Nội dung cơ bản của phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân ven cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 32 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp. 5

1.1.4 Nội dung cơ bản của phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân ven cụm công nghiệp

1.1.4.1 Định hướng các hoạt động sinh kế phù hợp cho các hộ dân ven cụm công nghiệp.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp:

+ Để nông nghiệp phát triển bền vững các hộ dân cần tập trung thực hiện Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các mô hình sản xuất rau an

toàn, trồng hoa cao cấp, một số củ, quả giống sạch bệnh ở các địa phương.

Ngành nông nghiệp coi trọng công tác khảo nghiệm giống mới, giống có năng suất, chất lượng cao.

+ Phổ biến và triển khai thành công nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) trong lai tạo và chọn lọc con giống, tạo ra giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao đang cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Trong lĩnh vực thủy sản, các cơ sở giống của tỉnh đã ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và công nghệ sử dụng hoóc môn chuyển đổi giới tính trong sản xuất giống Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận được tiến bộ KHKT, công nghệ sinh học tiên tiến.

+ Do diện tích đất canh tác bị thu hẹp, cần tập trung nguồn lực khoa học - công nghệ để cải tạo, bồi dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu của phần đất đai còn lại; nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phương để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu nông sản của thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển các sản phẩm không cần sử dụng nhiều đất nông nghiệp nhưng cho phép tạo giá trị gia tăng lớn và tạo nhiều việc làm trên một đơn vị diện tích.

+ Quy hoạch và từng bước chuyển hết vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và VAC.

+ Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, cần triển khai các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp. Các đề án được triển khai như: Phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học. Tăng cường ứng dụng KHKT và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trồng trọt. Nuôi cá thâm canh có năng suất, giá trị kinh tế cao.

Các đề án hướng vào mục tiêu: Hoàn chỉnh quy hoạch chăn nuôi, tiêu thụ gia

súc, gia cầm; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; ổn định diện tích nuôi trồng , đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và sử dụng vật liệu mới, các chế phẩm sinh học... trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

- Phát triển sản xuất công nghiệp, nghề tiểu thủ công nghiệp: Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp bền vững đồng thời cũng phải phát triển mạnh các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm trên địa bàn. Song song với việc phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp, còn phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và làng có nghề, hướng đến cụm công nghiệp làng nghề công nghiệp hóa có sự kết hợp làm nông nghiệp và ngành nghề. Thông qua hoạt động đào tạo nghề, thưởng làng nghề, Trung tâm Khuyến công hỗ trợ các làng nghề tham gia hội chợ triển lãm, tập huấn, xây dựng đề án phát triển làng nghề, mua công cụ sản xuất. Hoạt động khuyến công đã hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động. Trong đó tập trung một số nghề như mây tre đan xuất khẩu, nghề dệt thổ cẩm, mộc dân dụng, thêu, ươm tơ…

+ Bên cạnh đó cần tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có lựa chọn theo hướng đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông sản là những hoạt động đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề không thật cao, phù hợp với nông dân vừa bị thu hồi đất. Việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản, khuyến khích đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm vừa để thu hút lao động, vừa nhằm hỗ trợ sự phát triển của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.

- Phát triển mạnh các ngành thương mại và dịch vụ, nhất là dịch vụ tại chỗ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của KCN, CCN. Phát triển một số vùng sản xuất rau sạch, hoa cây cảnh, nuôi trồng thủy sản kết hợp với dịch vụ du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí; phát triển hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, các điểm bán hàng và dịch vụ nhỏ trong các xã, thị tứ dọc theo

các tuyến phố mới hình thành… vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa là giải pháp hữu hiệu tạo việc làm cho số đông người lao động không có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao.

Việc phát triển ngành thương mại, dịch vụ đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết từ nhiều phương diện khác nhau. Trong đó chúng ta cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nhất là những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như thủy sản, gạo, trái cây...; ngoàii ra cũng cần tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới, thâm nhập thị trường xuất khẩu mới, doanh nghiệp xuất khẩu mới. Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để thu hút các thành phần kinh tế thương mại, dịch vụ. Tập trung cải cách hành chính, cải cách các thủ tục có liên quan đến doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất- kinh doanh trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu

1.1.4.2 Tổ chức các nguồn lực trong phát triển sinh kế bền vững của hộ gia đình - Nguồn lực đất đai

Đất đai là nguồn lực thiên nhiên có thể chuyển đổi thành nguồn vốn chủ yếu để phát triển xã hội.Vì vậy, nguồn lực đất đai là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới sinh kế của người dân vùng ven cụm công nghiệp.

Đồng thời đất đai, tài sản nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy việc quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích. Để khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội cần đánh giá đúng thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở những khu, cụm công nghiệp

Đất đai được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: quy mô đất đai, biến động về đất đai, chất lượng đất nông nghiệp,...

- Nguồn lực lao động

Trong các nguồn lực có thể khai thác thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy

Con người là loại vốn quan trọng nhất trong các các nguồn lực sinh kế của một hộ gia đình, một cộng đồng. Việc xác định được tình hình lao động, quy mô nhân khẩu và trình độ lao động sẽ nói lên nguồn nhân lực của hộ. Khi chúng ta nói tới nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội. Khi đề cập về nguồn nhân lực, chúng ta phải nói tới số lượng và chất lượng nguồn lực để đáp ứng tốt nhất cho tất cả các công việc trong xã hội.

- Nguồn vốn

Nguồn vốn là yếu tố cũng rất quan trọng trong nguồn lực sinh kế của hộ gia đình mà cụ thể nguồn vốn ở đây chính là nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính là kho tồn trữ các vật có giá gồm nguồn của cải và nguồn tiền tài.

Của cải là nguồn vốn phiếu khoán có giá trị tiền tệ tương lai, còn tiền tài là nguồn vốn sản xuất bao gồm các tài sản có giá trị tiền tệ để thanh toán ngay.

Nguồn lực tài chính là yếu tố trung gian cho sự trao đổi, có nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các loại nguồn lực khác.

Trong phát triển sinh kế bền vững của hộ gia đình nguồn lực tài chính chủ yếu nói đến thu nhập của hộ, khả năng tài chính vốn có của hộ,ngoài ra một số hộ còn có tiền bồi thường.

- Nguồn tài sản của hộ dân và tài sản công cộng

Nguồn tài sản của hộ dân và tài sản công cộng được xét đến ở đây chính là nguồn lực vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt và sản xuất của hộ. Nguồn lực vật chất được xem xét thông qua hệ thống cơ sở hạ

tầng cơ bản của địa phương và công cụ sản xuất hàng hoá cần thiết để hỗ trợ cho các nguồn lực sinh kế của hộ.

- Nguồn vốn xã hội

Khi nói về vốn liếng, người ta thường nghĩ ngay đến những giá trị vật chất cụ thể mà người sở hữu có thể nhìn thấy, cất giữ hay cân, đo, đong, đếm được. Những giá trị phi vật thể, đặc biệt là những giá trị tinh thần tạo nên bản sắc đặc thù của một quốc gia, một xã hội, một dòng họ hay một con người được coi như những “bẩm tính trời sinh”, bị chìm khuất sau biên cương và hào lũy truyền đời của lịch sử và văn hóa. Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện được.

Do vậy vốn xã hội ở đây chúng ta nghiên cứu đến việc tham gia của người dân trong các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau giữa các nhóm với nhau. Việc tham gia của hộ trong các tổ chức tại địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ với các tổ chức đó. Đồng thời thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển sinh kế bền vững cho các hộ dân ven các cụm công nghiệp huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)