Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Căn cứ vào điều kiện phát triển KT- XH, thực trạng phát triển các CCN của huyện Hiệp Hoà. Đề tài được nghiên cứu cụ thể trên 3 xã:
- Xã Đức Thắng ( cụm công nghiệp Đức Thắng)
- Xã Đoan Bái ( cụm công nghiệp Lương Phong – Đoan Bái) - Xã Hợp Thịnh ( cụm công nghiệp Hợp Thịnh)
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2.2.2.1 Tổ chức điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu được thu thập tại huyện Hiệp Hoà, UBND các xã điều tra là các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các báo cáo về phát triển cụm công nghiệp, phát triển tổng thể của huyện. Các số liệu được thu thập từ Phòng Thống kê huyện, Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Phòng Công thương huyện, cùng các ban ngành chính quyền xã,...
2.2.2.2 Tổ chức điều tra thu thập số liệu nguồn thông tin sơ cấp
- Điều tra số liệu từ các hộ dân ven các cụm công nghiệp trên trên địa bàn 3 xã Đức Thắng, Đoan Bái và Hợp Thịnh: Nguồn số liệu được thu thập ở hộ gia đình, qua khảo sát thực địa và tìm hiểu từ chính quyền địa phương.
- Tiến hành thu thập thông tin bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra được thiết kế trước.
- Sử dụng phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA): thảo luận nhóm theo các chủ đề về thuận lợi khó khăn của hộ dân khi diện tích đất nông nghiệp bị giảm, những thay đổi về điều kiện sống, về kinh tế xã hội, những vấn đề được người dân quan tâm, kiến nghị đề xuất đối với chính quyền, doanh nghiệp.
- Phỏng vấn không chính thức: người được phỏng vấn có thể là các doanh nghiệp: về quy mô, ngành nghề sản xuất, thời kỳ phát triển, chính sách về thu hút lao động địa phương; cán bộ, lãnh đạo cấp xã, cấp huyện,... để làm tăng thêm sự phong phú về số liệu cho đề tài.
- Để thực hiện, chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ dân đại diện cho các nhóm hộ khác nhau trong cụm công nghiệp của huyện Hiệp Hoà.
Hộ thuần nông, được quy ước là (A): là hộ có thu nhập chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hộ kiêm ngành nghề được quy ước là (B): là hộ có thu nhập chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp. Hai khoản thu nhập này đều đóng vai trò chính trong kinh tế của hộ.
Hộ ngành nghề khác quy ước là (C): là hộ phi nông nghiệp có thu nhập chính từ hoạt động các ngành nghề khác như: Công nhân các ngành nghề, điện tử,….
Số mẫu cụ thể được phân cho mỗi nhóm như sau:
Bảng 2.5: Số hộ tham gia phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu.
Xã Đức Thắng
xã Đoan Bái
Xã Hợp Thịnh
tổng số
Hộ thuần nông (A) 10 10 10 30
Hộ kiêm ngành nghề (B) 10 10 10 30
Hộ ngành nghề khác (C ) 10 10 10 30
Tổng số 30 30 30 90
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng chương trình Microsoft office và các phần mềm phụ trợ khác.
Số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu là số liệu trước, sau khi phát triển cụm công nghiệp huyện Hiệp Hòa, từ đó thấy được sự ảnh hưởng tới hoạt động sinh kế của người dân vùng ven cụm công công nghiệp.
2.2.4 Phương pháp phân tích, dự báo.
2.2.4.1 Phương pháp phân tích thống kê – kinh tế
Phương pháp thống kê: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp của thống kê: Phân tích số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh, mô tả,…nhằm phân tích thông tin chung về hộ, thực trạng sinh kế của người dân.
2.2.4.2 Phương pháp so sánh, cân đối.
Phân tích so sánh theo thời gian giữa các nhóm có mức xếp hạng kinh tế hộ thay đổi khác nhau, mức độ mất đất, phương hướng ngành nghề, trình độ kinh tế của hộ tăng giảm, không thay đổi, các nguồn lực sinh kế…
2.2.4.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý chuyên ngành trong hoạch định quy hoạch phát triển, quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.
2.2.4.4 Phương pháp dự báo
Từ những kết quả nghiên cứu thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Hiệp Hoà, định hướng và dự kiến đưa ra dự báo về phát triển sinh kế bền vững cho người dân ven các cụm công nghiệp huyện Hiệp Hoà trong thời gian tới.
2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài - Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực sinh kế của hộ
+ Chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu đất sản xuất của hộ + Chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu vốn của hộ
+ Chỉ tiêu về quy mô và cơ sở vật chất của hộ: Máy móc, tài sản…
+ Chỉ tiêu về quy mô, chất lượng nguồn nhân lực của hộ
- Nhóm chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn xã hội (quan hệ hàng, bạn bè, mối quan hệ với các cơ quan tổ chức chính thức).
- Nhóm chỉ tiêu về sự phát triển quy mô SXKD các ngành nghề
+ Mức đầu tư và cơ cấu đầu tư, chi phí trung gian cho các loại sản phẩm + Mức đầu tư và cơ cấu đầu tư cho sản xuất
+ Mức đầu tư và cơ cấu đầu tư cho từng loại sản phẩm
- Nhóm chỉ tiêu về việc làm, thu nhập của hộ và phạm vi ngoài hộ + Thời gian lao động của người dân trong năm
+ Các nguồn thu nhập của người dân và tổng thu nhập bình quân.
- Nhóm chỉ tiêu về thu, chi sử dụng tiền đền bù do mất đất nông nghiệp ở hộ - Nhóm chỉ tiêu về ảnh hưởng từ phát triển cụm công nghiệp đến phát triển kinh tế địa phương.
+ Chỉ tiêu phân tích và so sánh giữa các nhóm hộ về mức độ mất đất, về thay đổi ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động
+ Chỉ tiêu về mức độ thay đổi của các hoạt động sản xuất kinh doanh + Chỉ tiêu về ảnh hưởng của phát triển cụm công nghiệp đến cơ cấu sử
dụng lao động của hộ.
Chương 3