Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân ở ven CCN

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 105 - 121)

Chương 3. KẾT QUẨ NGHIÊN CỨU

3.4 Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân ở ven cụm công nghiệp huyện Hiệp Hòa trong những năm tới

3.4.2 Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân ở ven CCN

3.4.2.1 Về quy hoạch:

Quan điểm của quy hoạch sử dụng đất đai là phân bổ hợp lý giữa các mục đích sử dụng đất trên cơ sở sử dụng đất hiệu quả cao nhất và tiết kiệm nhất.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất, các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất

(các vấn đề kinh tế - xã hội gây áp lực lên sử dụng đất) và các biến động đất của các giai đoạn và hàng năm. Theo quan điểm của quy hoạch thì nó không chỉ là một sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế - xã hội mà còn là sản phẩm của trí tuệ và thể hiện ý trí và quan điểm Đảng và Nhà nước và tinh thần chỉ đạo thực hiện của các cấp chính quyền Nhà nước.

Theo phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm nhằm đem lại sự thuận lợi nhất cho người dân trong vấn đề đi lại và sản xuất, đồng thời tạo điều kiện làm tăng khả năng sử dụng thông hàng hoá trên thị trường.

Theo quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa hiện nay ngành nông nghiệp vẫn đóng góp vai trò then chốt, vì vậy cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghệ chế biến hoặc cơ chế nhỏ lệ để kích thích sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo tiền đề và cơ sở lâu dài cho việc khai thác tốt tiềm năng đất đai của huyện theo hướng sản xuất nông hoá.

Khi chuyển đất nông nghiệp sang vác mục đích sử dụng khác theo phương án quy hoạch thì chi chỉ được lấy vào đất có năng suất thấp.

Cần phải xây dựng được đầy đủ và hợp lý các chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi nhằm phục vụ các múc đích nhằm phát triển kinh tế xã hội ; đồng thời xây dựng khung giá đất để áp dụng khi thu tiền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất một cách phù hợp với giá thị trường. Đây sẽ là phương án thu hồi vốn của nhà đầu tư.

Trước mắt để giải quyết số lao động nông thôn mất việc hiện nay, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa. Đào tạo cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại, mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp. Chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Tăng

cường đào tạo, hướng nghiệp, nhất là đào tạo nghề tại chỗ.

3.4.2.2. Tăng cường các nguồn lực cho các hộ dân:

- Đất đai: Đất đai là một vấn đề phức tạp, gắn liền với việc phát triển kinh tế hiện nay vừa là một thách thức cho việc phát triển tương lai.

Thách thức lớn nhất hiện nay là không thể rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

Những giải pháp nhằm tập trung ruộng đất, phát triển trang trại quy mô lớn, tăng cường cơ giới hóa không hợp lí sẽ tạo ra nguy cơ làm tăng thất nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến sự tăng thu nhập của nông hộ nhỏ. Một bộ phận lao động nông nghiệp dư thừa có thể sẽ chuyển vào thành phố và trở thành người nghèo đô thị, gây nên hiện tượng chuyển dịch nghèo từ nông thôn ra đô thị.

Việc thừa lao động ở nông thôn do các ngành phi nông nghiệp không đủ sức thu hút hết lao động nông thôn đang tăng nhanh. Việc giữ cho diện tích canh tác không giảm nhanh song song với việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn là các giải pháp cấp thiết. Cả hai việc này đều có liên quan đến quản lý ruộng đất.

Muốn cho nông dân và nông nghiệp nước ta phát triển được trong thời kỳ công nghiệp hóa phải bảo vệ được đừng để mất đất nông nghiệp. Hiện nay chúng ta đang thấy có một quá trình mất đất nông nghiệp diễn ra rất nhanh.

Nhiều cánh đồng màu mỡ nhất đang biến mất. Không biết diện tích khai hoang thêm có bù được diện tích bị mất đi không. Các khu công nghiệp và đô thị mới sử dụng đất rất lãng phí. Trong lúc Nhà nước ngăn chặn việc sử dụng đất sai mục đích thì các cơ quan nhà nước lại chiếm dụng đất và sử dụng rất lãng phí. Cần có các quy định chặt chẽ về sử dụng đất phi nông nghiệp. Cần phát triển phi nông nghiệp vào các vùng đất không có khả năng phát triển nông nghiệp.

Ngoài ra cần phải bảo vệ các thành quả của cải cách ruộng đất. Sở dĩ nước ta đã có một nền nông nghiệp không những nuôi được một dân số tăng nhanh mà

còn xuất khẩu để có ngoại tệ nhập các vật tư cần thiết là vì chúng ta đã tiến hành được cuộc cải cách ruộng đất mà đến nay nhiều nước không làm được.

