Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊM CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với NHCSXH tỉnh Đồng
3.3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Đồng Nai
3.3.3.2. Đối với Tổ TK&VV
- Tăng cường hơn nữa về năng lực và tinh thần trách nhiệm của ban quản lý Tổ TK&VV:
- Bên cạnh tập huấn thường xuyên và tập huấn bổ sung về nghiệp vụ ủy thác; ban quản lý Tổ TK&VV cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp tổ, tuyên truyện vân động; giao tiếp với ngân hàng...
- Ban quản lý tổ TK&VV cũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng tổ viên; tổ chức sinh hoạt tổ thường xuyên theo đúng quy định theo quy ước hoạt động của tổ; qua đó nhằm tuyên truyền vận động tổ viên có trách nhiệm thường xuyên tham gia sinh hoạt tổ để đóng tiền lãi, gửi tiền tiết kiệm định kỳ hàng tháng và coi đây là một khoản tài chính để dành sau này trả nợ cho ngân hàng khi gặp khó khăn.
- Tăng cường giải thích tuyên truyền về hiệu quả của việc gửi tiết tiết kiệm qua tổ TK&VV mang lai. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ giúp các thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho ban quản lý tổ TK&VV thu lãi dễ dàng hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với ban quản lý tổ TK&VV.
- Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay: Bình xét chính xác hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đồng thời bảo toàn được nguồn vốn, tránh được hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy nâng cao chất lượng bình xét cho vay là vấn đề mà ban quản lý tổ TK&VV và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cần hết sức chú trọng.
- Phối hợp tốt và chịu sự quản lý của Trưởng ấp: Trưởng ấp là người có tiếng nói trong ấp và thay mặt UBND cấp xã quản lý và tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi, giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn ... Vì vậy ban quản lý tổ TK&VV cần phải phối hợp tốt với Trưởng ấp và phải chịu sự quản lý của Trưởng ấp trong quá trình thực hiện các hoạt động ủy nhiệm của tổ mình quản lý.
- Kiên trì giải thích, hướng dẫn hộ vay, không làm thay làm hộ hộ vay:
Bài học ở một số địa phương cho thấy khi Tổ trưởng điền hộ vào đơn xin vay vốn và phương án sử dụng vốn vay (Mẫu 01/TD) dẫn đến các hộ vay không nhớ rõ số tiền vay và thời điểm trả nợ nên bị động, lúng túng khi đến hạn trả.
Vì vậy, ban quản lý Tổ TK&VV tuyệt đối không được làm hộ, làm thay hộ vay mà phải kiên trì giải thích hướng dẫn hộ vay hoàn tất thủ tục xin vay vốn.
- Làm rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi kết nạp vào tổ (khi vay lần đầu): Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương (đặc biệt là ở khu vực Tây Nam Bộ), nhiều hộ vay vốn (đặc biệt là các hộ nghèo) có suy nghĩ rằng đây là nguồn vốn của Nhà nước giúp người nghèo nên chưa nhận thức rõ trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay. Vì vây, ban quản lý tổ TK&VV và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cần tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc tiền vay đối với hộ vay ngay từ ban đầu khi kết nạp vào tổ và khi bình xét cho vay món vay đầu tiên.
3.3.3.3. Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của NHCSXH
- Lãnh đạo NHCSXH các cấp phải bám sát Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chính sách, cơ chế của Nhà nước, của ngành, tranh thủ được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực cho NHCSXH trong việc triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn.
- Thực hiện tham mưu sắc bén cho Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp trong việc chỉ đạo điều hành. Nâng cao vai trò Ban đại diện HĐQTNHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện trong việc kiểm tra giám sát, tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để kịp thời tham mưu với UBND cùng cấp lồng ghép có hiệu quả vốn tín dụng chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Gắn hoạt động của Ban đại diện HĐQTNHCSXH với công tác chỉ đạo hoạt động của ban giảm nghèo đến cấp xã. Phát huy sự tham gia trực tiếp của Chủ tịch UBND cấp xã vào hoạt động của Ban đại diện HĐQTNHCSXH huyện, chỉ đạo trực tiếp việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi tại cơ sở.
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 09/2004/CT -TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH, tranh thủ nguồn lực từ Trung ương và địa phương đầu tư, nâng cấp để ổn định cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, phương tiện vận tải, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và phương tiện làm việc tại điểm giao dịch xã.
- Tăng cường sự phối hợp của NHCSXH huyện với các cơ quan ban ngành có liên quan tại địa phương, các tổ chức hội đoàn thể nhận dịch vụ ủy thác để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, lồng ghép chương trình cho vay với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm…quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.
- Tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ đảm bảo công khai, minh bạch để lựa chọn đội ngũ cán bộ có trình độ, có sức khỏe, nhiệt tình, tâm huyết, thành
thạo chuyên môn, “Giỏi một việc, biết nhiều việc”, có khả năng tiếp cận cộng đồng. Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ quản lý nợ vay, hiểu biết pháp luật, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, công tâm, khách quan có tinh thần xây dựng tập thể.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo đối với cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ tác nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc đào tạo có thể thực hiện tập trung ở trong nước, nước ngoài và thực hiện thông qua công tác luân chuyển, điều động đi làm việc thực tế tại cơ sở.
a) Đối với NHCSXH Việt Nam
- Đề nghị chi phụ cấp cho Trưởng ấp để nhằm khuyến khích cho Trưởng ấp trong việc quản lý nhà nước đối với tín dụng ưu đãi của Chính phủ tại địa phương mìnhđang quản lý được sâu sát và hiệu quả hơn.
- Đề nghị tăng mức chi Hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn lên 15%
số tiền lãi thu được nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ban quản lý Tổ trong việc thực hiện các nội dung công việc theo Hợp đồng ủy nhiệm ký với NHCSXH (mức cho Hoa hồng cho tổ TK&VV hiện tại là 13,077% số tiền lãi thu được).
b) Đối với NHCSXH cấp tỉnh
- Cần xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng;
xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng đối với huyện có nợ quá hạn trên 1,5%. Với những xã có tỉ lệ nợ quá hạn trên 1,5% hoặc tỉ lệ nợ quá hạn dưới 1,5% nhưng có xu hướng nợ xấu phát sinh tăng, cần xây dựng phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng riêng cho từng xã.
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể, cán bộ Ban giảm nghèo để họ hiểu rõ nghiệp vụ ủy thác, thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương.
- Cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy và chính quyền địa phương để tranh thủ được nguồn vốn của địa phương và tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác.
- Phát động phong trào thi đua trong toàn đơn vị theo các tiêu chí cán bộ có hệ thống mạng lưới khách hàng trả lãi định kỳ, trả nợ gốc theo phân kỳ và duy trì tỷ lệ khách hàng có tham gia tiền gửi tiết kiệm ổn định; có hệ thống khách hàng phát triển nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi,…
c) Đối với NHCSXH cấp huyện
- Thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT chỉ đạo UBND xã đôn đốc cán bộ giảm nghèo, các Hội đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng ấp, Tổ TK&VV, xây dựng phương án... thực hiện từng chỉ tiêu trong từng giai đoạn, giao chỉ tiêu tới Tổ TK&VV của các Hội, đoàn thể quản lý.
- Thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách tại các Điểm giao dịch xã.
- Cần đặc biệt chú trọng thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, tránh kiểm tra hình thức vì đây là chìa khóa để kịp thời phát hiện ra các sai sót tồn tại để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
- Lãnh đạo phòng giao dịch phải tham dự giao ban với chính quyền xã 1 lần/1 tháng.
- Phát tờ rơi về “Một số điều cần lưu ý khi vay vốn NHCSXH” đến từng hộ vay đặc biệt tuyên truyền vận đồng người dân về lợi ích và hiệu quả tham của việc gia gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ TK&VV một cách thiết thực.
- Chỉ đạo cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tham gia họp với Tổ TK&VV, lập kế hoạch tham dự cuộc họp với các tổ yếu kém và trung bình trước, mỗi cán bộ tín dụng tham gia họp với Tổ TK&VV ít nhất 1 lần/năm.
- Khi kết thúc phiên giao dịch phải in sao kê nợ đến hạn tháng tới gửi cho Tổ trưởng Tổ TK&VV, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và báo cáo kết quả giao dịch cho lãnh đạo địa phương biết..
- Phân kỳ trả nợ theo kỳ con và theo dõi đôn đốc trả nợ sát sao theo kỳ con.
- Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ (chấn chỉnh, tăng cường, bố trí, sắp xếp cán bộ, luân chuyển cán bộ).
- Nghiêm túc chấp hành việc đánh giá xếp loại Tổ TK&VV hàng tháng;
coi việc củng cố Tổ TK&VV, xử lý nợ tại hộ vay là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
- Thực hiện tốt Điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã: Hoạt động giao dịch tại các Điểm giao dịch xã chiếm gần 90% hoạt động của hệ thống NHCSXH. Vì vậy, chất lượng của Điểm giao dịch và hoạt động tổ giao dịch lưu động tại xã đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Để thực hiện tốt Điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, cần chú trọng các giải pháp sau đây:
+ Rà soát để bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch. Trong các phiên giao dịch cố định cần bố trí đủ cán bộ và phương tiện làm việc cho phù hợp; chú ý bố trí số lượng cán bộ hợp lý theo từng phiên giao dịch, đồng thời bố trí thời gian giao dịch và giao ban cho hợp lý.
