Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng dư nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đồng nai (Trang 86 - 97)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng chất lƣợng tín dụng NHCSXH tỉnh Đồng Nai

3.1.2. Các chỉ tiêu đanh giá chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Đồng Nai

3.1.2.1. Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng dư nợ

Tính đến 31/12/2014 tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Đồng Nai đạt 1.726.032 triệu đồng tăng 642.570 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 13,05%/năm. Trong đó dư nợ cho vay học sinh sinh viên đạt 774.576 triệu đồng, chiếm tỷ lệ lớn nhất (44,86%); dư nợ cho vay hộ nghèo, cận nghèo đạt 573.783 triệu đồng, chiếm tỷ lệ (chiếm 33,23%); còn lại dư nợ 9 chương trình cho vay khác đạt 378.120 triệu đồng (chiếm 21,90%).

3.1.2.1. Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng - Hệ số sử dụng vốn

Bảng 3.5: Vòng quay vốn tín dụng trong 5 năm (2010-2014)

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Θbq (%) 1. Doanh số

thu nợ 135.277 207.201 256.217 361.357 441.492 180,65

2. Dư nợ bình

quân 1.216.989 1.441.631 1.567.884 1.622.982 1.684.496 117,65 3. Vòng quay

vốn TD 0,11 0,14 0,16 0,22 0,26 153,74

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2014 của NHCSXH tỉnh Đồng Nai) Chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của NHCSXH là các món vay trung và dài hạn, thường là từ 3 đến 5 năm nên khả năng thu hồi vốn của ngân hàng trong kỳ là năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng bình quân là 80,65%/năm. Thể hiện ở vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng ngày càng cao. Năm 2010 là 0,11; năm 2011 là 0,14; năm 2012 là 0,16; năm 2013 là 0,22 và năm 2014 là 0,26; tốc độ tăng trưởng bình quân là 53,74%/năm.

3.1.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Đồng Nai đến 31/12/2014 là 1.726.032 triệu đồng. Trong đó nợ quá hạn là 12.902 triệu đồng (0,75%), nợ khoanh là 1.611 triệu đồng (0,09%) trên tổng dư nợ. Vẫn còn cao so với bình quân chung cả nước (tỷ lệ nợ quá hạn là 0,42%, nợ khanh là 0,42%). Do chất lượng tín dụng không đồng đều tại một số phòng giao dịch huyện tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn toàn tỉnh cao.

Để có thể thu hồi vốn và tiếp tục cho vay, NHCSXH vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực không ngừng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên do đối tượng vay vốn là gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đây là những khách hàng thuộc loại khó có thể thu hồi vốn đúng thời hạn, không có khả năng vay vốn tại các NHTM trên địa bàn.

Nhìn vào Bảng 3.6 cơ cấu dư nợ theo tỷ lệ nợ quá hạn theo từng chương trình cho vay dưới dây. Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong 5 năm qua đều giảm cả số tương đối lẫn số tuyệt đối; cụ thể năm 2014 giảm 0,56% (10.077 triệu đồng) so với năm 2013. Như vậy đã cho thấy chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Đồng Nai ngày càng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên trong các khoản xấu tại NHCSXH tỉnh Đồng Nai chưa phân rõ rệt khoản nợ không có khả năng hoàn trả trong số khoản nợ xấu mà chỉ phân loại các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khác nhau. Vì vậy hiện nay, rất khó đánh giá đúng về chất lượng thực của các khoản tín dụng. Các khoản nợ quá hạn thường là những khoản hết thời hạn cho gia hạn nợ. Các khoản nợ khoanh là do nguyên nhân bất khả kháng, tỷ lệ thu hồi rất thấp.

Một phần trong số nợ quá hạn hiện nay là khoản nợ nhận bàn giao từ các tổ chức thực hiện các chương trình này trước đây:

Về chương trình cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ NHNo&PTNT là tổ chức tín dụng làm uỷ thác cho vay hộ nghèo của NHNg trước đây: Tổng dư

nợ bàn giao năm 2003 là 115.640 triệu đồng; trong đó tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhận bàn giao là 18,98% (21.955 triệu đồng).

Chương trình cho vay giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước: Tổng dư nợ bàn giao năm 2003 là 33.833 triệu đồng, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhận bàn giao là 5,33% (1.804 triệu đồng).

Tỷ lệ nợ xấu bình quân các chương trình năm 2010 là 1,58%. Tính đến 31/12/2014, dư nợ xấu của các chương trình là 14.513 triệu đồng (chiếm 0,84%). Trong đó nợ xấu của chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo là 10.105 triệu đồng (0,59%) còn lại các chương trình cho vay khác là 4.416 triệu đồng (chiếm 0,25%).

