Tình hình Iran sau năm 1979

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Lịch sử thế giới: Chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016 (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI IRAN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2016

2.1.2. Tình hình Iran sau năm 1979

2.1.2.1. Cuộc cách mạng Islam (1979) và chính sách đối ngoại của chính quyền mới

Bước vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỉ XX, Iran đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc đại cách mạng. Chính quyền Iran bội thu ngân sách nhờ giá dầu tăng vọt từ sau 1973. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế lại không đi đôi với cải thiện đời sống xã hội. Trừ một bộ phận thượng lưu, đại đa số người dân Iran phải chịu cảnh đói khổ.

Nghèo đói còn đi kèm với nạn mù chữ. Ngay ở thủ đô Tehran, chỉ 50% dân cư biết đọc biết viết. Người dân Iran không thể tiếp tục duy trì cuộc sống khốn khó thêm nữa. Trong lúc đó, lãnh tụ tinh thần của người dân Iran - Ayatollah Ruhollah Khomeini không ngừng tuyên truyền thực hiện cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ của Mohammed Reza Pahlavi, xây dựng một chính quyền mới. Dưới sự kêu gọi của Khomeini, các tín

đồ Islam thường xuyên đến các lễ đường nghe giảng về “cách mạng”. Các cuộc nổi dậy của các tín đồ Islam chống chính quyền bùng phát, ban đầu là cuộc nổi dậy ở Qom (01/1978) và sau đó lan khắp Iran. Đến năm 1979, cách mạng Islam thắng lợi. Nhà vua Iran buộc phải rời khỏi Iran sống lưu vong đến cuối đời. Sau cuộc tổng tuyển cử, Khomeini trở thành Lãnh đạo tinh thần tối cao (Supreme Leader) của Iran trong sự hân hoan của hàng triệu tín đồ.

Chính quyền Mỹ vẫn chưa kịp thích nghi với những biến động chính trị ở Iran thì cuộc bắt giữ các công dân Mỹ ở Đại sứ quán làm con tin tiếp tục giáng thêm một đòn mạnh mẽ khác vào sự tự tôn của nước Mỹ. Vào ngày 04/11/1979, một nhóm học viên quân sự Iran đã chiếm Đại sứ quán Mỹ ở Iran và bắt giữ 52 con tin người Mỹ. Các học viên tham gia vụ bắt cóc tuyên bố rằng họ chiếm giữ đại sứ quán Mỹ nhằm ngăn chặn một cuộc đảo chính tương tự với những gì diễn ra vào năm 1953. Mặc dù Khomeini tuyên bố ông không hề biết trước kế hoạch của nhóm sinh viên trên, song sau đó ông lại ủng hộ cho hành động của họ trong suốt cuộc khủng hoảng con tin. Với người đứng đầu Iran, cuộc khống chế con tin ở Tehran là “cuộc cách mạng thứ hai, và nó thậm chí còn quan trọng hơn cuộc cách mạng thứ nhất vừa diễn ra” [27; tr.22]. Sau 444 ngày thương thuyết, các công dân Mỹ đã được Iran thả ra. Tuy nhiên, sau sự kiện này, quan hệ giữa Iran với Mỹ tồn tại một hố sâu thù địch khó có thể xóa bỏ.

Thành công của cách mạng Islam năm 1979 ở Iran đã kéo theo nhiều thay đổi tất yếu, đặc biệt là về thể chế chính trị và đường lối ngoại giao của chính quyền cách mạng Iran. Với chế độ chính trị đặc trưng – dân chủ thần quyền, Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini mới là người nắm quyền lực cao nhất. Khomeini chủ trương theo đuổi một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không bị chi phối bởi cả hai khối Đông và Tây. Khomeini cho rằng, không có Mỹ, không có Liên Xô, chỉ có chủ nghĩa Islam là trên hết (Neither East nor West but the Islamic) [29; tr.155]. Đây được coi là một trong hai trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới.

