Chương 3. KẾT QUẨ NGHIÊN CỨU
3.5 Dự kiến kết quả hoạt động sinh kế của hộ đến năm 2015
Trên cơ sở kết quả đã đạt được về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011; căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo; căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương. Chúng tôi dự kiến kết quả hoạt động sinh kế hộ đến năm 2015 và ước thực hiện năm 2012 là có khả thi và thực hiện được.
- Về kinh tế, đến năm 2015: thu nhập của hộ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt 8,2 triệu đồng (bằng 109,3% so với 2009), ước thực hiện năm 2012 là 7,8 triệu đồng/hộ/năm; thu nhập từ hoạt động ngành nghề đạt 4,7 triệu đồng (bằng 120,5% so với năm 2009), ước thực hiện năm 2010 là 4,2 triệu đồng/hộ/năm; thu nhập từ hoạt động TM- DV, hoạt động khác đạt 15,1 triệu đồng (bằng 130,1% so với năm 2009), ước thực hiện năm 2012 là 12,9 triệu đồng/hộ/năm; thu nhập từ hoạt động ngoài SXKD đạt 23,4 triệu đồng (bằng 13,1% so với năm 2009), ước thực hiện 2012 là 21,6 triệu đồng/hộ/năm.
- Về xã hội, số lao động có việc làm mới trên địa bàn hàng năm là 3.000 lao động; lao động được đào tạo đến năm 2012 là 35.200 người (bằng 161% so với năm 2009), ước thực hiện đến năm 2012 là 27.000 lao động; lao động sản xuất kinh doanh tại hộ giảm xuống còn 64.000 người (bằng 87% so với năm 2009), ước thực hiện năm 2012 là 70.00 người; lao động làm ngoài là 5.625 người (tăng hơn 3 lần so với năm 2009), trong đó lao động có việc làm tại các cụm công nghiệp và DN tại huyện là 4.500 người (gấp 2,5 lần so với năm 2009), ước thực hiện năm 2012 là 2.000 lao động; tỷ lệ hộ được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia các tổ chức xã hội đến năm 2012 dự kiến 75% (tăng 15% so với năm 2009), ước thực hiện năm 2012 là 65%.
Bảng 3.18: Dự kiến kết quả hoạt động sinh kế hộ đến 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2012
Năm 2015 I- Kinh tế
1- Thu nhập từ SXNN/hộ Tr. đ 8,2 8,5
2- Thu nhập từ ngành nghề/hộ Tr. đ 4,7 5,8
3- Thu nhập TM- DV- khác/hộ Tr. đ 15,1 25,4
4- Thu nhập ngoài SXKD/hộ Tr.đ 23,4 29,2
II- Xã hội
1- LĐ có việc làm mới LĐ 6.000 6.200
- Bình quân 1 hộ LĐ 0,12 0,12
2- LĐ được đào tạo đến năm LĐ 35.200 35.600
3- Lao động SXKD tại hộ LĐ 64.000 64.400
4- LĐ làm ngoài (có việc làm mới) LĐ 5.625 5.875 - LĐ có việc làm mới tại CCN, DN trong huyện LĐ 4.500 4.820 - LĐ có việc làm mới làm ngoài huyện, LĐ khác LĐ 1.000 1.300
- Xuất khẩu LĐ hàng năm LĐ 125 135
5- Tỷ lệ hộ được tập huấn chuyển giao KHKT,
tham gia các tổ chức xã hội % 75 80
III- Môi trường
Tỷ lệ hộ có xử lý rác thải % 75 85
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch % 85 85
(Nguồn: Phòng thống kê và tính toán)
- Về môi trường, tỷ lệ số hộ có xử lý rác thải dự kiến đến năm 2012 là 75% (tăng 20% so với 2009); tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đến năm 2012 dự kiến là 85% (tăng 15% so với năm 2009), ước thực hiện 2012 là 78%.
Tổng thể sự phát triển dân sinh – xã hội huyện Hiệp Hòa nhằm phấn đấu nâng cao điều kiện sống, mức thu nhập của người dân. Từng bước thực hiện xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
* Một số cơ sở dự kiến cho kết quả hoạt động sinh kế hộ đến năm 2012 và những năm tiếp theo.
Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Hiệp Hoà đến năm 2015; quy hoạch sử dụng đất huyện Hiệp Hoà đến năm 2015 định hướng đến 2020, trong đó có quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn.
Ngoài việc quản lý, khái thác có hiệu quả các cụm công nghiệp sẵn có, cần tiếp tục bổ sung quy hoạch, thành lập mới, mở rộng các cụm công nghiệp:
- Ngày 12/5/2010, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 759/TTg-KTN về việc đồng ý bổ sung Khu công nghiệp Châu Minh- Mai Đình huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang với diện tích 200 ha vào danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
Hiện nay, Tập đoàn Phú Mỹ đã tiến hành khảo sát lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Lập quy hoạch mới cụm công nghiệp Danh Thắng (10ha); các điểm công nghiệp: Đại Thành (7ha), Thái Sơn (3ha), Mai Trung (4ha), Hoàng Thanh (3ha), Bắc Lý (3ha), Thái Sơn (3ha)....