Người vay là hộ nghèo và đối tượng chính sách khác là đối tượng chỉ định, đôi khi ngân hàng không có quyền quyết định cho vay hay không cho vay.

Do tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng dẫn đến người đi lao động xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài không có việc làm, không trả được nợ cho ngân hàng.

Người vay sống ở vùng nghèo, nơi điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội bất lợi như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ dẫn đến người vay không có khả năng trả nợ.

Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là nông nghiệp, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, dễ bị tổn thương do tác động của kinh tế thị trường.

Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ theo tỷ lệ nợ xấu (2010-2014)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Θbq Dƣ nợ Tỷ lệ (%)

(%) Dƣ nợ Tỷ lệ

(%) Dƣ nợ Tỷ lệ

(%) Dƣ nợ Tỷ lệ

(%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%)

1. Nợ trong hạn 1.329.138 98,42 1.509.471 98,48 1.575.313 98,28 1.619.981 98,60 1.711.511 99,16 113,48

2. Nợ xấu 21.360 1,58 23.293 1,52 27.691 1,72 22.979 1,40 14.521 0,84 82,45

a. Nợ quá hạn 19.587 1,45 22.706 1,48 27.471 1,71 22.979 1,40 12.902 0,75 81,16

b. Nợ khoanh 1.773 0,13 587 0,04 220 0,01 1.691 0,09

Tổng cộng 1.350.498 1.532.764 1.603.004 1.642.960 1.726.032 113,05 ( Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 2010 - 2014 của NHCSXH tỉnh Đồng Nai

Bảng 3.7: Dư nợ xấu (khoanh, quá hạn) theo từng chương trình tín dụng qua các năm 2010-2014

Đơn vị: Triệu đồng Chương trình cho

vay

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Θbq Dư nợ (%)

xấu

Tỷ lệ (%)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ (%)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ (%)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ (%)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ (%)

1. Hộ nghèo, CN 16.825 3,89 18.022 4,07 19.851 4,53 16.241 3,57 10.105 1,76 77,50 2. Giải quyết việc

làm 2.838 3,85 2.575 3,23 2.260 2,83 1.798 2,24 916 1,13 56,81

3. Học sinh SV 638 0,10 1.235 0,16 3.155 0,38 2.651 0,32 1.945 0,25 174,60

4. Xuất khẩu LĐ 69 21,04 51 27,72 43 44,79 50 75,76 49 32,89 84,27

5. NSVSMTNT 380 0,57 463 0,56 676 0,74 724 0,65 394 0,24 101,83

6. Hộ SXKD tại

vùng KK 610 0,43 947 0,66 1.646 1,05 1.455 0,93 1.045 0,81 130,89

7. Thương nhân

HĐTM 60 1,48 60 1,51 67 2,48

a. Tổng nợ xấu 21.360 23.293 27.691 22.979 14.521 84,45

b. Tổng dƣ nợ 1.350.498 1.532.764 1.603.004 1.642.960 1.726.032 113,05

c. Tỷ lệ BQ (%) 1,58 1,52 1,72 1,40 0,84

( Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 2010 - 2014 của NHCSXH tỉnh Đồng Nai )

3.1.2.4. Chỉ tiêu số hộ thoát nghèo và tạo được việc làm từ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ

Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần rất lớn vào công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tính đến 31/12/2014 toàn tỉnh có 16.692 hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn, số hộ thoát nghèo do vay vốn NHCSXH là 9.923 hộ trong năm 2014.

Bảng 3.8: Số hộ thoát nghèo và số lao động thu hút từ nguồn vốn cho vay của NHCSXH

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Θbq (%) 1. Số khách hàng còn

dư nợ tính đến 31/12 116.165 104.957 103.966 100.836 100.063 92,81 2. Số hộ nghèo được

vay vốn. 13.333 6.723 6.032 10.304 16.692 111,89

3. Số hộ thoát nghèo do

vay vốn NHCSXH 16.755 11.503 10.978 7.043 9.923 76,96

4. Số lao động thu hút từ chương trình CV GQVL tính đến 31/12.

4.015 4.203 2.772 3.041 3.541 93,91 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2014 của NHCSXH tỉnh Đồng Nai)

Hình 3.2: Biểu đồ số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2014

Chương trình 120 thu hút được nhiều lao động nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên số dự án có lãi và hoạt động hiệu quả rất ít. Một phần do những năm gần đây thời tiết không thuận lợi, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, các dự án thường là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Người dân chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, trình độ dân trí thấp nên các dự án mới thực hịên thì rất khả thi nhưng trong quá trình thì yếu kém, kết quả là thua lỗ, phá sản không trả được nợ cho ngân hàng.

