CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PH Ố BẾN TRE
3.2. H ệ thống biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông
3.2.3. Nhóm bi ện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Các điều kiện hỗ trợ có vai trò cần thiết cho quá trình sư phạm, cho hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Quản lí các điều kiện hỗ trợ (các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, môi trường sư phạm) nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn, làm cho quá trình giáo dục sinh động và hiệu quả hơn. Trong đó, GV Ngữ văn là người trực tiếp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của dân tộc, của đất nước, là người thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn hướng HS tới việc học tập chủ động, đảm bảo quyết định chất lượng giáo dục. Vì thế, việc tạo động lực cho GV Ngữ văn nhằm kích thích tinh thần làm việc, động viên, thúc đẩy GV hoàn thành tốt hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn, tạo thành một tập thể sư phạm gắn kết, một tổ chức đồng thuận cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Ngữ văn bao gồm các nội dung như: Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cần phối hợp thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn; CSVC - PTDH, thiết bị giáo dục, môi trường sư phạm phải được đảm bảo để GV có thể thực hiện tốt đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Cụ thể là CSVC - PTDH phải phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn, phù hợp với đối tượng HS, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm và tính kinh tế. Ngoài ra, việc tạo động lực cho GV
Ngữ văn thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng.
CBQL nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV hoàn thành nhiệm vụ thông qua việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, công bằng, có các chính sách... thúc đẩy động cơ làm việc của GV Ngữ văn.
- Tăng cường quản lí việc đầu tư, khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC – PTDH phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn một cách có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiếu thốn CSVC – PTDH đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn của GV và quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn của CBQL. Vì vậy, việc phát huy các nguồn lực hiện có bằng cách khai thác, sử dụng và bảo quản một cách hiệu quả và tăng cường tranh thủ sự đầu tư từ các lực lượng giáo dục là biện pháp cần thiết hiện nay.
- Tăng cường các biện pháp xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực để phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Các biện pháp xã hội hóa được thực hiện như: Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn; Huy động xã hội tham gia vào quá trình sư phạm (xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn, góp ý về nội dung, PPDH, tham gia vào tổ chức, thực hiện các hoạt động tham quan, ngoại khóa của môn Ngữ văn...); Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực). Trong đó, việc huy động nguồn kinh phí cho hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT được quan tâm và thực hiện. Cụ thể là huy động nguồn tài chính nhằm trang bị, bổ sung PTDH, phục vụ cho đổi mới PPDH môn Ngữ văn được tốt hơn.
- Xây dựng phòng bộ môn, câu lạc bộ Ngữ văn để tạo môi trường sư phạm tốt cho GV, HS thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Hoạt động này, một mặt giúp HS có hứng thú hơn khi học tập môn Ngữ văn, một mặt giúp
tăng cường mối quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò để cả hai có thể hiểu nhau nhiều hơn, tạo nên bầu không khí thân thiện trong nhà trường.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn, nhân rộng những tấm gương điển hình. Hoạt động này nhằm nghiên cứu và phát huy những kinh nghiệm đã có tại đơn vị, giúp các thành viên trong tổ Ngữ văn học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích. Bên cạnh đó, biểu dương các tấm gương điển hình để nhân rộng ra là việc làm ý nghĩa, thúc đẩy mọi người cùng cố gắng.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho GV Ngữ văn. Nhà quản lí cần có những hành động cụ thể để động viên GV công tác tốt (hỗ trợ về việc sắp xếp thời gian cho GV có con nhỏ; động viên, thăm hỏi các gia đình GV gặp khó khăn...). Đây là một trong những biện pháp khuyến khích nhằm phát huy sức mạnh về nhân lực của nhà trường.
- Tổ chức phong trào thi đua, kích thích GV tự khẳng định mình trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Thi đua là hình thức tạo động lực hiệu quả, thúc đẩy GV cố gắng hăng hái vươn lên và lôi cuốn cả những người khác cùng vươn lên, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong tập thể sư phạm để giành lấy những thành tích xuất sắc cho cá nhân và tập thể, đồng thời GV có thể rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn của mình, qua đó cũng hình thành các mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các GV. Để phong trào thi đua phát huy được sức mạnh, cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, minh bạch thì sẽ thúc đẩy được GV.
- Quan tâm đúng mức cả 3 giai đoạn thi đua: phát động, thực hiện và đánh giá, chú trọng tính công bằng và khách quan trong đánh giá. Ba giai đoạn của thi đua thể hiện một quá trình nỗ lực của tập thể, phát động thi đua rộng rãi, thực hiện thi đua nhiệt tình, đánh giá thi đua công bằng, khách quan
sẽ huy động được sức mạnh tập thể, tránh được tình trạng rơi vào thi đua hình thức, sai mục đích.
- Đa dạng hóa hình thức khen thưởng cá nhân và tập thể thực hiện tốt đổi mới PPDH môn Ngữ văn, chú ý đến động cơ và phương thức khen thưởng để đạt hiệu quả. Khen thưởng là phương pháp kích thích sư phạm bằng cách khẳng định và biểu dương thành tích, kết quả của GV đạt được nhằm tạo cảm giác vui sướng, phấn khởi, làm cho họ có tâm lý tích cực, tin vào sức mình để nỗ lực thực hiện nhiệm vụ. CBQL cần quan tâm đến cả “khen” và “thưởng”, khuyến khích GV thực hiện tốt đổi mới PPDH môn Ngữ văn bằng cả vật chất và tinh thần, chú ý đến cả “cách cho” và “của cho”, sao cho tương xứng với thành tích đạt được. Bên cạnh đó, lưu ý đến động cơ làm việc của từng cá nhân để có thể lựa chọn hình thức khen thưởng nào chiếm ưu thế hơn.
- Có các biện pháp trách phạt cá nhân và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn, chú trọng tính công bằng, khách quan và phải đúng mức. Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, phê phán những hành vi chưa đúng. Hiện nay, các biện pháp trách phạt cá nhân và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn ít được triển khai thực hiện ở các trường THPT, đa số các trường chỉ dừng lại ở mức động viên, nhắc nhở riêng vì e ngại tâm lý dễ tự ái của GV. Tuy nhiên, có khen thưởng thì phải có trách phạt mới tạo được sự công bằng trong tập thể. Vì vậy, các trường nên cân nhắc nhiều hơn đến việc sử dụng các biện pháp trách phạt cá nhân và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn, tùy theo văn hóa tổ chức của từng trường.
- Theo dõi chuyển biến của đối tượng bị trách phạt để có biện pháp động viên phù hợp. Sau khi áp dụng các biện pháp trách phạt cá nhân và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ
văn, CBQL cần theo dõi chuyển biến của đối tượng bị trách phạt để có biện pháp động viên phù hợp. Bởi trách phạt nhằm mục đích giúp đối tượng nhận ra những hạn chế và nỗ lực, cố gắng hơn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, chứ không phải là triệt tiêu hết động lực, gây áp lực tinh thần cho đối tượng.