Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề về phát triển sinh kế bền vững
1.2.1 Tổng quan về sinh kế và nâng cao thu nhập của người dân trong phát triển các khu, cụm công nghiệp ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1 Trên thế giới
* Trung Quốc:
Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới, với trên 1.3 tỷ người gần 70% dân số ở khu vực nông thôn. Hàng năm có tới hơn 10 triệu lao động đến độ tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở nên gay gắt.
Trước đòi hỏi cấp bách của thực tế, ngay từ sau năm 1978 sau khi cải cách mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc thực hiện phương châm “ ly nông bất ly
hương, nhập xưởng bất nhập thành” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hưng Trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị. Coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân.
Từ sau năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có 19 triệu xí nghiệp Hưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động ở trong nông thôn, tạo ra tổng giá trị sản lượng 1.162 tỷ NDT chiếm 1/4 GDP của cả nước.
Nhờ phát triển triển công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm 70% năm 1978 xuống 50% năm 1991. Bình quân trong 10 năm từ năm 1980 đến năm 1990 mỗi năm các xí nghiệp của Hưng Trấn Trung Quốc thu hút khoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp.
* Nhật Bản:
Quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghịêp sang xây dựng các khu công nghiệp tập trung của Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ sau năm 1945 khi Chính phủ Nhật Bản chủ trương công nghiệp hoá nông thôn. Khuyến khích phát triển xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ cùng với những cơ sở công nghiệp gia đình. Với những loại hình xí nghiệp này, nông dân không cần đòi hỏi trình độ ký thuật cao, chỉ cần đào tạo bội dưỡng trong thời gian ngắn là có thể đảm nhận được các công việc; để phát triển loại hình xí nghiệp này cũng không cần đầu tư nhiều vốn. Bên canh đó, những ngành nghề TTCN truyền thống cũng được khuyến khích phát triển. Vào những năm 70 Nhật Bản có phong trào " mỗi thôn làng một sản phẩm" nhằm khai thác ngành nghề truyền thống ở nông thôn và đạt được những kết quả rất to lớn. Mặt khác, Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế "nhiều tầng" tầng trên là các công ty lớn, các xí nghiệp lớn, các tập đoàn tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao; qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáo dục đào
tạo …cùng với việc chú trọng đến các chính sách, chương trình hỗ trợ nông thôn phát triển như chương trình tưới tiêu, cung cấp tín dụng, trợ giá nông nghiệp, đưa giáo dục nông học vào trường phổ thông, tạo thành các trung tâm nghiên cứu và trạm ứng dụng thử nghiệm phục vụ nông dân. Một nguyên nhân thành công của Nhật Bản trong việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp là mở rộng các dịch vụ ngành nông nghiệp, bán lẻ và phân phối các lĩnh vực, nền kinh tế thoát khỏi áp lực của di dân và cạnh tranh quốc tế. Những chương trình này đã tạo nên việc và sinh kế cho hộ nông dân.
* Đài Loan:
Các cơ sở công nghiệp nông thôn của Đài Loan thu hút số lượng lớn lao động nông thôn từ 78.000 nghìn lao động năm 1930 lên 248.000 lao động năm 1966. Vào đầu những năm 1950, do đất đai bị hạn chế cộng với số lượng lớn dân cư chảy từ Trung Quốc sang dẫn đến nguy cơ thất nghiệp lớn ở nông thôn, nhưng nhờ công nghiệp nông thôn phi tập trung phát triển mà từ những năm 1960 nền kinh tế có thể duy trì ở mức gần như toàn dùng lao động. Lao động nông nghiệp từ trên 50% những năm 1950 xuống 14,2% năm 1988 và được chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp. Việc tăng trưởng công nghiệp phi tập trung đã làm giản nhẹ sức ép đối với đất nông nhiệp mà không cần phải chuyển gánh nặng đó cho khu vực thành thị. Thay vì, dân cư nông thôn có thể đi về hàng ngày đến các nhà máy đặt ở các vùng lân cận.
1.2.1.2 Ở Việt Nam
a) Ảnh hưởng của các khu, cụm công nghiệp đối với phát triển KT- XH nông thôn và sinh kế hộ nông dân ở Việt Nam
Tuy thời gian xây dựng và phát triển chưa lâu nhưng các KCN, KCX của Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu quan trọng, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước
* Tác động tích cực
Các KCN đã và đang tạo thành nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ lao động, góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, ngành.
Trước hết, sự phát triển các KCN có thể được coi như một giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực tế từ khi xây dựng KCN đến nay, số dự án và tổng vốn đầu tư vào KCN không ngừng gia tăng, đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn FDI trên cả nước.
Cùng với sự thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các KCN còn là nơi các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiến tiến, một số công nghệ hiện đại, phát triển những lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu kém
Các dự án trong các KCN đã góp phần nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống của Việt Nam như công nghiệp dệt may, da giày, chế biến thực phẩm,… cả về trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhằm tái đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tích lũy thêm kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Tại Việt Nam, sự phát triển các KCN thời gian qua đã góp phần quan trọng, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của toàn bộ nền kinh tế cũng như từng địa phương.
