Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững của hộ dân vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 94 - 98)

Chương 3. KẾT QUẨ NGHIÊN CỨU

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững của hộ dân vùng

3.3.1 Về nguồn lực

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là một xu hướng tất yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của cả nước. Các cụm công nghiệp đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung như tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách của trung ương cũng như địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó, việc xây dựng các cụm công nghiệp cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến đời sống của người nông dân như ô nhiễm môi trường, mât đất nông nghiệp...

- Nguồn lực đất đai

Việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển cụm công nghiệp đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, do giảm diện tích đất canh tác của hộ (trung bình 33,4%). Cây trồng chủ yếu của người dân địa phương là lúa và rau màu. Khi diện tích đất nông nghiệp giảm, sản lượng lúa và cây vụ đông cũng giảm theo mặc dù nhu cầu thực phẩm sau khi có cụm công nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn lao động ít dần do chuyển đổi sang việc làm mới có thu nhập cao hơn, hệ thống thuỷ lợi của địa phương bị phá vỡ khiến cho một phần diện tích đất nông nghiệp bị bỏ không canh tác được.

Cùng với sự thu hẹp về quy mô trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của hộ cũng có chiều hướng giảm. Các hộ chăn nuôi chủ yếu là lợn thịt, gia cầm, trâu bò, thủy sản. Tuy nhiên số lượng đàn gia súc lớn phục vụ sức kéo sản xuất nông nghiệp hiện nay đang có xu hướng bị thu hẹp. Nguyên nhân do máy cơ giới nhỏ thay thế sức kéo trâu bò, diện tích chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên bị hạn chế.

- Nguồn lực lao động

Khi nghiên cứu đề tài ở địa phương chúng tôi nhận thấy: nguồn lực con người thay đổi theo chiều hướng tích cực. Khi không còn đất để làm kế sinh nhai đã dẫn tới thay đổi nhận thức của người dân, họ tăng cường công tác giáo dục để có một sinh kế tốt hơn trong tương lai. Chính vì vậy nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư cho con cái đi học từ đó nâng cao trình độ học vấn của lao động cũng như khả năng nhận thức, nắm bắt và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của các hộ.

Tình trạng thiếu việc làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề xã hội, nó làm chuyển đổi mạnh mẽ cấu trúc lao động của các hộ gia đình. Người nông dân bị mất đi quyền sử dụng đất nên không thể làm nông nghiệp và phải chuyển sang các việc làm phi nông nghiệp vốn không phải là lĩnh vực chuyên môn của họ. Trên thực tế bên cạnh một số gia đình đã tìm

được vài công việc phi nông nghiệp bền vững hơn cho lao động của gia đình còn có những lao động trẻ không thể tìm được việc làm ổn định và có thu nhập như mong đợi. Thực tế này xuất phát từ những hạn chế về vốn xã hội và vốn con người của chính bản thân nhiều người lao động nên họ khó tìm được những công việc trả lương cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng nghề nghiệp. Các yếu tố đó lý giải vì sao nhiều người dân lại chọn những công việc đơn giản, tự trả lương, không đòi hỏi nhiều về trình độ đào tạo cao hay nhiều kỹ năng nghề nghiệp và quan hệ con người, nhưng lại đem lại cho họ một việc làm và nguồn thu nhập dù ở mức khiêm tốn.

Sự xuất hiện các cụm công nghiệp đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và ngành nghề phát triển. Cụm công nghiệp đã thu hút nhiều lao động trong và ngoài huyện, tạo việc làm ổn định cho hơn 6.000 lao động (trong đó hơn 4.000 lao động là người địa phương), khiến nhu cầu thương mại, dịch vụ tăng lên đáng kể. Thêm vào đó, việc thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến việc nhiều người lao động phải tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế và trong thực tế nhiều người lao động, nhất là lao động nữ trung niên đã gia nhập đội ngũ buôn bán nhỏ (chủ yếu là mặt hàng gia dụng), lương thực thực phẩm và các dịch vụ cho những người sống và trọ ven cụm công nghiệp.