Sử dụng hợp lý và có hiệu quả trên từng đơn vị diện tích đất đai hiện có, kể cả đất thổ cư cũng như đất nông nghiệp. Đối với đất thổ cư, các hộ nên tập trung đầu tư chuyển diện tích đất vườn thu nhập thấp để xây nhà trọ cho thuê và kết hợp làm dịch vụ phục vụ công nhân của KCN. Nhu cầu thuê nhà hiện nay là rất lớn và sẽ còn nhu cầu hơn nữa khi các dự án đang được tiếp tục đầu tư.

- Vốn: Để tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, một số giải pháp chủ yếu cần được tập trung thực hiện để tăng cường nguồn vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư như sau:

+ Thực hiện tăng chi đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, điều tiết phân bổ ngân sách nhàn nước đảm bảo lợi ích của huyện có điều kiện phát triển công nghiệp, cũng như các xã thuần nông, tăng cường phân cấp thu chi cho huyện và các xã.

+ Có chính sách để các địa phương cần chủ động bố trí cân đối ngân sách địa phương cho phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, thuỷ lợi, tăng cường cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

+ Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch, dự án đầu tư vào các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu.

+ Đối với các doanh nghiệp cần phát triển nguồn vốn hiệu quả để đầu tư sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu đưa nền kinh tế của huyện đi lên theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

+ Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ, các cơ sở hoạt động sản xuất

những sản phẩm truyền thống, phát triển mạnh các hoạt động ngành nghề tạo công ăn việc làm cho người dân, nhất là những nông hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Khoa học công nghệ: Quán triệt quan điểm “trí thức, đội ngũ Khoa học và Công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đồng thời nâng cao chất lượng, đổi mới cơ cấu đào tạo, phương thức đào tạo nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ; Phát huy cao độ tiềm năng của đội ngũ Khoa học và Công nghệ hiện có; Đảm bảo thu nhập và quyền sở hữu trí tuệ cho cán bộ Khoahọc và Công nghệ.

Xây dựng chính sách đào tạo, thu hút nhân tài cho những ngành khoa học công nghệ ưu tiên và thực sự có nhu cầu.

Xây dựng và củng cố hệ thống các trạm trại, Trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, các Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm y tế dự phòng. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và cơ sở hạ tầng cho các phòng thí nghiệm hiện có. Có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư Khoa học và Công nghệ từ ngoài huyện. Tin học hóa các cở sở dữ liệu Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đa dạng hóa các mối quan hệ và các hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Chú trọng hợp tác Khoa học và Công nghệ với các tổ chức trong nước và quốc tế. Đầu tư đúng mức cho việc hợp tác nghiên cứu – phát triển để thích ứng các công nghệ mới được nhập vào trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ Khoa học và Công nghệ nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, tạo môi trường thể chế và các chính sách thích hợp để thu hút cán bộ Khoa học và Công nghệ trẻ, các chuyên gia ngoài huyện đến công tác ở huyện.

Cần tiếp tục phát động đều khắp phong trào quần chúng nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KH-CN; tăng cường công tác truyền thông, bồi dưỡng cho mọi người ý thức sáng tạo, lòng say mê và khả năng tư duy, phương

pháp nghiên cứu khoa học. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động giáo dục - đào tạo với KH-CN thông qua phát huy đầy đủ vai trò của trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn trong việc phổ biến, cập nhật kịp thời và có hệ thống các kiến thức KH-CN, đồng thời biến các trung tâm này thành "bà đỡ", thành "chiếc nôi" để ươm mầm cho những đề tài cải tiến kỹ thuật, những sáng chế có giá trị thực tiễn

Các HTX, doanh nghiệp, làng nghề sản xuất kinh doanh lĩnh vực TTCN cần tích cực đổi mới thiết bị, ứng dụng KH-CN vào sản xuất để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã, quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm như: nước mắm, tàu thuyền, chế biến hải sản khác (như cá, mực), mây tre đan xuất khẩu; Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư vấn xây dựng thương hiệu để giúp các doanh nghiệp, HTX, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm.

- Lao động: Chất lượng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, phần lớn người lao động có trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật rất thấp trong khi tuổi của chủ hộ tương đối cao, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược sinh kế của hộ.

Chính vì vậy, việc đầu tiên cần làm là nâng cao trình độ của hộ, giúp hộ thay đổi cách tư duy, cách nghĩ cho phù hợp với thời cuộc và thực tế đang diễn ra tại địa phương và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nông hộ.

+ Hộ phải tự trau dồi thông tin kiến thức: Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước được tuyên truyền qua các kênh thông tin, các hộ dân cũng phải tự ý thức nâng cao trình độ, tích cực học hỏi để chuyển đổi nghề nghiệp và ngành nghề của mình đã đang và sẽ đầu tư. Có trình độ nhận thức sẽ giúp các hộ có cái nhìn tốt hơn trong chiến lược sinh kế, từ đó có sự chuẩn bị tốt trong cuộc sống sau khi thu hồi đất. Đặc biệt có kiến thức cũng sẽ giúp cho hộ hiểu được mình nên sử dụng các nguồn lực sinh kế như thế nào cho hợp lý. Việc chuyển dịch các nguồn lực sinh kế sẽ đảm bảo cho hộ tiến tới một kết quả

sinh kế tốt hơn và tránh được rủi ro.