3.1.2.5. Tồn tại và nguyên nhân tồn tại hoạt động tín dụng tại NHCSXH a) Tồn tại

Hiện nay chưa có quy định giao khoán chất lượng của các khoản tín dụng cụ thể tới từng cán bộ ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội liên quan. Ngân hàng nơi được chỉ định cho vay chỉ quan tâm tới chỉ tiêu dư nợ mà chưa thực sự quan tâm tới hiệu quả, chất lượng của các món cho vay.

Đối tượng khách hàng của NHCSXH là chỉ định; việc lựa chọn khách hàng vay vốn do cơ quan hoặc cá nhân ngoài NHCSXH chịu trách nhiệm dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được vốn vay từ trước khi cho vay.

Cơ chế lãi suất ưu đãi khiến người vay thiếu ý thức trả nợ, không chịu sức ép về trả lãi. Ngoài ra lãi suất ưu đãi khiến ngân hàng không huy động tiết kiệm với lãi suất cao để thu hút nguồn tiền gửi trong dân cư, của các tổ chức cá nhân.

Chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc xử lý nợ đến hạn. Việc cho gia hạn nợ, xử lý cho vay lưu vụ nếu chi nhánh thực hiện không đúng, xử lý đồng loạt dễ khiến người vay có tâm lý ỷ lại, không chịu trả nợ dần khi có khả năng, tích luỹ nợ lâu dài dẫn đến không trả được nợ một lần khi đến hạn.

Cơ chế phạt và xử lý người vay sử dụng sai mục đích khó thực hiện.

Không có biện pháp thu hồi tích cực khi cho vay tín chấp. Chưa có quy định của Chính phủ để NHCSXH tỉnh Đồng Nai thực hiện nghiêm ngặt thu nợ đến hạn, chưa có quy chế xử phạt nợ đến hạn theo kỳ hạn con, nợ phải trả khi hết hạn nhưng cố tình không trả.

Công tác phối hợp giữa NHCSXH tỉnh Đồng Nai và tổ chức chính trị xã hội chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra giám sát cho vay của các tổ chức chính trị xã hội uỷ thác chưa được thường xuyên, vẫn ở tình trạng NHCSXH tỉnh Đồng Nai là bên duy nhất chịu trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ gốc của chính bản thân mình.

Phối hợp giữa các ngành các cấp chính quyền và đoàn thể với ngân hàng trong việc hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật kết hợp với cho vay vốn chưa được thực hiện và chỉ đạo thống nhất theo hệ thống từ cấp trung ương để giúp hộ nghèo sử dụng vay vốn có hiệu quả hơn.

Một số nơ việc thành lập tổ TK&VV chưa đúng quy định, tổ viên trong tổ chưa theo cụm dân cư liền kề, một số tổ còn hiện tượng tổ viên bỏ đi làm ăn nơi khác mà tổ Trưởng không nắm được thông tin.

Nhiều nơi Ban quản lý tổ TK&VV chưa nắm rõ các quy trình, thủ tục và các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro nên khi các thành viên trong tổ gặp rủi ro khi sử dụng vốn vay không xử lý kịp thời hoặc triển khai không đúng quy định.

Sinh hoạt tổ TK&VV ở nhiều nơi không hiệu quả: Nhiều nơi sinh hoạt chỉ mang tính hình thức hoặc kết hợp với hoạt động của tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác nên khi họp Tổ chỉ chú trọng vào vân đề của Hội đoàn thể, ít thảo luận vấn đề vay vốn và sử dụng vốn của NHCSXH.

Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đối với hộ vay của Ban quản lý tổ TK&VV còn hạn chế; có tổ việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tín hình thức, đối phó.

b) Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

NHCSXH tỉnh Đồng Nai cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác đa số ở vùng nông thôn. Tại mỗi nơi họ sinh sống thì điều kiện sản xuất kinh doanh và nơi sinh sống cũng đều là những nơi kém thuận lợi nhất. Vì vậy rủi ro do nguyên nhân khách quan là một trong những nguyên nhân chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn.

Các yếu tố về môi trường kinh tế không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng đến những người sản xuất đầu tư lớn mà hộ nghèo cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Khi giá cả thay đổi bất lợi cho người sản xuất, giá bán sản phẩm quá thấp và không tiêu thụ được sản phẩm làm ra thì người vay cũng không có khả năng hoàn trả vốn.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Khách hàng vay vốn của NHCSXH đa số là những nông dân nghèo.