Hoạt động này mang lại thu nhập rất lớn cho các hộ (thậm chí còn cho thu nhập lớn hơn hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động ngành nghề của hộ). Đồng thời, một số lao động của các hộ ven cụm công nghiệp đã được vào làm việc trong cụm công nghiệp; vì thế, thu nhập của các hộ này đã tăng lên và kinh tế hộ đã đi dần vào ổn định. Nhưng cũng vẫn còn một số hộ không chú trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số khác chưa thích nghi được với sự thay đổi điều kiện sống nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo thu nhập ổn định và duy trì cuộc sống của gia đình.

- Nguồn lực vốn: Là yếu tố trung gian cho sự trao đổi, có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các vốn khác. Nguồn tài chính nghĩa là

các nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình.

Việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp đã tạo nên dòng vốn lớn gồm hai nguồn đó là tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp và vốn tài chính từ việc bán quyền sử dụng đất. Thu hồi đất đồng nghĩa với việc tách người nông dân khỏi vốn tự nhiên của họ, chính vì vậy sự đền bù mất mát này là một khoản vốn tài chính lớn đối với các hộ dân. Cho nên chính quyền địa phương cần chủ động cần hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả. Từ kinh nghiệm của nhiều địa phương, số tiền đền bù được chia thành 2 phần. Một phần giao cho người dân xây dựng nhà cửa và chi dùng vào những việc thật cần thiết. Phần còn lại lớn hơn có thể được góp vốn vào doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần hoặc gửi ngân hàng hoặc mua bảo hiểm. Đây là việc làm cần thiết đối với người hết tuổi lao động, với người già không còn khả năng lao động. Ngoài ra, để các hộ bị thu hồi đất có điều kiện phát triển kinh tế theo các chiến lược sinh kế mới cần đẩy mạnh công tác trợ giúp các hộ trong việc vay vốn.

Tăng cường các nguồn thu nhập của hộ thông qua phát triển ngành nghề, đa dạng hoá ngành nghề, mở mang một số ngành nghề theo chương trình nhân cấy nghề mới.

3.3.2 Cơ sở hạ tầng

Tài sản vật chất của người dân sau khi có cụm công nghiệp được cải thiện rõ rệt. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng ở địa phương ngày càng khang trang sạch đẹp, nhất là các công trình phúc lợi, hệ thống đường giao thông; Kết quả từ năm 2005 - 2011, toàn huyện đã cứng hoá được 296 km đường giao thông nông tthôn, 100% các tuyến đường liên xã đều được nâng cấp cứng hoá với chiều dài trên 100km, cứng hoá 80 km kênh mương nội đồng, cứng hoá và giải cấp phối được 21 km mặt đê... nhiều con đường mới được xây dựng, nhiều tuyến đường cũ được nâng cấp kết nối với khu vực xung quanh. Điều này tạo thuận lợi cho

nhiều người đổ về thuê nhà trọ, kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó các hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp không còn tham gia sản xuất nông nghiệp nữa nên hộ bắt đầu đầu tư xây dựng nhà ở, phòng trọ, buôn bán nhỏ ven CCN. Tài sản vật chất của hộ cũng được cải thiện do nhận tiền đền bù đã mua sắm để phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày một tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: hệ thống kênh mương bị hư hỏng nhiều, các công trình nước sạch không đảm bảo, xuống cấp. Đây cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân.

3.3.3 Nhóm nhân tố về chính sách, văn hoá – xã hội và môi trường

Bên cạnh những mặt tích cực thì xuất hiện thêm một số tồn tại đó là sự gia tăng các tệ nạn xã hội trong cộng đồng như lô đề, đánh nhau, nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp,.... Đây không phải là vấn đề mới song nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình an ninh nông thôn kể từ khi người dân có nhiều tiền mặt và thời gian nhàn rỗi. Việc gia tăng nhanh chóng giá trị trao đổi đất trong năm qua cũng đã làm nảy sinh tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, các cụm công nghiệp này đã thải ra chất thải làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở địa phương rất nặng nề tạo ra những tác động không tốt tới sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương, về lâu dài sẽ làm phá vỡ tính bền vững trong quá trình phát triển nói chung và tính bền vững của sinh kế nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)