Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.3.1 Đặc điểm dân số và lao động của huyện Hiệp Hoà
Huyện Hiệp Hoà có 25 xã và 01 thị trấn, tính đến ngày 31/12/2011 dân số của huyện Hiệp Hoà là 210.539 người, với 51.070 hộ, trong đó có 205.019 nhân khẩu ở nông thôn (chiếm 97,38% tổng dân số) và 5520 nhân khẩu ở thị trấn (chiếm 2,62% dân số). Mật độ dân số trung bình của toàn huyện là 1.036 người/km2; số hộ nghèo toàn huyện còn 6.230 hộ (chiếm 12,12% tổng số hộ).
Tình hình biến động dân số, số hộ và tỷ lệ gia tăng dân số của huyện được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tình hình dân số huyện Hiệp Hoà qua các giai đoạn
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
Tốc độ phát triển (%) 10/09 11/10 BQ 1. Tổng số nhân khẩu
(người) 211629 211934 210539 95,70 100,87 98,29 - Phân theo giới tính
+ Nam 104320 103664 104840 99,37 101,13 100,25
+ Nữ 107309 108270 105699 100,90 97,63 99,27
- Phân theo vùng
+ Thành thị 5222 5346 5520 102,34 103,25 102,80 + Nông thôn 206407 206588 205019 100,09 99,24 99,67 - Phân theo trình độ
+ Đại học, cao đẳng 6.349 8.477 8.524 133,52 100,55 117,04 + Trung cấp 11.216 13.860 13.284 123,57 99,74 111,66 + Sơ cấp, công nhân kỹ
thuật 30.051 31.790 30.470 105,79 95,85 100,82
+ Chưa qua kỹ thuật 164.013 157.807 158.261 96,22 100,29 98,26 2. Tổng số hộ nghèo (hộ) 9.438 7.867 6.230 83,35 79,19 81,27 3. Tỷ lệ sinh (‰) 17,97 17,9 17,9 99,61 100,00 99,81 4. Tỷ lệ chết (‰) 5,98 5,97 5,98 99,83 100,17 100,00 5. Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰) 11,99 11,93 11,9 99,50 99,75 99,62
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hiệp Hoà)
Hiệp Hoà là huyện nông nghiệp, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động là 95.000 người, chiếm khoảng 45% tổng dân số. Theo điều tra thì phần lớn số lao động có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại ngành giáo dục và các cơ quan hành chính sự nghiệp, một tỷ lệ nhỏ làm trong các ngành cơ khí, còn lại đa phần là lao động nông nghiệp chiếm 77,50%. Đây cũng chính là một áp lực lớn đối với huyện Hiệp Hoà trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đến năm 2015 và xa hơn; bên cạnh đó dân số ngày một tăng, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên nhân khẩu ngày một giảm,... Vì vậy, cần chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp - TTCN theo hướng bền vững và phát triển nền nông nghiệp đa dạng hoá cây trồng, hiệu quả để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân là rất cần thiết.
2.1.3.1 Điều kiện về cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện Hiệp Hoà
Hiệp Hòa nằm cách Hà Nội khoảng 60km theo đường quốc lộ 1A và 40km theo hướng cầu Vát, có 1 tuyến quốc lộ 37 chạy qua dài 14km, nối huyện Hiệp Hòa với tỉnh Thái Nguyên, 3 tuyến tỉnh lộ, tổng chiều dài 40 km.
Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 6 xã có đường nhựa, 11 xã đường đá, 9 xã đường cấp phối. Ngoài ra, huyện còn có tuyến giao thông đường thủy sông Cầu bao quanh phía Tây và phía Nam với chiều dài trên 40km, tạo ra sự thông thương với các trung tâm kinh tế lớn như tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh, thành phố Hà Nội.
Mạng lưới giao thông khá phù hợp, nếu được nâng cấp sẽ rất thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và phát triển, giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội.
Tổng chiều dài các tuyến kênh mương 248,149 km, bao gồm: Kênh trôi, Kênh 3, Kênh 1B, Kênh 1C, Kênh 2/3, Kênh Hương Lâm – Mai Đình, Kênh 3/3, Kênh 1A, Kênh Hoàng Lương, Kênh T47, Kênh T45, Kênh Hương Lâm - Châu Minh, Kênh Hoàng Vân, Kênh 1D.