Cụ thể, chính quyền mới do Lãnh tụ tinh thần Khomeini đứng đầu lựa chọn một đường lối ngoại giao cứng rắn và chống Mỹ kịch liệt. Cuộc cách mạng Islam giáo và sự quay lưng của Iran đối với Mỹ không phải là một diễn biến mang tính bộc phát mà là quá trình tích tụ trong một thời gian dài. Trong mắt người dân Iran, Mỹ là đại diện cho chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa. Trong rất nhiều lần tuyên truyền và giảng đạo, lãnh tụ của phong trào Islam giáo tại Iran Khomeini đã quy kết Mỹ là “the great Satan

(Đại Satan) [42; tr.11]. Còn với Liên Xô, Iran cũng chủ trương giảm thiểu mối liên hệ với siêu cường này. Sau sự kiện Liên Xô đưa quân can thiệp vào Afghanistan, trong mắt của giới lãnh đạo Tehran, hình ảnh của Liên Xô không khác với Mỹ là bao. Do vậy, trong suốt thập niên 80, bên cạnh việc đóng băng hoàn toàn trong quan hệ với Mỹ, Iran cũng giữ một thái độ lạnh nhạt với phía Liên Xô. Để phá thế cô lập trong ngoại giao và kinh tế, chính quyền Iran cố gắng duy trì mối quan hệ với Tây Âu, Nhật

Bản và Trung Quốc…

Trụ cột còn lại trong chính sách đối ngoại của chính quyền mới là “xuất khẩu cách mạng” (Export of the Revolution). Vừa xuất hiện, “xuất khẩu cách mạng” đã trở thành khẩu hiệu chính để tuyển mộ quân ở Iran trong cuộc chiến tranh với Iraq kéo dài tám năm sau đó (1980-1988). Nội dung chính của “xuất khẩu cách mạng” là Chính quyền Iran sẽ ủng hộ phong trào cách mạng của lực lượng Shi’ite ở khu vực Trung Đông. Iran sẽ cung cấp viện trợ, huấn luyện cho các nhóm quân Shi’ite không chỉ ở Trung Đông mà còn mở rộng ra khắp thế giới. Lực lượng đảm nhận các hoạt động này là Các đơn vị Vệ binh cách mạng Islam Iran ở nước ngoài “Qods Force” với khoảng 5000 binh sĩ triển khai rộng khắp Trung Đông [87; tr.57]. Tướng Qasim Soleimani2 là người đứng đầu lực lượng đặc biệt này. Tính đến năm 2016, rất nhiều tổ chức vũ trang Shi’ite bị Mỹ cho là do Qods Force hậu thuẫn, chẳng hạn như: Hamas, Hezbollah, Taliban, Houthi… (xem phụ lục 5).

Tổ chức Hezbollah ở Lebanon là ví dụ điển hình nhất cho đường lối “xuất khẩu cách mạng của Iran”. Hezbollah là một lực lượng quân sự dòng Shi’ite được thành lập năm 1982, trong cuộc chiến tranh Lebanon. Đến nay, Hezbollah được coi là một thế lực chính trị lớn không chỉ ở Lebanon mà còn là toàn Trung Đông. Hezbollah có mối quan hệ mật thiết với chính quyền Iran. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy Iran đứng sau hậu thuẫn cho việc thành lập tổ chức quân sự Shi’ite này. Lực lượng vệ binh quốc gia Iran đã trực tiếp tham gia huấn luyện những binh sĩ đầu tiên của Hezbollah. Năm 1984, để đối phó với cuộc xâm lược Lebanon của Israel, Iran và Syria đã ký một hiệp định trong đó cam kết hỗ trợ tài chính và huấn luyện cho Hezbollah. Ngay sau đó, Iran đã gửi 800 vệ binh đến Lebanon để tham gia công tác huấn luyện. Và chỉ một vài tháng sau đó, Iran tiếp tục gửi thêm 700 vệ binh tinh nhuệ với nhiệm vụ tương tự tại 6 trại huấn luyện ở thung lũng Beka [271; tr.90]. Iran cũng là quốc gia dành nhiều viện trợ nhất cho Hezbollah cả về tài chính lẫn vũ khí. Tính đến đầu thập niên 90, trung bình mỗi năm Tehran chuyển 100 triệu USD tiền viện trợ cho Hezbollah [180; tr.7]. Nhiều nhà phân tích đánh giá, Hezbollah được coi là một công cụ chiến lược để Iran sắp xếp lại trật tự ở Trung Đông. Bằng chứng là với sự ra đời của tổ chức dân quân Shi’ite này, quân của Israel đã phải rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Lebanon trong cuộc chiến tranh năm 1982. Nhiều người Lebanon còn ca ngợi tổ chức này là những người anh hùng dân tộc.

