Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay chính sách và
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Grameen Băng-la-đét
Vào đầu thập niên 1970, Giáo sư Muhammad Ynus đã thử nghiệm một phương pháp giảm nghèo bằng việc cho vay vốn tín dụng đối với người nghèo không có tài sản thế chấp với những khoản vay rất nhỏ. Năm 1976, ông cho vay khoảng 27 USD cho 42 phụ nữ nghèo; 30 năm sau, Grammen Bank của ông đã có hơn 3,2 triệu người vay với hơn 95% là phụ nữ 1.178 chi nhánh, phục vụ ở 41.000 làng và tổng tài sản hơn 3 triệu USD.
Cơ chế hoạt động của ngân hàng Grameen cho phép bất cứ người nông dân nào không có đất canh tác, thu nhập dưới 2500 Taka/năm (tương đương 100 USD) đều được vay vốn, không cần phải thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo nợ vay. Mức tiền vay thấp nhất là 500 Taka (tương đương 200 USD).
Cho vay theo lãi suất thị trường. Hoạt động của ngân hàng Grameen rất kiên trì mục tiêu phục vụ và khai thác triệt để những đặc điểm của người nghèo, khơi dậy tính tích cực từ bản năng vượt nghèo của họ.
Ngân hàng Grameen hoạt động cho vay thông qua tổ (hay nhóm). Mỗi nhóm gồm 5 người, cư trú trong cùng một làng, có điều kiện kinh tế gần giống nhau, cứ khoảng 5 đến 6 nhóm tự liên hợp thành một trung tâm, có một người được bầu làm trưởng trung tâm. Mỗi nhóm bầu một nhóm trưởng và một thư ký. Trưởng nhóm và thư ký phải giữ mối liên hệ thường xuyên với ngân hàng, nêu yêu cầu vay vốn của thành viên, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ. Các thành viên phải có mặt tại các cuộc họp hàng tuần.
Mỗi kỳ họp phải nộp tiền tiết kiệm, ít nhất là 1 Taka, số tiết kiệm này gửi vào
tài khoản của nhóm mở tại ngân hàng. Trưởng nhóm duy trì kỷ luật, thu nợ đến hạn và nộp cho ngân hàng. Nhờ vậy số hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo bằng các khoản vay nhỏ từ ngân hàng Grameen và tăng lên ngày một nhiều.
Điều ngạc nhiên cho giới nghiên cứu lý luận và thực tiễn là nợ khó đòi của ngân hàng Grameen chiếm tỷ lệ thấp nhất trong số các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Băng-la-đét.
Kinh nghiệm hoạt động tín dụng của ngân hàng Grameen đó là:
- Ngân hàng này duy trì một hệ thống các quy định của mình không giống như quy định của NHTW Băng-la-đét và nó phụ thuộc vào sức ép (dư luận) xã hội giữa các thành viên trong nhóm để làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Sự kết hợp giữa hỗ trợ của các thành viên với áp lực trả nợ tạo cho người vay có động cơ để thực hiện các điều kiện của khoản vay từ đó chất lượng của khoản tín dụng được đảm bảo và nâng cao.
- Hệ thống nhóm là quy định đầu tiên, quy định thứ hai là các giám đốc trung tâm (cấp dưới của chi nhánh và là cấp trên cấp nhóm) thường xuyên đi thực địa và giám sát khoản vay. Các giám đốc trung tâm này cũng đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn người vay, phê duyệt cho vay nhóm và giám sát các dự án vay vốn tăng thu nhập. Ngoài ra giám đốc chi nhánh cũng tăng cường giám sát, hạn chế để xảy ra những khoản tín dụng sai đối tượng, mục đích vay và không hiệu quả trong quá trình xử lý phê duyệt cho vay.
