Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Vị trí địa lý của huyện Hiệp Hoà.
Hiệp Hoà, là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi tỉnh Thái Nguyên), cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách thành phố Hà Nội 60 km
Ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên
Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh
Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn - Hà Nội và huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang, có mạng lưới giao thông hợp lý (1 tuyến đường quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông cầu về thành phố Hà Nội lên thành phố Thái Nguyên, 3 tuyến đường tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây - Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế, văn hoá - xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh, thành phố Thái Nguyên.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà 2.1.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn.
Huyện Hiệp Hoà nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt:
mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam;
mùa đông khí hậu lạnh và khô, hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc; mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phùn vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.
Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,40C. Tổng lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 (294,1 mm), tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 12. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khoảng 1081,2 mm chiếm 68,94% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao, khoảng 82%, độ ẩm trung bình thấp nhất 65%. Về mùa đông vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió trung bình khoảng 2m/s.
Lãnh thổ của huyện nằm trong lưu vực của hệ thống sông Cầu (có 2 nhánh lớn là sông Công, sông Cà Lồ và 5 ngòi), đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra trong huyện còn có nhiều hồ, ao, đầm (chiếm gần 3,46 % tổng diện tích tự nhiên) nhờ đó mà có khả năng chống úng vào mùa mưa, chống hạn vào mùa khô.
2.1.2.3 Điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của huyện Hiệp Hòa.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.305,98 ha, diện tích được đưa vào sử dụng năm 2011 là: 20.029,54 ha, chiếm 98,64% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp chiếm 66,68%
(13.539,75 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 31,96% (6.489,79 ha) và đất chưa sử dụng là 1,36% (276,44 ha).
Cơ cấu sử dụng đất hiện nay cho thấy, mặc dù đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (66,68%) nhưng do dân số của huyện đông nên bình quân đầu người chỉ đạt 583,5 m2/người; Cùng với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, quỹ đất giành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà còn được thể hiện rõ qua hình:
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2011
TT Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 20.305,98 100,0
I Đất nông nghiệp 13.539,75 66.68
1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.782,83
- Đất trồng cây hàng năm 11.102,93
- Đất trồng cây lâu năm 502,90
2 Đất lâm nghiệp 115,10
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 599,61
4 Đất nông nghiệp khác 42,21
II Đất phi nông nghiệp 6.489,79 31,96
1 Đất ở 3.484,12
2 Đất chuyên dùng 1.758,24
- Trong đó: Đất cụm, điểm công nghiệp 159,55
3 Đất tín ngưỡng, tôn giáo 70,13
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 225,72
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 949,49
6 Đất phi nông nghiệp khác 2,09
III Đất chưa sử dụng 276,44 1,36
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hoà năm)
Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà năm 2011
66,68 31,96
1,36 Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hiệp Hoà) Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2011