Đặc điểm nổi bật của người nông dân là cần cù, chịu khó, gắn bó với ruộng đồng, vườn rẩy. Trong quan hệ vay vốn với NHCSXH, người nông dân về cơ bản là trung thực, vay vốn và trả nợ sòng phẳng. Đa số các hộ nghèo, cận nghèo không trả được nợ là hộ vay vốn còn đọng lại từ khi vay vốn tại NHNo&PTNT chuyển sang không có khả năng trả nợ do họ không có đất sản xuất, sống bằng nghề làm mướn. Năng lực, trình độ và kinh nghiệm kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, trên thương trường của người nghèo còn hạn chế:

Khi xảy ra dịch bệnh gia cầm, gia súc thì hộ thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật dễ bị rủi ro và thiệt hại lớn.

Nhiều hộ vay do bị rủi ro do dùng tiền vay không đúng với mục đích trong phương án xin vay. Ngoài nguyên nhân do bản thân hộ vay gây ra, một số trường hợp hộ vay vốn nhận tiền về không tự sử dụng mà cho họ hàng, hộ khác vay ké, khi xảy ra rủi ro không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Không ít trường hợp khách hàng chây ỳ do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức trả nợ, cho rằng vốn của Chính phủ thì nếu không trả được nợ cũng không bị xử lý và chịu hình phạt nào.

Lãi suất NHCSXH bao giờ cũng thấp hơn lãi suất thị trường nên nhiều trường hợp vay vốn không phải về sản xuất kinh doanh mà để cho vay lại lấy chênh lệch. Khi xảy ra sự cố thì không có khả năng trả nợ.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng (bao gồm cả NHCSXH, tổ chức nhận uỷ thác và bên có liên quan khác):

NHNo&PTNT trước đây nhận uỷ thác cho vay của ngân hàng Phục vụ người nghèo. Chất lượng tín dụng thấp từ khi NHCSXH nhận bàn giao; nhiều chi nhánh NHNo&PTNT huyện thiếu trách nhiệm đối với tín dụng cho vay người nghèo do tiền lệ về cho vay theo chỉ định của Chính phủ, không giao khoán tỷ lệ thu nợ, thu lãi, tỷ lệ nợ quá hạn cho cán bộ tín dụng dẫn đến cán

bộ tín dụng sau khi giải ngân không quan tâm đến việc thu nợ, tổ TK&VV cũng tan rã, người vay không có ý thức tự giác trả nợ. Hậu quả của nó không chỉ làm ảnh hưởng chất lượng các khoản tín dụng mà còn thành tiền lệ xấu ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHCSXH sau này.

UBND xã là người xác nhận chứng thực về đối tượng vay vốn nhưng lại không chịu trách nhiệm về việc thu hồi vốn cho NHCSXH. Việc một nơi xác nhận, NHCSXH tỉnh Đồng Nai phải chịu trách nhiệm chính cho vay hay không cho vay lại dựa trên xác nhận của UBND xã và các tổ chức chính trị xã hội là một khó khăn để nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng.

Về chấp hành quy chế, thể lệ cho vay hiện nay: Một số Phòng giao dịch cấp huyện trên địa bàn tỉnh chưa chấp hành nghiêm túc quy chế, thể lệ cho vay, cho gia hạn vượt thời gian sai quy định.

- Các khoản nợ đến hạn theo phân kỳ chưa ban hành thông báo cho hộ vay biết có kế hoạch trả và không kiên quyết thu hồi kể cả hộ có khả năng trả nợ; do sợ chi phí tốn kém, thực hiện xử lý nợ cho gia hạn, cho vay lưu vụ hàng loạt. Khi hết khả năng cho vay lưu vụ, gia hạn nợ thì thực hiện việc cho vay đảo nợ.

- Tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác từng phần, khâu giải ngân và thu nợ trực tiếp do ngân hàng trực tiếp chịu trách nhiệm nên tổ và hội không đôn đốc người vay trả nợ gốc, thậm chí chỉ khuyến khích họ trả đủ lãi để hưởng hoa hồng cho tổ, phí ủy thác cho tổ chức chính trị xã hội.

- Việc thanh toán phí uỷ thác chỉ thực hiện trên cơ sở lãi thu được và tỷ lệ nợ quá hạn để thanh toán mà chưa căn cứ vào toàn bộ kết quả nhận ủy thác của tổ chức chính trị xã hội dẫn đến tổ chức chính trị xã hội không thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đào tạo hướng dẫn vẫn không bị thay đổi quyền lợi dẫn đến ý thức trách nhiệm của họ trong việc phát hiện sai phạm và ngăn ngừa rủi ro không cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đồng nai (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)