Tình hình tổ chức các nguồn lực trong phát triển sinh kế bền vững của hộ dân ven khu, cụm công nghiệp tại huyện Hiệp Hòa những năm

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 70 - 94)

Chương 3. KẾT QUẨ NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng phát triển sinh kế bền vững của hộ dân ven cụm công nghiệp ở huyện Hiệp Hoà- Bắc Giang

3.2.2 Tình hình tổ chức các nguồn lực trong phát triển sinh kế bền vững của hộ dân ven khu, cụm công nghiệp tại huyện Hiệp Hòa những năm

Nguồn lực tự nhiên là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới sinh kế của người dân vùng ven cụm công nghiệp. Do đó, để nghiên cứu nguồn lực này chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu nguồn lực đất đai của hộ, tác động của điều kiện tự nhiên tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

Đất đai của hộ được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: quy mô đất đai, biến động về đất đai, chất lượng đất nông nghiệp,...

Nhóm hộ thuần nông (thể hiện qua 3.5): diện tích nhà ở bình quân trên 1 hộ nhỏ (186,83 m2 /hộ), trong khi đó diện tích vườn là 309,23m2/hộ, diện tích ao là 262,4m2/hộ, chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng diện tích. Thể hiện đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, diện tích đất sử dụng của hộ nông dân phần lớn phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Và nguồn thu nhập của nông dân chủ yếu phụ thuộc vào diện tích đất đai canh tác.Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm chủ yếu, diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện phần lớn là diện tích 2 vụ. Đây là phần diện tích chủ yếu nằm trong xây dựng khu, cụm công nghiệp và việc thu hồi diện tích đất này có tác động mạnh mẽ đến sinh kế của nông dân.

Trong những năm gần đây hoạt động dịch vụ nhà cho thuê đang phát triển khi các cụm công nghiệp, khu công nghiệp nằm trong quy hoạch. Người dân tận dụng những diện tích thổ cư để xây nhà trọ cho công nhân trong các khu công nghiệp, các nhà máy thuê ở mang lại nguồn thu nhập thêm trong cuộc sống của nông dân, nhóm hộ phi nông nghiệp tận dụng diện tích đất lớn nhất để xây dựng nhà trọ (khoảng 18,2m2/hộ), còn nhóm hộ nông nghiệp là 13,5m2 và hộ kiêm ngành nghề có khoảng 15m2 để xây dựng phòng trọ cho thuê.

Nhóm hộ nông nghiệp có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân lớn hơn nhóm hộ kiêm ngành nghề và nhóm hộ phi thuần nông, diện tích nhà ở của nhóm hộ phi nông nghiệp có thể là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Bình quân diện tích nhà ở trên 1 hộ của 3 nhóm hộ là 186,83 m2/hộ. Nguồn thu nhập chính của nhóm hộ này là các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ; vì thế mà diện tích đất dành cho hoạt động dịch vụ kinh doanh nhà trọ cũng lớn hơn so với nhóm hộ thuần nông (bình quân 18,0m2/hộ).

Bảng 3.5: Diện tích đất đai bình quân trong một hộ dân điều tra của một số năm

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2011

Nhóm A Nhóm B Nhóm C BQ Nhóm A Nhóm B Nhóm C BQ

DT (m2) DT (m2) DT (m2) DT (m2)

Tỷ

lệ(%) DT (m2) DT (m2) DT (m2) DT (m2) Tỷ lệ(%)