+ Trau dồi kiến thức giúp cho lao động của hộ nhìn nhận tốt hơn về sản xuất kinh doanh của hộ. Đặc biệt đối với những lao động đi làm thuê cho doanh nghiệp, việc làm này sẽ giúp họ nhìn nhận đúng đắn hơn các vấn đề của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ khi tham gia làm cho doanh nghiệp.

3.4.2.3 Phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống tại địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, chủ trương chính sách về phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, gắn với công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân vùng biển về nhận thức vai trò, vị trí của việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề trên địa bàn. Các địa phương cần kiện toàn củng cố hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

- Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với quy hoạch xây dựng các khu sản xuất làng nghề tập trung theo hướng quy hoạch chi tiết làng có nghề, làng nghề của cả tỉnh nói chung và các xã ven biển nói riêng. Trong công tác quy hoạch, lưu ý tập trung vào các nghề mũi nhọn cần ưu tiên như: chế biến thuỷ hải sản, mây tre đan xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ; Chú trọng phát triển các nghề truyền thống, đồng thời khuyến khích mở rộng các nghề mới như: thêu ren móc sợi, thủ công mỹ nghệ…; Tăng cường và tích cực đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng và phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các cấp huyện, xã.

3.4.2.4 Các chính sách của nhà nước - Xuất khẩu lao động:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của huyện về hoạt động xuất khẩu lao động; giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có đủ pháp nhân và đựơc phép tuyển dụng

lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và phòng tránh thiệt hại cho người dân lao động.

+ Huyện cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tổ chức các Phiên giao dịch việc làm vừa và nhỏ. Quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng...Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động được giới thiệu tuyển tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, dạy nghề, ngoại ngữ và giải quyết kịp thời các vướng mắc, rủi ro (nếu có) trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc ngoài nước.

+ Trong vay vốn đi xuất khẩu lao động, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chuẩn bị đủ vốn vay cho số lao động khi có hợp đồng đi làm việc nước ngoài, đồng thời thông báo rộng rãi, phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động được vay vốn xuất khẩu lao động được thuận tiện.

+ Các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, các cơ sở giới thiệu việc làm, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trên từng địa bàn, kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.

- Nâng cao trình độ nhận thức cho người dân:

Cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến người dân có đất trong khu vực bị thu hồi để người dân có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch chuyển hướng sinh kế sau khi bị thu hồi đất. Nhà nước nên định hướng sớm cho người dân trong việc đào tạo con người để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngay từ khi quy hoạch các KCN. Mặt khác tuyên truyền, động viên khích lệ người dân tự nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn của lực lượng lao động trong tuổi cũng như lớp lao động kế cận.

Để cho dân hiểu, Nhà nước cần công khai hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khu đô thị, cụm công nghiệp tập trung;

linh hoạt vận dụng, điều chỉnh bảng giá đất, nhà ở, cây trồng trên đất trên cơ sở giá chuyển nhượng phổ biến trên thị trường và chi phí thực tế xây dựng công trình được người dân chấp thuận.

+ Tuyên truyền, giải thích, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước với nông dân tại các địa phương bị thu hồi đất về các vấn đề như:

Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi thường hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía người dân. Phân tích cho hộ thấy được ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, những hậu quả mà hộ gặp phải nếu tiêu dùng không hợp lý tiền đền bù.

+ Giúp cho các hộ hiểu và thấy rõ được những điểm mạnh và điểm yếu của hộ, cho hộ thấy được những cơ hội và thách thức mà hộ sẽ phải đối mặt trong xu thế phát triển tại địa phương. Từ đó hộ có cái nhìn tổng quan và khách quan hơn, thấy được những khó khăn và những nguy cơ mà hộ sẽ gặp phải, mỗi người dân sẽ tự ý thức được rằng mình cần phải có những định hướng khác trước đây trong phát triển kinh tế hộ.

+ Chỉ ra được những ngành nghề, dịch vụ có triển vọng phát triển tại địa phương. Phân tích giúp hộ thấy được những nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương, những lợi thế mà địa phương đang có và xu thế phát triển, để hộ có định hướng đầu tư, lựa chọn những ngành nghề phù hợp với năng lực trong hộ.

+ Tư vấn giúp hộ giải quyết những băn khoăn và vướng mắc xoay quanh vấn đềsử dụng các nguồn lực và chiến lược sinh kế của hộ.

Những buổi nói chuyện như vậy nên tổ chức trước khi thu hồi đất để hộ có được những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng tiền đền bù đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp. Sau khi thu hồi đất vẫn tiếp

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 105 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)