CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP D ẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2. Khái ni ệm cơ bản
1.2.1. Quản lí, quản lí trường học 1.2.1.1. Quản lí
Thuật ngữ “quản lí” gồm hai quá trình tích hợp nhau: quá trình “quản”
là coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định và quá trình “lý” gồm sửa sang sắp xếp, đổi mới hệ thống vào thế phát triển. Vì vậy, “quản” phải đi đôi với “lý” để hệ thống ổn định và phát triển phù hợp [2].
Theo quan điểm điều khiển học và lý thuyết hệ thống: quản lí là phương thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lí lên hệ thống bao gồm hệ thống các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính hợp lý của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt mục tiêu [29].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29].
Theo tác giả Trần Kiểm thì quản lí là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích), có tổ chức, có lựa chọn trong số tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định [18].
Như vậy, dù có cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng khái niệm quản lí vẫn bao hàm ý nghĩa chung, đó là:
Quản lí là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, có mục tiêu của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí thông qua các cơ chế quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả, tối ưu các nguồn lực của hệ thống và các cơ hội mà hệ thống có được để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
1.2.1.2. Quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động giáo dục của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất [18].
1.2.1.3. Quản lí trường học
Quản lí trường học là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí trường học đến các hoạt động trong nhà trường do tập thể GV, viên chức, HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.2.2. Quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn
Hoạt động dạy học là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa GV và HS, trong đó, dưới tác động chủ đạo của GV, HS tự giác tích cực, chủ động chiếm lĩnh hệ thống tri thức khoa học kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách.
Hoạt động dạy học có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
- Dạy học là một hoạt hoạt động kép gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Trong đó, GV giữ vai trò chủ đạo, dạy hướng đến học, dạy thúc đẩy học và làm cho học thành công; HS giữ vai trò chủ động, tự giác tích cực, độc lập và sáng tạo.
- Hai hoạt động dạy và học tồn tại trong sự thống nhất và tương tác lẫn nhau.
- Hai hoạt động dạy và học cùng hướng đến thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học.
Quản lí hoạt động dạy học là những tác động của chủ thể quản lí trường học vào hoạt động dạy học được tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
Như vậy, quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn là những tác động của chủ thể quản lí trường học vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn được tiến hành bởi GV Ngữ văn, HS và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của môn Ngữ văn.
- Chủ thể quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn.
- Đối tượng quản lí: Hoạt động dạy của GV Ngữ văn và hoạt động học Ngữ văn của HS.
- Mục đích quản lí hoạt động dạy học môn Ngữ văn: Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của môn Ngữ văn.
1.2.3. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của GV và HS trong hoạt động dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Phương pháp dạy học có 4 đặc điểm cơ bản: PPDH là sự thống nhất biện chứng giữa cách thức hoạt động của GV và cách thức hoạt động tương ứng của HS;
PPDH có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố trong hoạt động dạy học, đặc biệt là với mục tiêu và nội dung dạy học; PPDH vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan; PPDH có tính đa cấp, đa dạng [14].
Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức tiến hành đổi mới PPDH, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai PPDH trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Như vậy, đổi mới PPDH môn Ngữ văn thực chất là đổi mới cách thức tiến hành đổi mới PPDH môn Ngữ văn, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai PPDH môn Ngữ văn trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.
Quản lí đổi mới PPDH môn Ngữ văn là những tác động của chủ thể quản lí trường học vào hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Ngữ văn góp phần hình và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.