1. Đất thổ cư 783,6 756,7 791,9 777,4 100 676,2 690,4 684,7 683,77 100

- Nhà ở 185,2 192,4 193,0 190,2 24,47 185,2 180,3 195,0 186,83 27,32

- Vườn 308,7 304,6 314,4 309,23 39,78 290,8 301,6 314,5 302,3 44,21

- Nhà cho thuê 13,5 15,0 18,2 15,67 2,00 6,5 18,0 30,4 18,3 2,68

- Ao 276,2 244,7 266,3 262,4 33,75 193,7 190,5 144,8 176,34 25,79

2. Đất SX nông nghiệp 5152,9 3621,8 721 3165,23 100 4152,9 3874,8 0 2675,9 100

-Đất 2 vụ lúa 1 vụ màu 3378 2248,8 721 2115,67 66,84 2678 2401,8 0 1693,27 63,28

Đất 1 vụ lúa 2 vụ màu 1774,9 1373,8 0 1049,57 33,16 1474,9 1473 0 982,63 36,72

Nguồn: Kết quả điều tra hộ và tính toán

Xét về quy mô đất đai: từ số liệu bảng 3.5 cho thấy, năm 2011 đất thổ cư bình quân chung đạt 683,77m2 (hộ thuần nông đạt 676,2m2, hộ kiêm ngành nghề là 690,4m2, hộ phi nông nghiệp là 684,7m2) trong đó đất nhà chiếm 27,32%, đất vườn chiếm 44,21%, nhà cho thuê 2,68% và ao 25,79%. Đất nhà cho thuê của các hộ thường là nhà cấp 4, diện tích bình quân là 18,3m2 được xây dựng trên đất vườn của hộ gia đình nhằm tận dụng những khoảnh vườn tạp có năng suất đất đai thấp. Những phần đất vườn, ao hồ còn lại các hộ canh tác, thả cá tăng thêm thu nhập (cá biệt có hộ gia đình có diện tích đất thổ cư lớn trên 5.000m2 như hộ ông Hoàng Trung Hiếu thôn Văn Tự xã Đức Thắng đã tập trung đầu tư xây dựng chuồng trại và chăn nuôi thủy sản bước đầu rất hiệu quả). Trong sản xuất nông nghiệp để mang lại kết quả và hiệu quả cao thì nên tập trung dần theo hướng chuyên môn hóa, quy mô vừa và nhỏ. Đây là phương thức sản xuất chủ yếu nhất được người nông dân ở các địa phương thực hiện.

Quy mô nhà cho thuê của hộ từ 15 – 150m2 với cơ số từ 1 – 10 phòng ở. Tuy chỉ chiếm 2,68% đất thổ cư, song nhà cho thuê đã mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các hộ. Trong đó diện tích nhà cho thuê ở các hộ kiêm bình quân là 18m2 (2,6% diện tích đất thổ cư), các hộ thuần nông diện tích bình quân là 6,5m2 (đạt gần 1% diện tích đất thổ cư). Nhóm C có diện tích nhà cho thuê bình quân cao nhất: Diện tích bình quân đạt 30,4m2/hộ. Như vậy, có thể thấy rằng cho thuê nhà là một trong những đóng góp quan trọng vào thu nhập của một số hộ gia đình tại 3 xã.

Hình 3.1: Cơ cấu đất thổ cư hộ Hình 3.2: Cơ cấu đất nông nghiệp hộ năm 2011 năm 2011

27,32

44,21 2,68

25,79 Nhà ở

Vườn Nhà cho thuê Ao

63,28

36,72 -Đất 2 vụ lúa 1 vụ màu

Đất 1 vụ lúa 2 vụ màu

Qua nghiên cứu về tình hình đất đai của các hộ ở cả 3 xã cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung ở 2 loại đất là đất 2 vụ lúa – 1 vụ màu và đất 1 vụ lúa – 2 vụ màu, không có đất chuyên màu. Năm 2011 bình quân mỗi hộ có 2675,9 m2 đất canh tác và chủ yếu là đất 2 vụ lúa (63,28%). So sánh diện tích đất sản xuất nông nghiệp giữa các nhóm hộ cho thấy, diện tích của nhóm C (nhóm phi nông nghiệp) hầu như là không có diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất chuyển sang làm cụm công nghiệp đã làm cho nguồn lực đất canh tác của hộ bị giảm sút rất nhiều.

Về chất lượng đất: theo đánh giá của các hộ, đất nông nghiệp gia đình đang sản xuất đa phần là đất không xấu, chủ yếu thuộc loại trung bình - tốt, số hộ sản xuất được 2 vụ lúa – 1 màu là 63,28%, 1 vụ lúa – 2 vụ màu là 36,72%.

Tính đến năm 2011, các hộ dân trong huyện đã có sự thay đổi về diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất vườn, đất mặt nước,... của các hộ dân trong huyện. Đặc biệt, diện tích đất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm mạnh nhất vì đây là phần đất chủ yếu nằm trong diện quy hoạch khu công nghiệp.

