Chương 3. KẾT QUẨ NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng phát triển sinh kế bền vững của hộ dân ven cụm công nghiệp ở huyện Hiệp Hoà- Bắc Giang
3.2.1 Các hoạt động sinh kế của hộ dân ven cụm công nghiệp hưyện Hiệp Hoà những năm qua
Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Qua số liệu thu thập từ các nhóm hộ điều tra cho thấy: Sau khi có CCN (tính đến năm 2011), diện tích đất gieo trồng bình quân hàng năm của hộ giảm đáng kể, năm 2009 diện tích gieo trồng bình quân là 3165,23 m2 tuy nhiên đến năm 2011 diện tích gieo trồng bình quân chỉ còn 2675,9. Do đó quy mô trồng trọt cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, hệ thống cây trồng của hộ chủ yếu vẫn là lúa, còn lại là cây mầu khác, chủ yếu là rau màu các loại. Kết quả nghiên cứu cho thấy: diện tích rau màu của hộ có một số loại rau màu có giá trị kinh tế cao được người dân quan tâm đưa vào sản xuất: ớt, dưa bao tử xuất khẩu, cà chua bi... mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ. Phần diện tích rau màu còn lại được các nông hộ sản xuất ra nông sản chủ yếu dùng cho chăn nuôi và tiêu dùng của chính gia đình họ. Số liệu điều tra diện tích đất canh tác của hộ được thể hiện dưới bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Diện tích cây trồng bình quân của hộ năm 2009 – 2011
Chỉ tiêu
2009 2011
Nhóm hộ (A)
Nhóm hộ (B)
Nhó m hộ (C)
BQ chung
Nhó m hộ (A)
Nhó m hộ (B)
Nhó m hộ (C)
BQ chung
SL (m2) SL (m2) SL (m2) SL (m2) Tỷ lệ
(%) SL (m2) SL (m2) SL (m2) SL (m2) Tỷ lệ (%)
1. Diện tích gieo trồng BQ 5152,9 3621,8 721 3165,23 100 4152,9 3874,8 0 2675,9 100
- Lúa 3378 2248,8 721 2115,93 66,85 2678 2401,8 0 1693,27 63,24
- Rau mầu 1774,9 1373,8 0 1049,27 33,15 1474,9 1473 0 982,63 36,76
2. Diện tích canh tác
BQ hộ 2576 1810 360 1582 2076 1937 0 1337,67
(Nguồn: kết quả điều tra hộ)
Do diện tích đất nông nghiệp giảm nên nông hộ không chỉ thay đổi về quy mô trồng trọt mà chăn nuôi của hộ năm 2011 cũng có chiều hướng giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm gần đây chi phí đầu vào trong chăn nuôi cao:
giá thức ăn, con giống tăng cao và dịch bệnh thường xuyên bùng phát và khó kiểm soát, vì vậy người dân có xu hướng thu hẹp quy mô chăn nuôi. Mặt khác, chăn nuôi của vùng đang có xu hướng tập trung vào các trang trại quy mô lớn và các sản phẩm này trở thành hàng hóa. Do vậy nhiều hộ đã đầu tư phát triển sản xuất và hình thành nên các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên vẫn còn một số ít hộ gia đình chăn nuôi với mục đích tiêu dùng cho gia đình: Nuôi gia cầm lấy trứng, lấy thịt,…Số liệu cụ thể được thể hiện dưới bảng 3.3:
Bảng 3.3: Cơ cấu hộ điều tra phân theo loại hình chăn nuôi năm 2009 – 2011
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2009 2011
Tốc độ PTBQ chung (%/năm)
- Nuôi lợn nái 33,3 30,0 90,09
- Nuôi Lợn thịt 56,7 46,7 82,36
- Nuôi gia cầm 90 86,7 96,33
- Nuôi trâu, bò 23,3 16,7 71,67
- Nuôi trồng thủy sản 19,3 22,0 113,99
- Vật nuôi khác 80,0 73,3 91,63
(Nguồn: kết quả điều tra hộ)
Như vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo sinh kế cho người dân tại khu vực nghiên cứu đang bị thu hẹp vì quy mô diện tích trong trồng trọt và chăn nuôi của hộ. Hầu hết cơ cấu nuôi gia cầm đang có xu hướng giảm tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể năm 2009 chỉ có 19,3% số hộ tham gia điều tra nuôi trồng thủy sản, nhưng đến năm 2011 đã có 22,0% số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản. Một số hộ đã chuyển đổi mục đích chăn nuôi (chuyển từ chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại với quy mô lớn) và một số hộ do sản xuất chăn nuôi không hiệu quả nên đã thôi, ngừng hoạt động chăn nuôi trong một thời gian nhất định để chuyển sang sản xuất kinh doanh khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Hoạt động ngành nghề
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ngoài làm nông nghiệp, các hộ ở khu vực nghiên cứu còn làm một số nghề như: cơ khí, mộc dân dụng, đan lát, dệt sợi, làm hương, xe ôm (Đức Thắng, Đoan Bái), ươm tơ (Hợp Thịnh) và một số nghề khác (làm đậu, nấu rượu...)