* Tác động tiêu cực
Việc thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN tập trung sẽ trực tiếp làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp ở các khu vực này bị mất việc làm. Khi những KCN mới được hình thành từ việc thu hồi đất ở và đất nông nghiệp, nhiều gia đình nông dân đã bị mất vườn ruộng và đất đai canh tác. Tất nhiên, người nông dân nhận được một khoản tiền đền bù do đất đai của họ bị thu hồi và họ phải chuyển đổi nghề nghiệp, phải tìm việc làm mới.
Việc chuyển số lao động vốn là nông dân sang làm công nghiệp và dịch vụ sau khi đất đai của họ đã bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng dường như là một tất yếu của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên một thực tế hết sức khó khăn là những nông dân này hầu hết là lao động giản đơn, tích lũy kinh nghiệm theo kiểu cha truyền con nối mà chưa hề được đào tạo nghề bao giờ. Do vậy, họ rất khó có thể kiếm được việc làm tốt, có thu nhập tương đối cao và ổn định đủ để đáp ứng các nhu cầu của bản thân và gia đình.
b) Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển các KCN, CCN và chính sách phát triển nông hộ ven các KCN, CCN ở Việt Nam
Thời gian qua Nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ người lao động như:
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 quy định nông dân khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ trực tiếp kinh phí dạy nghề để chuyển đổi nghề; Đồng thời, theo điều 25 của Nghị định này, cam kết quan trọng nhất của các doanh nghiệp là tuyển dụng lao động địa phương.
- Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2020.
- Nghị quyết của Chính phủ số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Quyết định số 32/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
1.2.1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quyết vấn dề sinh kế và việc làm cho các hộ dân ven cụm công nghiệp ở thế giới và một số địa phương ở nước ta.
Từ thực tiễn phát triển công nghiệp nông thôn, tạo sinh kế mới cho người dân khu vực nông thôn ở một số nước có thể rút ra bài học kinh nghiệm:
- Thứ nhất là thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp và mở mở nang các hoạt động phi nông nghiệp.
- Thứ hai là tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp phát triển vào giai đoạn đầu cuả quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, nhà nước thực hiện bảo hộ hàng hoá trong nước, hạn chế ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, qua đó tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nông thôn.
- Thứ ba là thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn cho công
nghiệp nông thôn. Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nông thôn.
- Thứ tư là không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng điều kiện cụ thể hay nói cách khác là giúp cho người dân tăng cường chất lượng nguồn vốn con người.
- Thứ năm là phát triển mạnh mẽ và đa dạng hoá các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp: những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, sử dụng các đối tượng lao động khác nhau,....
- Thứ sáu là nông nghiệp được ưu tiên phát triển làm cơ sở để phát triển công nghiệp nông thôn mà trước hết là công nghiệp chế biến nông sản. Lao động dư thừa trong nông nghiệp được chuyển sang các ngành nghề công nghiệp nhẹ nông thôn.
- Thứ bảy là phát triển cơ sở công- nông nghiệp được bố trí gần với vùng nguyên liệu. Kế hoạch phát triển vùng được xây dựng để thúc đảy thành lập các khu công nghiệp vùng nông thôn.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân ven các cụm công nghiệp ở trong nước.
Một số chủ đề nghiên cứu liên quan đến sinh kế của hộ nông dân khi phát triển công nghiệp, cụ thể như sau:
Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng trị trong quá trình phát triển Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo. Mai Văn Xuân, Hồ Văn Minh (2009), Tạp chí Khoa học, Đại học Huế.
Ứng dụng khung sinh kế bền vững, xác định các phương thức ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực, Vương Xuân Tình, Mai Văn Thành (2005), Hội thảo ứng dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững trong xóa đói giảm nghèo ngày 9 – 12/10/2005, Huế.
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân các xã đặc biệt khó khăn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Hà Thị Thu Hường (2006), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội.
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Mai Thị Huyền (2006), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp đến đời sống - sản xuất kinh tế - xã hội của các hộ nông dân xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Vũ Thị Út Duyên (2006), Báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Giải quyết đời sống của nhân dân diện thu hồi đất ở Đồng Tháp, Vũ Đình, Tạp chí Cộng sản - chuyên đề cơ sở số 43 (2010).
Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Bùi Minh Hà, Nguyễn Hữu Thọ - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và công nghệ số 62(13) - 2009.
Giải quyết vấn đề việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất trong quá trình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - B2005 - 38 - 109, TS. Lê Thu Hoa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2007).
Người dân huyện Hiệp Hòa cũng đang đối mặt với những thời cơ, vận hội cũng như những thách thức và khó khăn trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Các cấp chính quyền cùng với những chính sách, biện pháp quy hoạch nhằm phát triển kinh tế Huyện theo hướng hiệu quả, bền vững nhằm đưa đời sống dân sinh tăng lên. Giải quyết xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trên;
nghiên cứu này chúng tôi đi sâu phân tích nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững của những hộ dân ven khu, cụm công nghiệp.
Chương 2