Hệ thống lưới điện do Chi nhánh điện Hiệp Hoà quản lý 160 trạm biến áp với 167 máy biến áp, tổng công suất là 28.875 kVA. Có 2 trạm biến áp trung gian công suất 22.300 kVA. Đường dây 35 KV dài 14,673 km, đi từ ranh giới Tràng (địa phận giữa huyện Việt Yên và huyện Hiệp Hoà) đến 2 trạm biến áp trung gian là trung gian Hiệp Hoà 1 và trung gian Hiệp Hoà 2.
Đường dây 10 KV dài 144,182 km gồm 7 lộ đường dây sau 2 trạm trung gian.
Sản lượng điện tiêu thụ bình quân 56 triệu kWh/năm.
Lĩnh vực viễn thông, truyền thanh tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cuả xã hội. Toàn huyện năm 2012 có khoảng 80,5 máy điện thoại cố định/100 dân, số thuê bao Internet bình quân 15,3 thuê bao/100 dân;
26 xã, thị trấn có trạm, đài truyền thanh đáp ứng cung cấp đầy đủ lượng thông tin thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân trong huyện.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học: toàn huyện đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 99%, xét tốt nghiệp THCS đạt 95,07%, thi tốt nghiệp THPT đạt 90,42%; công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên được quan tâm, số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Cơ sở, quy mô trường, lớp hàng năm được đầu tư kiên cố hóa, xây dựng mới đảm bảo cho việc dạy và học của các nhà trường: tỷ lệ phòng học được kiên cố bậc mầm non (34,7%), bậc Tiểu học và THCS (đạt 70%), có 49 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 51%).
Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hoá gia đình hàng năm đều được quan tâm; đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh, thường xuyên cải tạo, nâng cấp, xây dựng thêm các phòng khám từ bệnh viện huyện đến các trạm xá xã, thị trấn phục vụ kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân: đến nay toàn huyện có 27 cơ sở khám chữa
bệnh công lập, 290 giường bệnh, 754 cán bộ y tế đạt 36 cán bộ y tế /10.000 dân, 100% các trạm y tế có bác sĩ, 26/26 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế...
2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của huyện Hiệp Hoà
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Hoà lần thứ XXI và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005-2010, nền kinh tế của huyện có những chuyển biến khá rõ nét; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá: Tổng giá trị sản xuất 3 năm 2009 – 2011 tăng nhanh, cụ thể năm 2011 tổng giá trị sản xuất tăng hơn 47% so với năm 2009, trong đó giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 5,13%/năm, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng năm 2011 tăng vọt lên đạt mức 354.000 tỷ đồng, tăng 9,19% so với năm 2009, giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ cũng phát triển không ngừng chiếm 25,14% trong tổng giá trị sản xuất.
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2009-2011 (Giá cố định 1994)
Chỉ tiêu
2009 2011 Tốc độ
PTBQ (%/năm) GTSX
(tỷ đồng
Tỷ lệ (%)
GTSX (tỷ đồng
Tỷ lệ (%)
Tổng giá trị sản xuất 923.000 100 1.357.000 100 100
Nông nghiệp 517.000 56,01 688.000 50,7 90,52
Công nghiệp - xây dựng 156.000 16,9 354.000 26,09 154,38 Thương mại - Dịch vụ 250.000 27,09 315.000 23,21 85,68
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hiệp Hoà năm 2011)
Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế của huyện Hiệp Hòa năm 2009
56.01 16.9
27.09
Nông nghiệp
Công nghiệp - xây dựng Thương mại - Dịch vụ
Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế của huyện Hiệp Hòa năm 2011
50.7 26.09
23.21
Nông nghiệp
Công nghiệp - xây dựng Thương mại - Dịch vụ
Hình 2.3: Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế trong huyện năm 2009 - 2011 Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2011 cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện, chiếm 50,70 % tổng giá trị sản xuất của huyện.
+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong các năm, có tốc độ phát triển bình quân; năm 2009 ngành nông nghiệp chiếm 56,01% tổng giá trị sản xuất các ngành, nhưng đến năm 2011 chỉ còn chiếm 50,7% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế.
+ Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có bước phát triển khá, năm 2009 ngành công nghiệp chiếm 16,9% tổng giá trị sản xuất các ngành, tuy nhiên đến năm 2011 tỷ trọng ngành này đã tăng lên 26,09%.
+ Bên cạnh đó, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ có sự giảm nhẹ.
Năm 2009 ngành thương mại dịch vụ chiếm 27,09% tổng giá trị sản xuất các ngành, tuy nhiên đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 23,21% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế.