Thực hiện chủ trương của nhà nước trong việc đào tạo nghề và hỗ trợ tạo điều kiện doanh nghiệp đã có hoạt động nhân cấy nghề mới như: mây tre đan, mộc dân dụng, cơ khí, tin học, may công nghiệp,… ưu tiên cho đối tượng hộ nghèo, đối tượng có đất bị thu hồi. Năm 2008- 2009, Trung tâm Dạy nghề huyện, Trung tâm Dạy nghề Xuân Xuân và Trung tâm Dạy nghề Hà Phong (Công ty may Hà Phong, Cụm công nghiệp Lương Phong- Đoan Bái) đã đào tạo nghề cho trên 1.500 lao động tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu:
nghề may, nông nghiệp, tin học văn phòng, cơ khó gò hàn...; trong đó Doanh nghiệp Hà Phong (Cụm công nghiệp Lương Phong - Đoan Bái) đã mở 2 lớp dạy nghề may miễn phí cho trên 600 học viên là con em trong xã, sau khi học xong được doanh nghiệp nhận vào làm việc, bước đầu cho thu nhập ổn định.
Bảng 3.4: Cơ cấu hộ điều tra phân theo hoạt động ngành nghề năm 2009 – 2011.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Tỷ lệ hộ điều tra (%) Tốc độ PTBQ (%/năm)
2009 2011
- May công nghiệp 33,3 53,3 160,06
- Mây tre đan, mộc 46,7 46,7 100
- Dệt sợi, ươm tơ 80,0 73,3 91,63
- Ngành nghề kỹ thuật: cơ khí, tin học,... 16,7 23,3 139,52
- Ngành nghề khác: làm đậu, nấu rượu 56,7 73,3 129,28
(Nguồn: kết quả điều tra hộ) Kết quả nghiên cứu cho thấy: hầu hết, các hộ dân đều có những hoạt động ngành nghề phụ để kiếm thêm thu nhập. Cụ thể là: năm 2009 có 33,3%
tổng số hộ điều tra có người làm may công nghiệp, năm 2011 số hộ có người làm may công nghiệp đã tăng lên và chiếm 53,3% tổng số hộ điều tra. Cùng với nghề may, nghề mây tre đan, mộc ở khu vực nghiên cứu cũng phát triển tương đối mạnh (46,7% tổng số hộ điều tra đã làm thêm nghề mây tre đan, mộc). Ngoài ra, nghề dệt sợi, ươm tơ cũng rất phổ biến trong hoạt động sinh kế của các hộ dân (năm 2011 đã có tới 73,3% tổng số hộ điều tra tham gia các ngành nghề truyền thống như dệt sợi, ươm tơ).
Khi trình độ khoa học công nghệ phát triển, nhu cầu về ngành nghề mang tính chất công nghiệp cao, đòi hỏi kỹ thuật, chuyên môn chất xám cũng cao; số lao động kỹ thuật cũng tăng cao, năm 2011 có 23,3% tổng số hộ điều tra có lao động trong gia đình làm việc trong ngành: điện tử, tin học, trong khi
đó chỉ có 16,7% tổng số hộ điều tra có người nhà làm việc trong lĩnh vực này vào năm 2009. Ngoài ra, địa phương còn rất nhiều hộ tham gia sản xuất kinh doanh trong ngành nghề phụ như: làm đậu, nấu rượu,...Năm 2011 có tới 73,3% số hộ điều tra tham gia các ngành nghề phụ.
- Hoạt động thương mại dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của hộ chỉ tập trung vào 2 loại hình là cho thuê nhà và buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, đóng góp của hoạt động này trong tổng thu nhập của hộ chiếm tỷ trọng cao so với cả ngành nghề và sản xuất nông nghiệp.
Dịch vụ cho thuê nhà là hoạt động có tốc độ phát triển nhanh, qua điều tra cho thấy kể cả nhóm hộ bị thu hồi đất và nhóm hộ không bị thu hồi đất cũng đều phát triển dịch vụ cho thuê nhà. Từ năm 2009 đến nay, quy mô nhà cho thuê tăng nhanh. Điều đó thể hiện qua biến động trong cơ cấu đất thổ cư, năm 2005 diện tích đất nhà cho thuê không có, năm 2009 số diện tích nhà cho thuê là 15,67 m2/hộ, đến năm 2001 đã tăng lên 18,3m2/hộ. Ngay cả những hộ không bị thu hồi đất cũng đã đầu tư vào xây nhà cho công nhân thuê để tăng nguồn thu nhập; bên cạnh đó, hoạt động buôn bán, dịch vụ nhỏ ven các CCN cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ. Như vậy, một lần nữa khẳng định cho thuê nhà trọ là dịch vụ đang phát triển, góp phần vào sinh kế của hộ dân ven CCN Hiệp Hòa.