Lý luận về phát triển công nghiệp khu,cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 25 - 30)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp. 5

1.1.2 Lý luận về phát triển công nghiệp khu,cụm công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nên sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thuỷ, sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.

Có thể hiểu công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình khác nhau. Trên góc độ kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất, công nghiệp còn được cụ thể hoá bằng các khái niệm: công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp lớn và công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nằm trong nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh,…

Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ. Trong quá trình phát triển nền kinh tế sản

xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lơn, tuỳ theo trình độ phát triển của bản thân công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, xuất phát từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình thành phương án cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và vùng miền.

Ở nước ta cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp đang là bộ phận cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, Đảng ta có chủ trương đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhằm đưa những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường bền vững.

1.1.2.2 Các khái niệm cơ bản liên quan.

Hình thức tổ chức sản xuất công nghiê ̣p theo hướng tập trung hóa và

chuyên môn hóa theo lãnh thổ có xu hướng phát triển ngày càng rô ̣ng rãi trên thế giới và ở nước ta là: cu ̣m công nghiê ̣p, khu công nghiê ̣p tâ ̣p trung, khu công nghiệp kỹ thuâ ̣t cao và khu chế xuất.

Các hình thức tổ chức công nghiệp theo hướng tâ ̣p trung, chuyên môn hóa có nét đặc trưng tổng quát chung là mâ ̣t đô ̣ tâ ̣p trung bình khá cao, mô ̣t số

doanh nghiệp và các hoạt đô ̣ng phu ̣c vu ̣ trên mô ̣t khu vực có không gian giới hạn. Song giữa chúng có những nét đặc thù riêng về quy mô và ranh giới đi ̣a lý, về tính chất sản xuất của các doanh nghiê ̣p và về tổ chức quản lý.

Khu công nghiệp là một khu vực tập trung công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định. Một khu công nghiệp có thể gồm một cụm công nghiệp hoặc nhiều cụm công nghiệp.

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.

Cụm công nghiệp được phân bố trên phạm vi lãnh thổ không lớn. Các cơ sở thuộc cụm có thể là đơn vị cùng ngành hoặc khác ngành nhưng có mối liên hệ sản xuất với nhau hoặc sử dụng chung kết cấu hạ tầng.

Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

Khu công nghiệp tập trung: lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, tập trung các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ phục vụ sản xuất, không có dân cư sinh sống; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và hoạt động theo quy chế riêng.

Khu công nghiệp kỹ thuật cao: tập trung những doanh nghiê ̣p công nghiệp thuô ̣c những ngành sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa ho ̣c - công

nghệ cao và những cơ sở nghiên cứu khoa ho ̣c công nghê ̣, nhờ đó quan hê ̣ nghiên cứ u và ứng du ̣ng triển khai tổ chức có hiê ̣u quả, loa ̣i hình khu công nghiệp này cũng được coi là ha ̣t nhân của viê ̣c phát triển khoa ho ̣c - công nghệ của đất nước.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tu ̣c áp du ̣ng đối với khu công nghiê ̣p.

1.1.2.3 Các yếu tố hình thành phát triển khu, cụm công nghiệp.

Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế đã được quán triệt rộng rãi từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế.

- Hệ thống chính sách phát triển khu công nghiệp bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc vận hành các khu công nghiệp

- Ý chí quyết tâm và sự quan tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đối với việc phát triển khu công nghiệp trên địa bàn là nhân tố quan trọng để phát huy lợi thế của địa phương, của vùng.

- Tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển khu công nghiệp của các Ban quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp khu công nghiệp được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của việc phát triển các khu công nghiệp..

Khu công nghiệp thể hiện những đặc trưng chung nhất của tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ. Trên góc độ khác nhau của sự phân bố, khu

công nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Xét về quy mô: do có điều kiện thuận lợi về tài nguyên, lao động, vị trí địa lý nên có những khu công nghiệp phát triển gắn với những thành phố hàng triệu dân hoặc hàng chục vạn dân. Bên cạnh đó có những khu công nghiệp chỉ bao gồm một số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ gắn với thị trấn, thị xã vài vạn dân.

- Xét về vị trí địa lý: khu công nghiệp được phân bố trong một tỉnh, một vùng, trên lãnh thổ liên tỉnh, liên vùng.

- Xét về trình độ phát triển: nếu xét trong mỗi thời điểm nhất định nào đó có thể thấy, khu công nghiệp đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, có khu công nghiệp cần được đầu tư xây dựng bổ sung, lại có khu công nghiệp đang được xây dựng.

Cơ cấu của một khu công nghiệp bao gồm những bộ phận chủ yếu:

- Một là, các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, trong đó phải kể đến:

+ Các doanh nghiệp nòng cốt. Đó là các doanh nghiệp được xây dựng căn cứ vào lợi thế tương đối hay lợi thế tuyệt đối của vùng.

+ Các doanh nghiệp phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp nòng cốt.

Hai là, các cơ sở sản xuất kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất khác (nông nghiệp, ngư nghiệp…).

Ba là, các cơ sở giao thông vận tải, bưu điện phục vụ sản xuất và đời sống dân cư.

Bốn là, các cơ sở xử lý phế thải, bảo vệ môi trường.

Ngoài các doanh nghiệp trên, khu công nghiệp còn bao gồm các cơ sở dịch vụ, như cửa hàng, nhà văn hoá, bệnh viện trường học…

Việc hình thành và phát triển khu, cụm công nghiệp trên lãnh thổ của đất nước là điều kiện tất yếu. Trong điều kiện sự vận động của nền sản xuất xã

hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ ngày càng tăng cao, đòi hỏi phải cải tạo, xây dựng mới khu công nghiệp sao cho đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, thích ứng với từng giai đoạn cụ thể, phải:

- Tổ chức được mối liên hệ sản xuất hợp lý, chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với kết cấu hạ tầng; giữa phát triển sản xuất kinh doanh với sử dụng và bảo vệ môi trường tự nhiên; giữa đời sống và sản xuất của mọi thành viên trong khu công nghiệp: khai thác triệt để tiền năng sẵn có của khu công nghiệp để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, đáp ứng phù hợp với đòi hỏi của sản xuất và đời sống trong khu công nghiệp; phát triển hợp lý cơ cấu công nghiêp, giữa công nghiệp với các thành phần kinh tế và các lĩnh vực hoạt động khác trong khu công nghiệp nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, việc làm.

- Tạo dựng khu công nghiệp phải đặt trong môi trường kinh tế mở: phải tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các khu công nghiệp trong cả nước và với các nước; phải cân nhắc phân tích, lựa chọn cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp trong từng khu công nghiệp. Chỉ đặt vào khu công nghiệp những doanh nghiệp thực sự cần thiết mà ở đó sản xuất kinh tế có lợi hơn đưa sản phẩm từ nơi khác đến hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh ở nơi khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)