So sánh qua 2 năm cho thấy diện tích đất nông nghiệp giảm đi đáng kể. Năm 2009 diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ là 3165,23m2, nhưng đến năm 2011 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 2675,9 m2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm đi sẽ có tác động nhất định tới sinh kế của một nhóm hộ dân phụ thuộc vào nông nghiệp.

Tuy nhiên một thực tế diễn ra là mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm (năm 2009 bình quân mỗi hộ có 3165,23 m2, năm 2011 chỉ còn 2675,9 m2) để phát triển cụm công nghiệp nhưng vẫn còn một số hộ được điều tra cho rằng họ không thiếu đất sản xuất bởi vì họ đã dần thích nghi với cuộc sống và họ cũng có những việc làm mới cho thu nhập cao hơn so với khi họ sản xuất nông nghiệp;

những lao động còn lại chủ yếu là người già, khả năng lao động bị hạn chế. Vì vậy, kể cả những hộ bị mất nhiều đất sản xuất cũng có một số hộ bỏ không làm nông nghiệp trên những diện tích còn lại hoặc có làm nhưng cũng không chú trọng đến hiệu quả sản xuất mang lại từ mảnh ruộng của mình.

Bảng 3.6: Sự thay đổi diện tích đất đai giai đoạn 2009 - 2011 Tính bình quân 1 hộ

Chỉ tiêu

2009 2011 Tỷ lệ

PTBQ (%/năm) DT

(m2)

Tỷ lệ

(%) SL (m2) Tỷ lệ (%) 1- Đất thổ cư 777,4 100,0 683,77 100

- Nhà ở 190,2 24,47 186,83 27,32 111,65

- Vườn 309,23 39,78 302,3 44,21 111,14

- Nhà cho thuê 15,67 2,00 18,3 2,68 134

- Ao 262,4 33,75 176,34 25,79 76,41

2- Đất SX nông nghiệp 3165,23 100,0 2675,9 100

- Đất 2 vụ lúa 1 vụ màu 2115,67 66,84 1693,27 63,28 94,67 - Đất 1 vụ lúa 2 vụ màu 1049,57 33,16 982,63 36,72 110,74

(Nguồn: kết quả điều tra hộ 2011).

Trong giai đoạn 2009 - 2011, diện tích đất thổ cư bình quân hộ giảm 93,63 m2 /hộ do chia tách hộ. Diện tích đất nhà cho thuê năm 2011 tăng 2,85% so với năm 2009 do quy mô của các khu công nghiệp được mở rộng, nhu cầu lao động tăng cao nên diện tích nhà ở được mở rộng. Diện tích đất vườn và diện tích ao giảm đi đáng kể do việc chuyển sang làm nhà cho thuê.

Qua 3 năm, đất thổ cư của hộ thay đổi không nhiều, chủ yếu chỉ là chuyển dịch giữa các loại trong đất thổ cư; biến động mạnh nhất là xuất hiện diện tích nhà cho thuê với diện tích bình quân là 18m2. Như vậy chứng tỏ cho thuê nhà đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho lực lượng lao động từ nơi khác đến làm việc. Song quỹ đất thổ cư cũng đang ngày một giảm sẽ gây khó khăn trong việc phát triển sinh kế này.

3.2.2.2 Nguồn lực lao động.

Con người là loại vốn quan trọng nhất trong các các nguồn lực sinh kế của một hộ gia đình, một cộng đồng. Việc xác định được tình hình lao động, quy mô nhân khẩu và trình độ lao động của các hộ điều tra sẽ nói lên nguồn nhân lực của hộ.

Căn cứ kết quả điều tra hộ (bảng 3.7) cho thấy bình quân các nhóm hộ điều tra có 405 – 4,16 khẩu/hộ, trong đó nhóm C đạt cao nhất 4,16 khẩu/hộ, thấp nhất là nhóm A đạt 4,05 khẩu/hộ.