- Grameen Bank II (mô hình chuyển đổi của Grameen Bank bắt đầu từ năm 1999) đã đưa ra nhiều loại vốn cho vay linh hoạt bên cạnh các loại vay cơ bản (vốn vay cơ bản có thời hạn đến 1 năm, lãi suất cố định và trả góp hàng tuần) với nhiều loại thời hạn cho vay khác nhau và cũng trả nợ theo tuần. Để được vay vốn linh hoạt, người vay phải trả nợ các khoản vay cơ bản rất tốt. Điều này giúp cho tỷ lệ hoàn trả nợ tổng thể của Grameen đạt đến mức 98%.
- Grameen Bank II còn thực hiện một hệ thống nhận biết những khoản nợ có vấn đề, nợ xấu để kịp thời đưa ra những đề xuất xử lý, không để chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng. Những khoản nợ cố định trả theo tuần không trả trong thời hạn 6 tháng sẽ không được chuyển thành khoản cho vay linh hoạt.
- Huy động tiết kiệm từ người vay, người nghèo vay vốn, đóng góp cổ phần và trở thành chủ sở hữu của ngân hàng là một thành công của Grameen Bank. Đây sẽ là một nguồn huy động vốn dài hạn và chắc chắn cho ngân hàng, tăng khả năng cho vay nguồn ưu đãi cho các đối tượng chính sách khác Người vay tích cực đóng góp vốn, có trách nhiệm hoàn trả nợ vay và có thêm nguồn lực khi xảy ra tình trạng thất thu không có khả năng trả nợ, ngân hàng cũng thu được nợ vì đã có một phần nguồn tiết kiệm của họ để thanh toán.
- Grameen Bank II còn phát triển kinh doanh bảo hiểm khoản vay, với khoản tín dụng tín chấp thì đây là một phương pháp giúp đảm bảo tiền vay cho ngân hàng và cho phép thu hồi tất cả các khoản vay trong trường hợp người vay bị chết.
1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI)
BRI là Ngân hàng thương mại Nhà nước của Indonesia có một số đối tượng khách hàng mục tiêu tương tự như của NHNo&PTNT Việt Nam một số thì giống như của NHCSXH Việt Nam. Ngân hàng BRI là kết quả hợp nhất của 2 ngân hàng Nhà nước có mục đích cung cấp tín dụng và các sản phẩm tiết kiệm phục vụ tầng lớp trung lưu ở vùng nông thôn Indonesia, dưới cơ chế mới ngân hàng BRI có mục đích cung cấp dịch vụ ngân hàng nông thôn và thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Trước khi đổi mới kể từ năm 1984, ngân hàng BRI cũng đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, thất bại do một chính sách gọi là hướng dẫn chung (BIMAS). Từ năm 1973 đến năm 1983, ngân hàng BRI có tỷ lệ nợ quá
hạn tăng liên tục từ mức 5,28% vào năm 1973 lên đến 33,28% năm 1983.
Nguyên nhân chủ yếu là do: cán bộ đơn vị cấp Desa (cấp quận, huyện) không quản lý được, không được lựa chọn và phê duyệt cho vay. Trách nhiệm phê duyệt và thu nợ do các cán bộ khác nhau thực hiện; không ai chịu trách nhiệm về chất lượng khoản vay và tỷ lệ hoàn trả (Theo đó nhân viên Bộ Nông nghiệp lựa chọn người vay, ngân hàng BRI giải ngân các khoản tín dụng ưu đãi cho các khách hàng được Bộ Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận). Tỷ lệ nợ khó đòi cao do hàng loạt vụ mất mùa, ngoài ra ngân hàng BRI còn phải chịu áp lực về chỉ tiêu được giao dẫn đến càng tăng dư nợ thì nợ xấu càng cao. Lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi thấp (lãi suất cho vay dưới mức lạm phát);
chênh lệch lãi không đảm bảo trang trải chi phí hoạt động; lãi suất thấp cũng dẫn đến cho vay cả những nông dân giàu, không phải là khách hàng mục tiêu.