2.1.3.4 Cơ cấu kinh tế của xã Đức Thắng, Đoan Bái và Hợp Thịnh
Với lợi thế về vị trí địa lý nằm ven trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ do đó rất thuận lợi cho phát triển các khu, cụm công nghiệp. Hoạt động sinh kế của người dân có khả năng phát triển mạnh mẽ ra các địa phương, địa bàn lân cận. Hoạt động lưu thông diễn ra thuận lợi là điều kiện thúc đẩy sự
phát triển sản xuất và các hoạt động dịch vụ thương mại trong huyện.
Qua bảng 2.4 ta thấy cơ cấu các ngành kinh tế năm 2011 so với năm 2009 của 3 xã: Đức Thắng, Đoan Bái và Hợp Thịnh đã có sự thay đổi đáng kể.
Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của các xã 53,9%, thấp hơn mức bình quân chung của huyện (56,1%); ngành công nghiệp - xây dựng 18%, cao hơn mức bình quân chung của huyện (16,9%); ngành thương - mại dịch vụ 28,1%, cao hơn mức bình quân chung của huyện (27%).
Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu GTSX các ngành kinh tế ở các xã nghiên cứu năm 2009 - 2011 (giá CĐ 1994)
Chỉ tiêu
Xã Đức Thắng Xã Đoan Bái Xã Hợp Thịnh Tốc độ PTBQ chung
(%
/năm) Số lượng
(Triệuđồ ng)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (Triệu
đồng
Tỷ lệ (%)
Số lượng (Triệu
đồng
Tỷ lệ (%)
* Năm 2009 Tổng giá trị
sản xuất 27.570 100,0 43.400 100,0 20.740 100,0
Nông nghiệp 19.100 69,3 31.200 71,9 15.000 72,3 101,60 Công nghiệp -
xây dựng 2.370 8,6 2.700 6,2 1.340 6,5 83,74
Thương mại -
DV 6.100 22,1 9.500 21,9 4.400 21,2 101,20
* Năm 2011 Tổng giá trị
sản xuất 49.500 100,0 71.700 100,0 34.200 100,0
Nông nghiệp 25.800 52,2 39.100 54,5 18.800 55,0 101,75 Công nghiệp -
xây dựng 10.300 20,8 11.800 16,5 5.800 17,0 88,19 Thương mại -
DV 13.400 27,0 20.800 29,0 9.600 28,0 105,49
(Nguồn: Tài liệu thu thập của các xã; Niên giám thống kê huyện)
Sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp đã có bước phát triển mạnh. Các xã đã có chiến dịch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng hướng phát triển ổn định có tổ chức những ngành nghề thủ công truyền thống, các hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá: mộc dân dụng, nề, đan lát, dệt sợi, làm hương, đồ điện, giải khát, ăn uống, vật tư nông nghiệp.... (ở thôn Trung Đồng xã Đức Thắng, thôn Trung Tâm xã Hợp Thịnh), một số ngành nghề dịch vụ mới như làm tóc giả ở thôn Bái Thượng xã Đoan Bái, đem lại thu nhập khá cho một số hộ dân tại các xã, góp phần đưa đời sống nhân dân ngày một nâng lên.
Việc phát triển mạnh các cụm công nghiệp trên địa bàn đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận con em địa phương trong huyện. Cụ thể, đã thu hút, tạo việc làm và cho thu nhập ổn định bình quân từ 1,8 – 2,2 triệu đồng/ người/tháng cho trên 4.000 lao động của huyện; trong đó, con em ở các địa phương: xã Đoan Bái (trên 500 lao động), xã Hợp Thịnh (trên 300 lao động) và xã Đức Thắng (trên 200 lao động).
Nhận xét về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa: Nhìn chung kinh tế - xã hội của Hiêp Hòa đang nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh theo hướng bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội. Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH, HĐH phù hợp điều kiện của huyện nhằm đưa huyện đứng vào loại khá trong tỉnh, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Hiệp Hoà so với các huyện, thành phố mạnh của tỉnh, cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên trong quá trình phát triển sinh kế bền vững Hiệp Hòa vẫn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi: Hiệp Hòa có vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội. Do đó Hiệp Hòa có rất nhiều thế mạnh trong việc phát triển các khu, cụm công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân.
- Khó khăn: Trình độ của người lao động chưa cao nên khả năng đáp ứng và phục vụ công việc chưa đạt hiệu quả cao nhất; bên cạnh đó nguồn vốn huy động đầu tư vào phát triển các khu, cụm công nghiệp còn ít do đó nguồn thu nhập của người dân còn chưa được đa dạng hóa.