+ Nâng cao chất lượng giao ban: Tổ giao dịch lưu động phải chuẩn bị trước nội dung giao ban một cách kỹ càng, có thể kết hợp phổ biến văn bản mới. Khi giao ban cần tập trung phân tích những vấn đề tồn tại, xác định rõ
nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Tránh họp giao ban mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả.
+ Giám đốc phòng giao dịch phải thường xuyên nắm bắt diễn biến nợ xấu, quá hạn: nắm bắt cụ thể nợ ở đâu, ai nợ, phân tích nguyên nhân của từng khoản nợ cho từng đối tượng vay để có giải pháp và kế hoạch thu hồi. Cần phải trực tiếp xuống tận cơ sở cùng với lãnh đạo xã tìm biện pháp thu hồi. Đặc biệt phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 2%. Nội dung phương án phải đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn xã, xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Giám đốc phòng giao dịch phải phê duyệt phương án cấp xã sau khi thống nhất với UBND xã và Hội đoàn thể nhận ủy thác cho vay.
- Đề nghị các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác lập kế hoạch cụ thể để theo dõi và chỉ đạo các Tổ TK&VV đôn đốc hộ vay thực hiện trả nợ gốc khi đến hạn, trả lãi và gửi tiết kiệm hàng tháng. Kế hoạch này phải làm hàng tháng và phải gửi đến phòng giao dịch vào cuối mỗi tháng.
- Có khen thưởng đối với đơn vị, cá nhân phát hiện và thông báo cho NHCSXH biết các trường hợp chiếm dụng vốn của NHCSXH.
- Phân công cán bộ kế toán phụ trách địa bàn nhằm nâng cao trách nhiệm đối với nhân viên ngân hàng.
- Gắn trách nhiệm cho từng cán bộ phụ trách địa bàn: Cán bộ tín dụng được giao phụ trách địa bàn phải thường xuyên sâu sát các Tổ TK&VV để kịp thời đôn đốc các hộ vay trả lãi và nợ gốc đến hạn đúng theo thỏa thuận cũng như nắm rõ tình hình để ngăn chặn và phát hiện sớm nguy cơ nợ quá hạn và sớm có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
- Gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách: Việc đánh giá xếp loại cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ NHCSXH. Vì vậy, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng cường tính trách nhiệm của cán bộ được giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lượng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.
3.3.3.4. Đối với Hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay các cấp
- Thực hiện tốt Hợp đồng ủy thác như đã ký kết với NHCSXH.
- Cần phải bố trí, phân công rõ cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ủy thác, hạn chế việc thay đổi nhân sự cán bộ Hội đoàn thể đối với những cán bộ này.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Hội, đoàn thể các cấp (bao gồm cả nghiệp vụ ủy thác và kiến thức tổ chức quản lý để họ có thể điều phối tốt hoạt động thành lập tổ, tổ chức tốt việc tập huấn cho Hội đoàn thể cấp dưới và các Tổ TK&VV).
- Các Hội đoàn thể các cấp cần phối hợp chặt chẽ với NHCSXH để tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay đối với Hội cấp dưới và Tổ TK&VV. Đặc biệt là việc phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.
- Hội đoàn thể nhận ủy thác cần giám sát chặt chẽ các Tổ TK&VV do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc hộ vay trả nợ gốc và thu lãi tiền vay, thu tiết kiệm được thực hiện một cách có hiệu quả.
- Làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn thị trường với việc
sử dụng vốn tín dụng; kết hợp chương trình kinh tế với chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình văn hóa - xã hội nhằm hỗ trợ người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, cải thiện đời sống và hạn chế rủi ro.
- Các tổ chức chính trị xã hội phải xem công tác quản lý nợ vay được NHCSXH uỷ thác là một nhiệm vụ chính trị, các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh có văn bản chỉ đạo Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã phường phối hợp với NHCSXH nơi cho vay hoàn thành tốt nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; cụ thể như sau:
+ Hội cấp huyện, cấp xã phường lưu hồ sơ và các loại sổ sách theo dõi tình hình và số liệu được uỷ thác, các Hội chủ động trong việc quản lý, theo dõi và đôn đốc người vay trả nợ gốc, trả nợ lãi, phân loại nợ quá hạn và đề xuất chính quyền địa phương có biện pháp thu hồi nợ tồn đọng, kiên quyết xử lý các trường hợp nợ xâm tiêu, chiếm dụng theo đúng quy định.
3.3.3.5. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương các cấp
- Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể chính trị tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, nhằm phát huy mọi nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững.
- Các cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở phối hợp chặt chẽ hơn nữa với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; lồng ghép có hiệu quả các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, bồi dưỡng kiến thức SXKD cho người vay vốn với hoạt động tín dụng chính sách để nâng cao hiệu quả vốn vay.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách gắn với phát triển sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp, thực hiện nông