Lãi suất tiền gửi thấp không thu hút khách hàng và Chính phủ phải thường xuyên rót vốn và bù lỗ; Báo cáo tài chính không được thực hiện đầy đủ ở cấp đơn vị.
Từ năm 1984 ngân hàng BRI bắt đầu quá trình chuyển đổi, quá trình này được chia làm 4 giai đoạn và đến giai đoạn thứ 4 (1998-2000), ngân hàng BRI đã thực sự vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Ngân hàng BRI hiện nay cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng và đều hoạt động có lãi. Mỗi đơn vị chi nhánh đều độc lập về tài chính, trở thành những trung tâm sinh lời, trách nhiệm của cán bộ dựa trên kết quả lợi nhuận, có chính sách thưởng cho nhân viên, có chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn, phạt nếu không đúng hạn. Lãi suất cho vay cao hơn lạm phát và theo lãi suất thị trường, lãi suất tiền gửi theo lãi suất thị trường, không có trợ cấp của Chính phủ, mỗi đơn vị của ngân hàng BRI tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi; tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng BRI hiện nay giảm đáng kể. Năm 2004 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng BRI là 2,1%, trong khi tỷ lệ này tại các Ngân hàng khác của Indonesia là 5,8%.
Hiện nay, ngân hàng BRI trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Indonesia với 25 triệu tài khoản tiết kiệm và 2,7 triệu người vay, 300 chi nhánh và 4000 điểm giao dịch, hệ thống ngân hàng BRI trở thành mô hình tài chính vi mô điển hình và bền vững ở châu Á.
Chiến lược tín dụng của ngân hàng BRI bao gồm nhiều phần khác nhau trong đó có các nội dung sau:
- Yêu cầu về tài sản thế chấp
- Lựa chọn người vay có hiệu quả, giám sát, kiểm soát và đôn đốc thu nợ tốt.
* Tài sản thế chấp:
Tài sản thế chấp được yêu cầu thường là đất đai, nhà cửa, xe máy và các tài sản khác. Tuy nhiên cũng giống như nhiều nước khác, các điều kiện về pháp lý ở Indonesia thường không thuận lợi và tốn kém chi phí cho việc phát mại. Do đó tài sản thế chấp được xem như một phương tiện để đánh giá khoản vay. Một người vay sẵn sàng thế chấp tài sản được xem là phương tiện xác định món vay có mục đích rõ ràng hơn là coi tài sản đó là một dạng của nguồn để trả nợ.
* Lựa chọn người vay, kiểm soát, giám sát và đôn đốc thu hồi nợ:
Cán bộ chủ chốt trong cho vay của ngân hàng BRI Unit (đơn vị cấp dưới của chi nhánh) là một cán bộ phụ trách khoản vay. Cán bộ này chịu trách nhiệm toàn bộ chu kỳ của khoản vay từ việc lựa chọn, kiểm tra, giám sát cho đến khi thu hồi nợ. Mỗi cán bộ phụ trách 400 khách hàng vay vốn và hầu hết thời gian dành cho đi thực địa. Việc này giúp cho cán bộ phụ trách nắm được thông tin dự đoán về hoạt động kinh doanh, tính cách và khuyến khích của người vay hơn và mối quan hệ giữa khách hàng-ngân hàng. Những món vay trên 4.200 USD sẽ được giám đốc Unit kiểm tra lại. Đối với những khoản cho vay lại được phân loại để xác định mức cho vay lại theo hệ thống phân loại
trên cơ sở thông tin về khách hàng như sau (mức vay theo tỷ lệ % mức vay của kỳ trước):
Loại A: trả nợ đúng hạn khoản vay cũ, cho vay mới tăng 100%.
Loại B: Trả nợ kỳ hạn cuối cùng đúng hạn, 1 hoặc 2 kỳ trả chậm tăng 50%.
Loại C: Trả nợ kỳ cuối cùng đúng hạn, có 2 hoặc hơn 2 kỳ trả chậm tăng 50%.
