 1.730.473 114,49 (Nguồn: Báo cáo của NHCSXH tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2014) Qua Bảng 3.1 cho thấy trong 5 năm qua, nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Đồng Nai đã gia tăng một cách đáng kể và đã tập trung khai thác các nguồn vốn đa dạng hơn để cho vay các chương trình khác nhau.

Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu được cấp từ nguồn vốn của trung ương. Năm 2010 chiếm 91,9%, năm 2011 chiếm 90,9%, năm 2012 chiếm

90,6%, năm 2013 chiếm 90,4% và năm 2014 chiếm 89,1% trên tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010-2014 là 12,74%/năm

Trong khi đó nguồn vốn huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV tại địa phương được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2010. Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn huy động này tăng năm sau cao hơn năm trước năm 2011 tăng 17.866 triệu đồng (241,8%) so với năm 2010; năm 2012 tăng 8.507 triệu đồng (33,7%) so với năm 2011; năm 2013 tăng 3.953 triệu đồng 11,7%) so với năm 2012; năm 2014 tăng 19.888 triệu đồng (52,7%) so với năm 2013; tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010-2014 là 179,23

%/năm.

Nguồn vốn do ngân sách địa phương hỗ trợ tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010-2014 là 11,68%/năm đến cuối năm 2014 đạt 103,467 tỷ đồng, tăng 8,516 tỷ đồng so với năm 2013. Đây cũng là năm được địa phương hỗ trợ cao nhất trong 5 năm qua, chứng tỏ UBND tỉnh đã quan tâm chuyển vốn cho NHCSXH để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đồng nai (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)