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
- Đề tài đã đánh giá thực trạng sự thay đổi sinh kế của hộ dân và đời sống người dân ven cụm công nghiệp ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Về phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã và sẽ có những tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hiệp Hòa nói chung và các xã ven cụm công nghiệp nói riêng; thu hút được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn...
- Các nguồn lực sinh kế của hộ đã có những thay đổi đáng kể: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội.
- Các hoạt động sinh kế của hộ dân ven cụm công nghiệp đã có những thay đổi tích cực; cụm công nghiệp đã trực tiếp và gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động địa phương đặc biệt là lao động của hộ dân bị thu hồi đất, góp phần đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập, thúc đẩy nhu cầu học tập của người dân; góp phần giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân ven cụm công nghiệp.
- Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng của cụm công nghiệp đến sinh kế và đời sống của hộ dân ven cụm công nghiệp và đưa ra một số giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ:
+ Giải pháp về quy hoạch
+ Giải pháp về tăng cường các nguồn lực
+ Giải pháp về phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống.
+ Các chính sách của Nhà nước để phát triển sinh kế bền vững
2. Khuyến nghị.
Đây là những vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến đề tài nghiên cứu ngoài những giải pháp đã đề ra ở trên. Vì vậy, cần phải có một số đề xuất thì đề tài mới thực hiện được.
- Đối với hộ dân: trên cơ sở những nhóm giải pháp mà đề tài đã đưa ra cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình, tận dụng những lợi thế, cơ hội… để tạo cho mình một sinh kế bền vững.
- Đối với nhà nước: đề nghị chính quyền các cấp theo chức năng quản lý của mình khi chấp thuận cho các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp cần phải ưu tiên các dự án có lượng vốn lớn, giải quyết được nhiều lao động, thân thiện với môi trường; yêu cầu doanh nghiệp có cam kết sử dụng lao động của hộ dân bị thu hồi đất.
- Đối với các doanh nghiệp: cần có cơ chế thu hút lao động là người địa phương, đặc biệt là đối tượng có đất bị thu hồi; phối hợp với chính quyền các cấp trong đào tạo nghề miễn phí cho người lao động, ưu tiên tuyển dụng lao động vào làm việc (vừa học nghề vừa làm) đối với lao động có đất bị thu hồi làm công nghiệp; quan tâm đến quyền lợi của người lao động để phát triển công nghiệp bền vững. Quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có đất bị thu hồi để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội làm cho đời sống của người dân ngày một nâng lên và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững chất lượng cao ở Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Phát triển Quốc tế Anh (2003), Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và khung phân tích, Hà Nội.
3. Bùi Chí Bửu (2010), “Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản (số 814), tr.10-12.
4. Vũ Thị Út Duyên (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp đến đời sống - sản xuất kinh tế - xã hội của các hộ nông dân xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Báo cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Ngô Tiến Dũng (2009), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Vũ Đình (2010), Giải quyết đời sống của nhân dân diện thu hồi đất ở Đồng Tháp, Tạp chí Cộng sản (số 43 tr.12-15.
7. Hà Thị Thu Hường (2006), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân các xã đặc biệt khó khăn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Hiền (2009), Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế, Huế.
9. Mai Thị Huyền (2006), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Hữu Năm (2007), Đánh giá tác động của dự án nuôi trồng thủy sản đến đời sống của người dân xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Nguyên (1995), Khuynh hướng phân hóa hộ nông dân trong sản xuất hàng hóa, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
13. Nguyễn Đình Phan (1999), Kinh tế và quản lý công nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg quy chế quản lý cụm công nghiệp.
16. Nguyễn Hữu Thọ, Bùi Thị Minh Hà (2009), “Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng, Huyện đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí KHCN Đại học TN, tập 62, (số 13), tr.
17. Trung tâm nghiên cứu năng lượng và môi trường (2005), Khung sinh kế bền vững, năng lượng và đói nghèo, số 2 tháng 4/2005.
18. Uỷ ban nhân dân huyện Hiệp Hoà (2009), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang.
19. Uỷ ban nhân dân huyện Hiệp Hoà (2009), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH, QPAN năm 2009; Nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, QPAN năm 2010, Bắc Giang.
20. Uỷ ban nhân dân huyện Hiệp Hoà, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện thời kỳ 2008 - 2020, Bắc Giang.
21. Viện chiến lược phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Mai Văn Xuân, Hồ Văn Minh (2009), “Sinh kế người dân thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (số 54), tr.
17-18.