Nhóm C, có số lao động/hộ đạt cao nhất (đạt 2,43 lao động/hộ), thấp nhất là nhóm hộ A đạt 2,07 lao động/hộ. Hệ số nhân khẩu/lao động của các nhóm hộ dao động từ 1,71 – 1,96 khẩu/lao động, trong đó nhóm hộ A đạt cao nhất là 1,96 khẩu/lao động.

Bảng 3.7: Tình hình lao động và trình độ lao động của hộ năm 2011 Tính bình quân 1 hộ

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm A Nhóm B Nhóm C BQ

chung 1. Tình hình lao động

- Nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 4,05 4,15 4,16 4,12

- Lao động/hộ Lđ/hộ 2,07 2,15 2,43 2,22

- Hệ số nhân khẩu/LĐ khẩu/Lđ 1,96 1,93 1,71 1,86

2. Trình độ lao động

- Đại học Lđ/hộ 0,17 0,16 0,18 0,17

- Cao đẳng Lđ/hộ 0,15 0,15 0,22 0,17

- Trung cấp Lđ/hộ 0,26 0,25 0,27 0,26

- Lao động phổ thông Lđ/hộ 1,10 1,2 1,20 1,17

- Trung học cơ sở Lđ/hộ 0,95 0,78 1,02 0,92

- Tiểu học cơ sở Lđ/hộ 0,17 0,27 0,11 0,18

(Nguồn: kết quả điều tra hộ)

Kết quả phân tích và thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp trên địa bàn cho thấy, vì trình độ lao động thấp nên các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu cần tuyển dụng lao động có nghiệp vụ chuyên môn và có tay nghề, nên bộ phận lao động phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nên vấn đề nâng cao trình độ học vấn, đào tạo và tái đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động phổ thông rất bức bách cần phải được giải quyết. Một số lao động có chuyên môn được tuyển dụng vào các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp huyện. Một số hộ có đất bị thu hồi để phát triển cụm công nghiệp có định suất với các doanh nghiệp vào làm việc trong cụm công nghiệp nhưng lao động của họ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng do trình độ thấp hoặc chưa quen với tác phong làm việc công nghiệp nên không có cơ hội được làm việc trong các doanh nghiệp tại khu, cụm công nghiệp này. Điều này cũng làm gây khó khăn cho mục tiêu phát triển sinh kế bền vững.

* Tình hình lao động, việc làm của hộ được xem xét trên chỉ tiêu tổng số lao động của hộ: lao động sản xuất kinh doanh, lao động thuê, lao động có việc làm ngoài.

Năm 2009, tổng số lao động của các hộ là 300 lao động, trong đó nhóm Alà 101 lao động, nhóm B ít hơn là 97 lao động và nhóm C có số lao động là 102 lao động. Qua điều tra cũng cho thấy lao động sản xuất kinh doanh tại hộ chiếm chủ yếu (208 lao động chiếm 69,3% tổng số lao động của hộ). Do đặc thù lao động tại hộ, nguồn lao động chủ yếu là từ các gia đình nên thời gian lao động liên tục. Nhu cầu thuê lao động của các hộ rất ít chiếm 5,0% so với tổng số lao động của hộ. Những lao động có cơ hội tìm được việc làm ngoài ở huyện khác, các doanh nghiệp tư nhân tại huyện, cơ quan hành chính sự nghiệp hay xuất khẩu lao động là 92 lao động chiếm 30,6%.

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm A

Nhóm B

Nhóm C

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm SL Tỷ C

lệ(%) SL Tỷ lệ(%)