Tuy nhiên, với Mỹ và Israel, tổ chức này bị xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Điều này xuất phát từ đường lối chống Nhà nước Do Thái mạnh mẽ của Hezbollah.

Hezbollah đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa sang lãnh thổ Israel, hỗ trợ cho các lực lượng kháng chiến của Palestine chống lại quân đội Israel. Hezbollah cũng được cho là lực lượng chịu trách nhiệm cho một số vụ tấn công “khủng bố” vào các mục tiêu Mỹ trong thập niên 803.

2 Tướng Qasim Soleimani đã thiệt mạng trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái do Mỹ tiến hành tại Sân bay Quốc tế Baghdad (3/1/2020)

3 Chẳng hạn như vào tháng 4/1983, một vụ ném bom liều chết bằng xe tải nhằm vào Đại sứ quan Mỹ ở Beirut đã

Hamas - tổ chức kháng chiến có xu hướng bạo lực ở Palestine, cũng nằm trong danh sách nhận viện trợ từ Iran. Bên cạnh việc gián tiếp giúp đỡ qua Hezbollah, Tehran còn trực tiếp cấp tiền cho Hamas. Theo tài liệu mật của tình báo Canada, vào tháng 02/1999, cảnh sát Palestine đã khám phá ra một tài liệu có ghi lại việc Bộ Tình báo và An ninh Iran đã chuyển 35 triệu USD cho Hamas nhằm chống lại Israel [180; tr.7].

Tương tự, ở Iraq, theo báo cáo của quân đội Mỹ năm 2009, họ đã tìm thấy trong các kho vũ khí của các nhóm vũ trang người Shi’ite một số trang thiết bị có ghi nơi sản xuất là Iran vào 2006.

Lực lượng Taliban ở Afghanistan cũng được cho là có mối liên hệ mật thiết với Iran. Iran và Taliban từng có thời gian căng thẳng khi Iran từ chối nhà nước Taliban là chính quyền hợp pháp của Afghanistan vào thập niên 1990. Tuy nhiên, tình hình đã đảo ngược sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh ở Afghanistan (2001). Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo quân đội Hoa kỳ (DIA), Iran đã cung cấp vũ khí, hỗ trợ huấn luyện và chuyển tiền cho Taliban để chống lại ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây ở Afghanistan [87; tr.63].

Các nhóm vũ trang người Shi’ite ở Iraq bao gồm: Tổ chức Badr (The Badr Organization), Asaib Ahl al-Haq, và nhóm Kataib Hizballah cũng nhận được sự hậu thuẫn từ phía Iran. Mỹ đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy trong các cuộc tấn công vào lính Mỹ ở Iraq (2004 - 2011), các nhóm vũ trang Shi’ite chống Mỹ đã sử dụng vũ khí của Iran[87;

tr.60].

Hezbollah, Hamas, Houthi, các nhóm vũ trang Shi’ite ở Iraq… là những ví dụ tiêu biểu cho sự ủng hộ của Iran cho các tổ chức của người Shi’ite và tham vọng “xuất khẩu cách mạng” ở khu vực Trung Đông và châu Phi. Hoạt động của các nhóm vũ trang Shi’ite đã góp phần khuếch trương ảnh hưởng và vị thế của Iran trên chính trường Trung Đông. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra những nghi ngại lớn từ phía các quốc gia khác trong khu vực như Israel, Saudi Arabia và cộng đồng các quốc gia Arab. Saudi Arabia lo sợ rằng chính sách “xuất khẩu cách mạng” của Iran cùng với những hoạt động hậu thuẫn cho các nhóm vũ trang người Shi’ite trên khắp Trung Đông có thể tạo ra một cuộc cách mạng tương tự như ở Iran. Điều này đe dọa trực tiếp đến sự thống trị của dòng Sunni ở Trung Đông. Israel cũng có những lí lẽ riêng để chống lại chính sách “xuất khẩu cách mạng” của Iran khi phần lớn cách nhóm vũ trang Shi’ite được Iran hậu thuẫn trong nỗ lực “xuất khẩu cách mạng” đều coi Israel là kẻ thù số một. Chính vì thế, trong quan điểm của Mỹ, chính sách “xuất khẩu cách mạng” đã đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông. Không những thế, một trật tự mới có thể sẽ được thiết lập bởi Iran nếu như Mỹ không có những biện pháp “kiềm chế’ và “ngặn chặn” kịp thời.

Như vậy, có thể nhận thấy tình hình Iran đã có những biến đổi nhanh chóng sau cuộc cách mạng Islam 1979. Lãnh tụ tinh thần tối cao Khomeini đã xây dựng một đường

được thực hiện, giết chết 63 người. Cũng trong năm đó, vào 23/10, lực lượng Hezbollah tiếp tục tấn công vào một Doanh trại của Lính thủy đánh bộ Mỹ khiến 241 lính Mỹ cùng 57 đồng sự người Pháp thiệt mạng. Đây được coi là một trong những cuộc đánh bom đẫm máu nhất do Hezbollah thực hiện cho đến nay.

lối đối ngoại độc lập, tự cường. Tuy nhiên, đối với những người đứng đầu nước Mỹ, chính sách đối ngoại mới của Iran với hai trụ cột là “không Xô không Mỹ chỉ Islam là trên hết”

và “xuất khẩu cách mạng” tiềm ẩn nhiều thách thức đối với trật tự mà Mỹ đang muốn duy trì ở Trung Đông cũng như đe dọa đến lợi ích của Mỹ trong khu vực. Iran từ đồng minh chiến lược của Mỹ trở thành đối tượng cần ngăn chặn trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông.

2.1.2.2. Chương trình hạt nhân và chương trình tên lửa của Iran

Tình hình Iran sau năm 1979 có những biến đổi vượt quá tầm kiểm soát của Mỹ, một trong số đó là chương trình hạt nhân của Iran. Đối với Mỹ, chương trình hạt nhân của Iran bị coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các lợi ích của Mỹ ở khu vực Trung Đông nói riêng và phạm vi toàn cầu nói chung cho dù Iran luôn khẳng định mục đích của các chương trình hạt nhân của quốc gia này hướng tới mục đích hòa bình, sản xuất điện năng.

Trên thực tế, chương trình phát triển hạt nhân của Iran đã bắt đầu từ cuối thập niên 50, khi nước này còn là đồng minh của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, sau khi cuộc cách mạng Islam bùng nổ và thành công (1979), chính quyền mới đã ra lệnh ngừng hoàn toàn chương trình hạt nhân trên khắp đất nước Iran vì cho đó là di sản của chủ nghĩa đến quốc ở Iran. Các kế hoạch xây dựng, phát triển các cơ sở hạt nhân cũng vì thế đình trệ. Đến giữa thập niên 80, việc Iraq sử dụng vũ khí hóa học tấn công binh sĩ và người dân Iran trong chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988) đã thôi thúc chính quyền cách mạng Tehran khôi phục lại chương trình hạt nhân nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và tiềm lực của quốc gia. Với sự giúp sức của Trung Quốc, Iran đã xây dựng được thêm một số lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ để phục vụ nghiên cứu. Iran cũng tìm được nguồn cung cấp quặng uranium thể rắn quan trọng từ Nam Phi. Cuối thập niên 80, Iran mua được những chiếc máy ly tâm đầu tiên từ Pakistan – thông qua thị trường chợ đen cùng với các thiết bị thí nghiệm laser để làm giàu Uranium [120; tr.ix] … Các quan chức của Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của nước này vì mục đích hòa bình. Năm 2012, trưởng phái đoàn đại diện của Iran ở Liên Hợp quốc đã phát biểu rằng: “Chúng tôi không có ý định phát triển năng lực để sản xuất bất cứ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào” [167; tr.3].

Dù bị Mỹ cấm vận ngặt nghèo, nhưng Iran đã có những bước tiến dài với nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu hạt nhân. Số lượng các cơ sở hạt nhân tăng lên nhanh chóng. Phần lớn các cơ sở hạt nhân của Iran tập trung ở phía Tây Nam nước này. Có thể điểm ra một số cơ sở quan trọng nhất như: nhà máy làm giàu uranium Natanz và Fordow, mỏ khai thác uranium ở Garchin, Nhà máy điện nguyên tử Bushehr, nhà máy nước nặng Arak và Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ hạt nhân Isfahan… (xem phụ lục 6). Như vậy, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sức ép từ các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, nhưng Iran đã tạo được một hệ thống cơ sở hạt nhân quy mô và đa dạng về loại hình, bao gồm: mỏ khai thác uranium, nhà máy chuyển hóa uranium, nhà máy nước nặng, nhà máy làm giàu uranium, nhà máy điện nguyên tử,

các trung tâm nghiên cứu… Các cơ sở này được coi là thành tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy những tiến bộ trong chương trình nghiên cứu và phát triển hạt nhân của Iran trong nhiều thập niên qua.

Ngoài số lượng các các trung tâm hạt nhân, thành quả của chương trình hạt nhân của Iran còn được thể hiện ở chỗ nước này đã phát triển được nhiều dòng máy ly tâm làm giàu uranium thế hệ khác nhau, từ những máy thuộc thế hệ cũ IR - 1 cho đến máy li tâm hiện đại như IR - 6. Chẳng hạn như tổ hợp dành cho mục đích thương mại ở nhà máy hạt nhân ở Natanz được cho là có tới 47.000 máy ly tâm làm giàu uranium, trong đó chỉ có khoảng 9.156 máy là thuộc thế hệ thứ nhất, IR-1, còn lại là các máy thế hệ sau đã được cải tiến. Đây là tổ hợp sản xuất uranium lớn và quan trọng nhất của Iran. Tháng 7/2009, Phó Tổng thống Iran, Gholamreza Aghazadeh - người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (Iran’s Atomic Ernergy Organization) giải thích rằng số lượng máy ly tâm được lắp đặt mới nằm trong chương trình có thời hạn đến năm 2015. Ngoài ra Iran còn có vô số các trang thiết bị và công xưởng liên quan đến việc chế tạo và sản xuất các máy ly tâm thế hệ mới và các thiết bị cần thiết khác cho quá trình làm giàu uranium [167; tr.15 - 16].

Sự tiến bộ vượt bậc trong trình độ nghiên cứu và phát triển hạt nhân của Iran còn được thể hiện ở cấp độ làm giàu uranium ở các cơ sở hạt nhân của nước này. Phần lớn sản phẩm tạo ra được cho là để phục vụ cho mục đích thương mại. Iran bắt đầu làm giàu uranium từ giữa tháng 4/2007. Cho đến ngày 6/8/2012, Tehran đã sản xuất được khoảng 6.876 kg uranium cấp độ thấp có chứa 5% uranium -235 [167; tr.16]. Iran cũng tiến hành sản xuất thí điểm loại hạt nhân có chứa 20% là uranium -235. Tính đến ngày 12/8/2012, Iran đã sản xuất được 20 kg uranium hàm lượng cao (chứa 20% uranium - 235) tại cơ sở hạt nhân Fordow[167; tr.17]. Mặc dù Tehran đã tuyên bố việc sản xuất uranium hàm lượng cao trên là phục vụ cho mục đích nghiên cứu (chương trình nghiên cứu TRR – Iran’s Tehran Research Reactor) nhưng Mỹ và các đồng minh vẫn đặc biệt lo ngại trước những tiến bộ trong công nghệ làm giàu hạt nhân của Iran. Nếu uranium được sử dụng trong sản xuất vũ khí hạt nhân, Iran sẽ trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này.

Nhiều nhà nghiên cứu Iran, tiêu biểu như Foad Izadi cho rằng Mỹ và phương Tây đã tiến hành một cuộc chiến tranh tâm lý đối với Iran, và chương trình hạt nhân của nước này chỉ là một phần trong cuộc chiến tâm lý đó nhằm khắc sâu tâm lý sợ hãi Iran và coi chương trình này là mối đe dọa đến an ninh và hòa bình thế giới [141; tr.91]. Tuy nhiên, trên lập trường của nhà cầm quyền Mỹ, chương trình hạt nhân của Iran ngày càng tiến gần hơn đến ngưỡng Uranium hàm lượng cao đồng nghĩa với việc Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân, trở thành cường quốc quân sự và tạo ra những áp lực lớn đối với sự tồn tại của Israel, lợi ích của các đồng minh cũng như vị thế của Mỹ ở khu vực này. Do vậy, chương trình hạt nhân luôn là một trong những nút thắt lớn nhất trong quan hệ Mỹ - Iran.

Bên cạnh chương trình hạt nhân, chương trình tên lửa của Iran cũng đang trở thành

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Lịch sử thế giới: Chính sách của Mỹ đối với Iran từ năm 1979 đến năm 2016 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(221 trang)