Loại D: Trả kỳ cuối cùng chậm, nhưng trả nợ trong vòng 1 tháng sau:
giảm 50%
Loại E: Trả kỳ cuối cùng chậm hơn 2 tháng: không cho vay mới.
Ngân hàng BRI Unit áp dụng hệ thống phân loại khoản vay chặt chẽ theo các loại như sau:
- Nợ quá hạn của kỳ hạn trước hạn trả nợ cuối cùng (Nợ đen).
- Nợ không đạt tiêu chuẩn: quá hạn đến 2 tháng sau khi hết hạn trả nợ cuối cùng (nợ đỏ).
- Nợ nghi ngờ: quá hạn từ 3-6 tháng sau khi hết hạn trả nợ cuối cùng.
- Nợ xấu: quá hạn từ 6-12 tháng sau khi hết hạn trả nợ cuối cùng.
- Nợ không có khả năng thu hồi (nợ phải xóa ): quá hạn 15 tháng sau khi hết hạn trả nợ (danh sách đen).
Bài học cho NHCSXH Việt Nam: Dù các khoản vay dành cho các đối tượng ưu đãi, nhưng vẫn phải chấp hành tốt việc đảm bảo tiền vay và kích thích khả năng tự kinh doanh sản xuất của người vay.
Đối tượng vay vốn dù được chỉ định cũng không thể không căn cứ vào quá trình sử dụng vốn vay trước mà cho vay ồ ạt không quan tâm đến chất lượng của khoản vay. Phải lựa chọn đối tượng được vay có triển vọng và thực sự có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.
1.3.1.3. Kinh nghiệm cho vay chính sách của Tổ chức Tài chính dân sinh quốc gia Nhật Bản (NLFC)
NLFC là tổ chức tài chính trực thuộc Bộ Tài chính và sở hữu toàn bộ về mặt luật pháp của Chính phủ Nhật Bản. Mục đích của NLFC là tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản là những doanh nghiệp không đủ khả năng tiếp cận với vốn vay các Ngân hàng thương mại tư nhân của Nhật Bản.
NLFC là tổ chức tài chính chính sách (policy-based financial institution). Tổ chức này cung cấp những khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới khởi sự, không yêu cầu thế chấp tài sản cũng không yêu cầu có sự bảo lãnh của bên thứ ba. NLFC còn liên kết chặt chẽ với các tổ chức tài chính trên địa bàn nhằm tạo ra cơ hội việc làm và hồi phục nền kinh tế vùng miền; liên tục tăng hiệu quả hoạt động sự vững mạnh trong điều hành hoạt động, sự minh bạch thông qua một chương trình tự đổi mới của doanh nghiệp “self- reformation”. Với chương trình tự đổi mới này, NLFC tăng hiệu quả trong hoạt động cho vay và quản lý rủi ro, trong khi vẫn phải liên tục đầu tư vào các đối tượng doanh nghiệp thiểu số (doanh nghiệp nhỏ) và tăng cường sự minh bạch.
NLFC lập ra một “Chính sách quản lý” của mình trên cơ sở nguyên tắc quản lý là để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao và hoạt động của bản thân tổ chức mình phù hợp với chính sách này. Ngoài ra, NLFC còn coi mục tiêu của
“Chính sách quản lý” như là “Mục đích quản lý” và bắt buộc tuân theo chu kỳ gọi là chu kỳ Kế hoạch - Thực hiện - Kiểm soát đánh giá (“Plan-Do-See”
cycle). Về thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, NLFC cung cấp những khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới khởi sự để họ có vốn mở rộng sản xuất tận dụng cơ hội kinh doanh, tư vấn cho khách hàng các biện pháp cơ cấu lại khoản vay để có thể tạo ra sự ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ cá nhân cần vốn cho mục đích giáo dục. Ngoài ra để đáp