I- Tổng số lao động của hộ 101 97 102 300 100 106 115 321

1. LĐ SXKD tại hộ LĐ 61 66 81 208 69,3 45 57 68 170 52,96

2. LĐ làm tại DN, cơ quan HCSN LĐ 40 31 21 92,0 30,6 55 49 47 151 47,04

a. Tại CCN ở huyện LĐ 5 6 4 15 23 13 15 51

- Thường xuyên LĐ 4 5 4 13 21 10 11 42

- Thời vụ: LĐ 1 1 0 2 2 3 4 9,0

+ Số ngày LĐBQ/năm Ngày 65 55 60 60 15 52,5 37,5 105,0

b. LĐ ngoài huyện LĐ 5 7 9 21,0 7 7 10 24,0

- Thường xuyên LĐ 4 5 6 15 7 6 9 22

- Thời vụ: LĐ 1 2 3 6 1 1 2

+ Số ngày LĐBQ/năm Ngày 56,3 22,8 37,5 38,8 0 45 22,5 22,5

c. LĐ tại DN trong huyện LĐ 13 12 7 32,0 15 13 13 41,0

- Thường xuyên LĐ 9 7 6 22 10 10 11 31

- Thời vụ: LĐ 4 5 1 10 5 3 2 10

+ Số ngày LĐBQ/năm Ngày 52,5 35 30 39,2 52,5 60 30 47,5

d. Cơ quan HCSN LĐ 12 5 0 17,0 7 11 6 24,0

e. Xuất khẩu LĐ LĐ 5 1 1 7,0 3 5 3 11,0

II- LĐ không đủ việc làm 2 3 2 8 2,7 4 3 2 9 2,9

- Thời gian không đủ việc ngày 30 50 75 52 45 50 75 57

III- LĐ hộ thuê 5 6 4 15,0 5,0 5 4 3 12,0 3,9

- Thường xuyên LĐ 3 3 3 9 3 2 2 7

- Thời vụ: LĐ 2 3 1 6 2 2 2 6

(Nguồn: kết quả điều tra hộ )

Năm 2011, lao động và việc làm của các hộ điều tra đã dần đi vào thế ổn định so với năm 2009. Khi có cụm công nghiệp tổng số lao động năm 2011đạt 311 lao động tăng 21 lao động so với năm 2009. Lao động trong gia đình là lực lượng lao động chính của hộ (52,96% số lao động trong gia đình tham gia vào sản xuất kinh doanh của hộ). Các nhóm hộ đều phải thuê thêm lao động (12 lao động chiếm 3,9% tổng lao động của hộ); tuy nhiên số lượng giảm so với năm 2009. Nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp giảm nên lao động chuyển đổi sang công việc khác. Những lao động này chủ yếu được những hộ có lao động ngành nghề, dịch vụ thuê; lao động trẻ có trình độ, tay nghề được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp vì vậy cũng góp phần giải quyết tại chỗ được phần nào lao động dôi dư do mất đất.

Qua điều tra cho thấy có 151 lao động làm ngoài chiếm 47,04% tổng số lao động làm các công việc như: làm việc tại cụm công nghiệp ở huyện, các doanh nghiệp ở các địa phương khác, doanh nghiệp tư nhân tại huyện, cơ quan hành chính sự nghiệp, xuất khẩu lao động.

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, do vậy trong thời gian nông nhàn nhiều hộ đã tận dụng tìm thêm một số công việc ngắn hạn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên số này không nhiều (một số hộ có lao động bị thiếu việc làm và thời gian thất nghiệp cũng không dài 30 - 60 ngày/năm).

Diện tích đất nông nghiệp giảm nên lao động nông nhàn nhiều hơn buộc lao động phải tìm công việc khác ở ngoài nên sau khi có cụm công nghiệp số lao động có việc làm ngoài tăng nhiều so với năm 2009 cụ thể: năm 2009 có 92 lao động, năm 2011 có 151 lao động và tập trung ở những hộ mất nhiều đất sản xuất. Điều đó chứng tỏ các nhóm hộ bị mất đất sản xuất đã buộc phải vươn ra tìm kiếm việc làm và sinh kế mới khi hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp hoặc không còn.

* Chuyển dịch nguồn lực lao động của hộ

Biến động về lao động làm ngoài của các hộ trong giai đoạn 2009 - 2011 cho thấy: số lao động làm việc ngoài tăng rất nhanh, trong 3 năm tăng từ 92 lao động đến 147 lao động, trong đó tại cụm công nghiệp huyện là 32 lao động, huyện khác tăng 24 lao động. Doanh nghiệp tư nhân tại huyện từ 32 đến

41 lao động, cơ quan hành chính sự nghiệp từ 17 đến 24 lao động, xuất khẩu lao động từ 7 đến 11 lao động

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên địa bàn đã thu hút tương đối nhiều dự án và những dự án này đã và đang hoạt động nên nhu cầu lực lượng lao động là rất lớn; thời gian tới, nếu như tất cả các doanh nghiệp của các cụm công nghiệp đều đi hoạt động thì cơ hội việc làm cho người lao động tại địa phương sẽ rất lớn.

Bảng 3.9: Chuyển dịch lao động của hộ năm 2009 – 2011

ĐVT: Lao động

Chỉ tiêu 2009 2011

BQ Số

lượng Tỷ lệ (%) I- Tổng số lao động của hộ 300,0 311,0 305,5 100

1. LĐ SXKD tại hộ 208,0 164,0 186,0 60,88

2. LĐ làm ngoài 92,0 147,0 119,5 39,12

a. Tại CCN ở huyện 15,0 47,0 31,0 10,15

b.Tại DN ngoài huyện 21,0 24,0 22,5 7,36

c. Tại DN trong huyện 32,0 41,0 36,5 11,95

d. Cơ quan HCSN 17,0 24,0 20,5 6,71

e. Xuất khẩu LĐ 7,0 11,0 9,0 2,94

II- LĐ không đủ việc làm 8,0 9,0 8,5

III- Lao động hộ thuê 15,0 12,0 13,5

(Nguồn: kết quả điều tra hộ )

Như vậy, số lao động đi làm tại doanh nghiệp trong huyện (11,95% tổng số lao động) và cụm công nghiệp tại địa phương chiếm tỷ lệ (10,15%) cao so với số lao động của các hộ phi nông nghiệp nhưng chủ yếu là các lao động trẻ; tuy nhiên một số lao động có tuổi của các hộ kiêm ngành nghề hiện vẫn đang trong tình trạng chưa có việc làm. Mặt khác, số lao động đi làm ngoài so với tổng số lao động của hộ còn quá ít 7,36% tổng số lao động (2011); điều đó đặt ra cho các nhà quản lý là cần phải có chính sách để giải quyết việc làm cho lao động.

3.2.2.3 Nguồn vốn

Nguồn vốn hay nói cách khác là nguồn lực tài chính là yếu tố trung gian cho sự trao đổi, có nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các loại nguồn lực khác.

* Các nguồn vốn trong hộ gia đình để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 3.10: Các nguồn vốn của hộ gia đình

Đơn vị: Triệuđồng/hộ Chỉ tiêu Lượng tiền phân theo nhóm hộ BQ

A B C SL Tỷ lệ(%)

1. Vốn sẵn có 12,4 14,7 25,9 17,7 34,77

2. Vốn đi vay 37,5 25 22 28,2 55,4

3. Tiền được đền bù 7,5 4,0 0 3,8 7,5

4. Các nguồn vốn khác 0,7 1,1 1,8 1,2 2,33

Tổng cộng 58,1 44,8 49,7 50,9

(Nguồn: kết quả điều tra hộ )

Qua điều tra cho thấy vốn của hộ gia đình chủ yếu là từ vốn sẵn có, vốn đi vay, tiền được đền bù do mất đất, và các nguồn vốn khác. Cụ thể là nguồn vốn đi vay là chủ yếu (chiếm 55,4% tổng số vốn) và vốn sẵn có (chiếm 34,77% tổng số vốn). Nhìn chung, nhóm hộ thuần nông có tỷ lệ vốn sẵn có tương đối thấp (12,4%) do thu nhập của họ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp, thu nhập từ các ngành nghề làm thêm ngoài chưa có tác dụng lớn đến việc tạo thu nhập trong sinh kế người dân.

* Tình hình sử dụng tiền bồi thường của hộ

Qua bảng 3.11 ta thấy, toàn bộ đất thu hồi cho phát triển cụm công nghiệp là đất nông nghiệp. Do các hộ trong nhóm C là các hộ phi nông nghiệp hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp không có diện tích đất nông nghiệp, nên số diện tích đất bị thu hồi chủ yếu thuộc nhóm A và nhóm B. Tổng diện tích bị thu hồi bình quân là 1.269,4m2, tổng số tiền đền bù là 57.973.000 đồng. Những khoản tiền đền bù này thực sự không nhỏ đối với một hộ nông dân khi mà giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 1 năm của một hộ nông dân chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 70 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)