Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2. Chất lương tín dụng NHCSXH và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng NHCSXH
1.2.3.2. Chỉ tiêu định lƣợng
Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối. Bên cạnh mặt trừu tượng mà chỉ có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định tính thì mặt cụ thể nó có thể đánh giá qua các chỉ tiêu định lượng
* Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng dư nợ: Đối với ngân hàng thương mại thì tổng dư nợ phản ánh khả năng cho vay, khả năng tiếp thị của ngân hàng.
Nhưng đối với NHCSXH tăng trưởng về dư nợ chưa chắc đã phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng cao. Đối tượng vay vốn của NHCSXH là hộ nghèo, hộ cận và các đối tượng chính sách khác. Nên ta cần xem xét thêm các chỉ tiêu sau:
* Hệ số sử dụng vốn: Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH, chỉ số này được tính như sau:
Tổng dư nợ Hệ số sử dụng vốn =
Tổng nguồn vốn đầu tư cho tín dụng Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
* Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng = x 100%
Dư nợ bình quân trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì khả năng cho vay của ngân hàng cao. Tức là doanh số trả nợ trong kỳ đầy đủ không có nợ quá hạn và nợ tồn
đọng. Đồng thời ngân hàng có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn đó để chủ động cho vay các đối tượng chính sách tiếp theo quy định của Chính phủ. Đối với NHCSXH thì vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của NHCSXH hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho người vay, khả năng thu hồi các khoản vay đến hạn cao. Các quy trình trước khi cho vay thực hiện một các nghiêm túc và chính xác. Cho vay thông qua uỷ thác tốt, các tổ chức chính trị xã hội hoạt động có hiệu quả.
* Chỉ tiêu nợ quá hạn
Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn nói chung:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá đúng hơn chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá chất lượng công tác tín dụng cũng như hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân trong xã hội mang lại cho người dân nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nợ quá hạn là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng có chất lượng tín dụng tương đối cao.
* Nợ bị chiếm dụng:
- Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm dụng và sử dụng một cách trái phép. Có thể hiểu khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhưng không sử dụng vốn vay mà người khác sử dụng.
- Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thể do Ban quản lý tổ TK&VV thu lãi, thu gửi tiền tiết kiệm của tổ viên nhưng không nộp cho NHCSXH theo quy định hoặc Ban quản lý tổ TK&VV vay lại, vay ké của tổ viên; cán bộ Hội đoàn thể, chính quyền địa phương, cán bộ NHCSXH hoặc Ban quản lý Tổ
trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của người vay khi thu tiền gốc, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng.
- Nợ bị chiếm dụng cũng là một trong những chỉ số quan trong để đo lượng chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ số này phải bằng không (=0) mới thể hiện được chất lượng tín dụng tốt.
* Tỷ lệ thu lãi; lãi tồn đọng
- Tỷ lệ thu lãi: Được xác định theo công thức:
Số lãi thực thu
Tỷ lệ thu lãi = x 100%
Số lãi phải thu
Trong đó số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.
- Lãi tồn đọng: Được xác định theo công thức:
Lãi tồn đọng =Số lãi phải thu - Số lãi thực thu
Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tài chính của NHCSXH. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đo lượng chất lượng tín dụng của NHCSXH. Chỉ tiêu này thấp sẽ cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH.
* Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV
Tổ TK&VV được vi như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội đoàn thể và ủy nhiệm cho các tổ Trưởng tổ TK&VV thực hiện như: bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt
động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiện việc đánh giá, xếp loại Tổ TK&VV.
Hàng năm, việc đánh giá và xếp loại chất lượng hoạt động của tổ TK&VV dựa vào 10 tiêu chí, trong đó có 5 tiêu chí định lượng cụ thể, đơn giản cho việc chấm điểm (gồm: Tỷ lệ thu lãi trong kỳ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, số thành viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân hộ tăng thêm hàng tháng) và 5 tiếu chí định tình (gồm: Thành lập tổ, sinh hoạt tổ và bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, thực hiện giao dịch xã và giao ban, lưu giữ hồ sơ) Đối với 5 tiêu chí định tính này cần phải được đánh giá chính xác từ tình hình thực tế và hoạt động cụ thể của từng tổ TK&VV.
Tóm lại, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện, chính xác. Đồng thời phải so sánh giữa các kỳ với nhau..., kết hợp với việc phân tích số liệu định lượng với đánh gia định tính mới có thể đưa ra các nhận xét chính xác về chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH.