L ịch sử nghiên cứu về phương pháp dạy học và quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP D ẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. L ịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.2. L ịch sử nghiên cứu về phương pháp dạy học và quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam

Ở Việt Nam quản lí nhà trường, quản lí hoạt động dạy học đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu:

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: “Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường…về thực chất quản lí trường học là quản lí quá trình dạy học” [29].

Tác giả Nguyễn Văn Lê đề cập đến việc tổ chức quản lí tốt các hoạt động giảng dạy trong nhà trường bao gồm: tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc chuẩn bị giờ lên lớp; phân công giảng dạy một cách khoa học [19].

Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn đi sâu nghiên cứu mục tiêu, nội dung, biện pháp quản lí nhà trường nói chung và quản lí hoạt động dạy học nói riêng.

Tác giả Đặng Vũ Hoạt cho rằng PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Tuy tác giả chưa làm rõ vai trò chủ động tích cực của HS nhưng đã khẳng định PPDH là tổ hợp các cách thức tương tác giữa thầy và trò, xác định vai trò cuả người thầy trong quá trình dạy học...

Quá trình đi sâu nghiên cứu và vận dụng về PPDH cũng được diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay có thể chia thành 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn từ 1945 – 1960, trong nhà trường Việt Nam đã hình thành một hệ thống các PPDH, chủ yếu là các PPDH truyền thống. Trong đó các phương pháp, hỏi – đáp, sử dụng tài liệu trực quan được sử dụng rộng rãi, các phương pháp phát huy tính tích cực và độc lập của HS ít được chú ý. Việc đổi mới PPDH còn tiến hành chậm chạp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, có luận án về Giáo dục học của tác giả Hà Thế Ngữ, trên cơ sở đánh giá thực trạng các PPDH đã đưa ra nhiều kiến nghị về các con đường phát triển và hoàn thiện các PPDH trong nhà trường. Các kiến nghị mang tính dự báo này vẫn còn đúng và nóng bỏng ngay cả trong giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta tiến hành đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS [3].

Giai đoạn từ 1961 -1975, các PPDH truyền thống vẫn được thực hiện trong nhà trường Việt Nam, tuy nhiên có tập trung khai thác các phương pháp có khả năng huy động trí thông minh và sự tích cực của HS. Các công trình nghiên cứu về PPDH trong giai đoạn này, các tác giả tập trung chủ yếu vào những định hướng cải tiến PPDH. Một số tác giả đã nghiên cứu một số PPDH mới ở nước ngoài như: tác giả Lê Nguyên Long nghiên cứu về dạy học nêu vấn đề, tác giả Dương Trọng Bái nghiên cứu về dạy học chương trình hóa…

[3].

Giai đoạn từ 1976 -1985, định hướng nghiên cứu các PPDH phát huy tính tích cực của HS tiếp tục phát huy và đạt một trình độ nhất định. Một số luận điểm có tính phương pháp luận định hướng cho việc sử dụng PPDH đã được nghiên cứu và xác định. Ngoài hướng tiếp tục cải tiến các PPDH, một số tác giả đã đề xuất những PPDH có ưu thế phát huy tính tích cực học tập của HS [3].

Giai đoạn từ 1986 đến nay, thành tựu nổi bật nhất trong thời kì này là đề xuất và làm rõ về mặt lý luận đổi mới PPDH. Dựa trên kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước, vấn đề đổi mới PPDH được nghiên cứu trên nhiều bình diện:

Phân tích những “lực cản” trong thực tiễn đang cản trở đổi mới PPDH (tác giả Nguyễn Vinh Hiển), đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH (tác giả Mai Văn Hưng, Hoàng Trường Kì), nghiên cứu cải tiến các PPDH truyền thống (tác giả Khánh Dương, Lê Thanh Oai)…[3] Việc nghiên cứu và vận dụng PPDH phát huy tính tích cực học tập của HS đã được triển khai trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Vấn đề tích hợp và phân hóa trong dạy học cũng đã được chú ý nhiều. Tích hợp và phân hóa trong dạy học được nghiên cứu trên bình diện phương pháp và tổ chức dạy học. Các PPDH truyền thống được nghiên cứu cải tiến, trên cơ sở phát huy cao nhất tính tích cực học tập của HS, một số PPDH hiện đại cũng được nghiên cứu vận dụng vào Việt Nam [14].

Ngoài ra, một số luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, chuyên ngành Quản lí giáo dục cũng đã quan tâm đến vấn đề quản lí đổi mới PPDH như:

Tác giả Châu Thị Hoàng với đề tài “Thực trạng quản lí việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường THCS, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh” (2009).

Tác giả Nguyễn Thị Tân Lương với đề tài “Thực trạng và các biện pháp quản lí việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở các trường THPT tại Quận 11 TP HCM” (2010).

Tác giả Bùi Hồng Dung với đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh ở các trường THPT tại Quận 6, TP Hồ Chí Minh” (2011).

Những luận văn này đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học dưới những góc độ khác nhau.

Nhờ đó, vấn đề quản lí đổi mới PPDH ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn, đặt đúng vị trí của nó, góp phần vào kho tàng lý luận cũng như thực tiễn giáo dục Việt Nam.

Tuy nhiên, đa số các đề tài chỉ nghiên cứu quản lí hoạt động dạy học, quản lí đổi mới PPDH chung trong nhà trường, hoặc là đổi mới PPDH môn Tiếng Anh mà chưa có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu môn Ngữ văn. Đặc biệt là chưa có đề tài nào nghiên cứu việc quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn trên địa bàn TP Bến Tre.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)