Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đồng nai (Trang 34 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.2. Chất lương tín dụng NHCSXH và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng NHCSXH

1.2.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Đây chính là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, bao gồm các nhân tố sau đây:

* Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và của địa phương.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục tiêu lợi nhuận mà là vì mục tiêu xã hội, phương hướng phát triển của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào

phương hướng phát triển kinh tế của Chính phủ. Nếu có phương hướng rõ ràng và có kế hoạch trong dài hạn, NHCSXH sẽ luôn chủ động. Nó cũng như chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại hay của một doanh nghiệp.

* Công tác tổ chức Ngân hàng: Công tác tổ chức ngân hàng là cơ sở để tiến hành các hoạt động tín dụng lành mạnh, quản lý có hiệu quả các khoản vay. Nếu tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban, các tổ chức chính trị xã hội sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu và đúng đối tượng cần hỗ trợ vốn.

* Chính sách tín dụng: Bất kỳ ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt đều phải có chính sách tín dụng phù hợp, nó là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đề ra và giao cho NHCSXH thực hiện. Đồng thời tạo điều kiện cho người vay có khả năng phát huy tốt nguồn vốn nhận được để sinh lời và hoàn trả vốn vay đúng thời hạn.

* Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm các bước phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng và tạo điều kiện tốt nhất, nhanh nhất cho người dân tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Nó bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra trong quá trình cho vay đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt hay không các quy định, các bước của quy trình nghiệp vụ tín dụng và sự phối hợp của các bước đó.

Trong quy trình tín dụng, các bước chuẩn bị cho vay là quan trọng nhất.

Bước này là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình vay. Trong bước này việc xác định đúng đối tượng được hưởng nguồn vốn ưu đãi là quan trọng nhất. Với 6 công đoạn được uỷ thác trong quy trình tín dụng NHCSXH cho

các tổ chức chính trị xã hội thì các bước chuẩn bị cho vay phụ thuộc nhiều vào các tổ chức hội và ủy ban nhân dân các xã.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp ngân hàng biết được diễn biến khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng để có những hành động can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra và sử dụng vốn sai mục đích.

Góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng tín dụng.

Thu hồi nợ cho vay là khâu cuối cùng trong quy trình tín dụng.

NHCSXH việc thu hồi nợ không phải là mục tiêu đạt ra, nhưng việc thu hồi được nợ vay đúng thời hạn cũng đánh giá được chất lượng mà món vay đó mang lại cho người sử dụng, như vậy đã đúng với yêu cầu đạt ra khi cho vay.

Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc thực hiện các bước trong quy trình tín dụng và sự phối hợp giữa các bước đó.

* Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng: Cùng với các đơn vị được uỷ thác, Cán bộ ngân hàng cùng phối hợp chặt chẽ thường xuyên kiểm tra giám sát các khoản tín dụng. Đây là biện pháp giúp cho lãnh đạo ngân hàng có những thông tin về tình hình sản xuất, thực hiện dự án nhằm phát huy mặt mạnh, giảm thiểu những sai sót cho các khoản tín dụng, thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm:

Kiểm tra chính sách tín dụng và các thủ tục liên quan đến khoản vay.

Như thẩm quyền phê duyệt, quản lý, giám sát, hồ sơ, quy trình cho vay.

Kiểm tra định kỳ, đột xuất do nội bộ hoặc Hội đồng kiểm tra, giám sát thực hiện, báo cáo những trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, quy trình nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của các đơn vị được uỷ thác cho vay.

Để công tác kiểm tra, đánh giá có hiệu quả đòi hỏi cán bộ kiểm tra, giám sát phải có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.

* Hệ thống thông tin tín dụng: Số lượng, chất lượng thông tin quyết định tính chính xác trong việc cán bộ tín dụng xác định đúng đối tượng được hưởng nguồn vốn ưu đãi và đưa ra quyết định sáng suốt và chính xác hơn.

Thông tin cần đầy đủ, khách quan, nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Thông tin về tình hình tài chính, lịch sử các nguồn vốn tín dụng nếu đã cấp cho người vay trước đó. Yếu tố này rất quan trọng vì nó góp phần ngăn chặn những khoản vay chất lượng không tốt ngay từ khi chưa xảy ra.

* Phẩm chất và trình độ cán bộ: Con người là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động ngân hàng. Việc lựa chọn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ luôn phải được chú trọng. Nếu ngân hàng có những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt, chuyên môn giỏi không những ngăn ngừa được những sai phạm có thế xảy ra mà còn nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Người vay sẽ được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, thuận lợi.

* Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Các phương tiện về vi tính, phần mềm giao dịch là những công cụ cần thiết cho quá trình quản lý hoạt động tín dụng. Trang thiết bị đầy đủ, kịp thời, hiện đại đáp ứng được nhu cầu sẽ tăng năng lực quản lý tín dụng, sớm phát hiện ra những sai sót trong quá trình cho vay để khắc phục.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đồng nai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)